Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Bình Minh (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy nêu vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta? ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội và quốc phòng?
Câu 2 : (2,0 điểm)
Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a) Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta.
b) Cho biết sự thất thường trong chế độ nhiệt của khí hậu nước ta chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao?
Câu 3: (2,0 điểm)
Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy phân tích chế độ mưa ở nước ta? Những thuận lợi và khó khăn do chế độ mưa gây ra cho các ngành kinh tế.
Câu 4: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một thành phố nước ta.
ĐỀ UBND HUYỆN KINH MÔN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH GIỎI Môn: Địa lý .lớp 8 Năm học 2015-2016 ( Thời gian làm bài 120 phút ) Câu 1: (3,0 điểm) Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy nêu vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta? ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội và quốc phòng? Câu 2 : (2,0 điểm) Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a) Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta. b) Cho biết sự thất thường trong chế độ nhiệt của khí hậu nước ta chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao? Câu 3: (2,0 điểm) Dựa vào át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy phân tích chế độ mưa ở nước ta? Những thuận lợi và khó khăn do chế độ mưa gây ra cho các ngành kinh tế. Câu 4: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một thành phố nước ta. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ ( 0C ) 20,0 20,9 23,1 26,0 28,3 29,3 29,4 28,9 27,1 25,1 23,1 20,8 Lượng mưa (mm) 161,3 62,6 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3 104,0 473,4 795,6 580,6 297,4 a. Dựa vào bảng thống kê trên hãy vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của thành phố trên. b. Thành phố trên thuộc miền khí hậu nào của nước ta? c. Dựa vào bảng số liệu trên để phân tích những đặc điểm chính của miền khí hậu đó đồng thời giải thích về chế độ nhiệt và chế độ mưa? (Thí sinh được sử dụng át lát địa lý Việt Nam để làm bài) ĐỀ UBND HUYỆN KINH MÔN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH GIỎI Môn: Địa lý .lớp 8 Năm học 2015-2016 Câu Nội dung cần đạt Điểm 3đ a. Vị trí địa lý: - Vị trí tiếp giáp: + Phía bắc giáp: Trung Quốc + Phía tây giáp: Lào, Cam-pu-chia + Phía đông giáp: Biển Đông + Phía bắc giáp: Biển Đông và Vịnh Thái Lan - Giới hạn điểm cực: + Phần đất liền: . Điểm cực Bắc: vĩ độ 23023’ B: xã Lũng Cú- huyện Đồng Văn- tỉnh Hà Giang. . Điểm cực Nam: vĩ độ 8034’B : xã Đất Mũi- huyện Ngọc Hiển- tỉnh Cà Mau. . Điểm cực Tây: KĐ102009’Đ: xã Sín Thầu- huyện Mường Nhé- tỉnh Điện Biên. . Điểm cực Đông: KĐ109024’Đ:xã Vạn Thạnh- huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hoà. + Phần biển: - Tại biển Đông các đảo kéo dài tới vĩ độ 6050’B và từ khoảng kinh độ 1010Đ - khoảng 117020’Đ. -Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, nằm trong múi giờ thứ 7. b. Phạm vi lãnh thổ: . Vùng đất: -Diện tích 329 247km2 với chiều dài đường biên giới 4600km và đường bờ biển dài 3200km từ Móng Cái đến Hà Tiên. . Vùng biển: - Nằm phía Đông lãnh thổ diện tích gần 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Nước ta có chung biển Đông với Trung Quốc, các nước đông nam Á, Cam Pu Chia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Singapo, Philippin, Brunây. .Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn độ cao được tính từ vùng đất, vùng biển và không gian của các đảo. c. Ý nghĩa của vị trí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam: * ý nghĩa tự nhiên: - Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Vị trí địa lý là điều kiện để nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú. - Vị trí và lãnh thổ nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên. - Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới. * Về kinh tế: - Vị trí địa lý thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. * Về văn hoá- xã hội: - Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực. * Về quốc phòng- an ninh: - Nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng ĐNA, Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2(2đ) a) Biểu hiện của tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta + Tính chất nhiệt đới: Nguồn nhiệt năng to lớn, số giờ nắng 1400 – 3000 giờ trong một năm; nhiệt độ trung bình năm > 210C nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. + Tính chất gió mùa: Chia hành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió: Mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam + Tính chất ẩm: Lượng mưa lớn 1500 – 2000 mm; độ ẩm không khí cao > 80% + Giải thích: Do vị trí địa lý, vai trò của Biển Đông. b) Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở - Miền Bắc - Vì: Vào mùa đông, miền Bắc nằm trong phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc (lạnh khô) từ lục địa Bắc Á di chuyển tới => có một mùa đông lạnh => nhiệt độ thấp. Trái lại, mùa hạ nóng ẩm ( mùa thịnh hành của hướng gió Tây Nam, tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ thổi theo hướng Đông Nam). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 3(2đ) a. Phân tích chế độ mưa ở nước ta: - Lượng mưa ở nước ta khá lớn: TB từ 1500- 2000mm. - Có sự phân hoá theo không gian: Nơi mưa nhiều ở Bắc Quang( Hà Giang); Hoàng Liên Sơn( Lào Cai); nơi mưa ít ở Ninh Thuận, Bình Thuận... - Có sự phân hoá theo mùa: + Mùa mưa từ tháng 5- tháng 10 tổng lượng mưa lớn: Trung bình từ 1500-2000mm. Mùa khô từ tháng 11- tháng 4 tổng lượng mưa dưới 1000mm. - Miền Bắc và miền Nam mưa nhiều vào mùa hè, miền Trung mưa nhiều vào Thu đông. b. Những thuận lợi và khó khăn do chế độ mưa gây ra cho các ngành kinh tế: - Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho các ngành kinh tế hoạt động: Nông nghiệp, công nghiệp... - Mưa tập trung vào mùa hè gây thừa nước, lũ lụt, mùa khô gây thiếu nước. - Các trung tâm mưa lớn như: Hà Giang, Lào Cai, Huế, Quảng Nam... gây lũ lớn cho các dòng sông(sông Lô, sông Thu Bồn...). 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 4(3đ) a. Vẽ biểu đồ chính xác, đẹp có đầy đủ chú thích và tên biểu đồ. b. hành phố trên thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn của nước ta. c. Những đặc điểm chính của khí hậu Đông Trường Sơn thể hiện trong bảng số liệu: * Đặc điểm: - Mùa đông tương đối lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ thấp nhất); mùa mưa lệch hẳn về thu đông (tháng 8 đến tháng 1 năm sau lượng mưa lớn nhất) - Mùa hạ nóng (nhiệt độ cao), đầu mùa hạ (tháng 5,6,7) có mưa ít. * Giải thích: - Mùa đông tương đối lạnh và mưa nhiều là do gió mùa ĐB qua vịnh BB trở nên lạnh và ẩm ướt, gây mưa nhiều cho miền khí hậu Đông Trường Sơn (nằm ở vị trí sườn đón gió mùa ĐB). Từ tháng 8 trở đi miền này mưa nhiều là do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão từ Biển Đông vào. - Mùa hạ nóng, khô là do tác động của gió mùa TN vượt dãy Trường Sơn biến tính thành gió phơn khô nóng đối với miền này (nằm ở vị trí sườn khuất gió mùa TN) 1,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_8_nam.doc