Đề thi KSCL học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Đề 1+2 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Huyện Cẩm Xuyên (Có đáp án)

Câu 1 (4,0 điểm):

a) Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập của Men Den.

b) Ở một loài thực vật, gen B quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hoa trắng. Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng. Hãy cho biết tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 như thế nào? (Cho biết các gen nằm trên các NST thường khác nhau)

Câu 2 (2,5 điểm):

a. Hãy nêu kết quả và ý nghĩa của quá trình giảm phân.

b. Ở Ngô 2n = 20. Một tế bào của Ngô đạng ở kỳ sau của giảm phân II. Em hãy cho biêt số NST đơn trong tế bào đó bằng bao nhiêu?

Câu 3 (3,5 điểm):

Một gen của một loài sinh vật có 3000 nuclêotit, trong đó nuclêotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen.

a. Hãy tính chiều dài và chu kỳ xoắn của gen.

b. Nếu khi bị đột biến, gen đột biến có A = T = 899 nuclêotit, G = X = 601 nuclêotit. Đây là dạng đột biến gì? (Biết rằng đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit).

Hết

 

doc3 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi KSCL học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Đề 1+2 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Huyện Cẩm Xuyên (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề 01
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: SINH HỌC – Lớp 9 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
 
 Câu 1 (4,0 điểm): 
Phát biểu nội dung quy luật phân ly của Men Den.
Ở một loài thực vật, gen T quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với gen t quy định tính trạng thân thấp. Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp. Hãy cho biết tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 như thế nào? (Cho biết các gen nằm trên các NST thường khác nhau)
Câu 2 (2,5 điểm): 
Hãy nêu kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
Ở Gà 2n = 78. Một tế bào của Gà đạng ở kỳ sau của quá trình nguyên phân. Em hãy cho biêt số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu?
Câu 3 (3,5 điểm): 
Một gen của một loài sinh vật có 2000 nuclêotit, trong đó nuclêotit loại A chiếm 20% tổng số nucleotit của gen.
 Hãy tính chiều dài và chu kỳ xoắn của gen.
 Nếu khi bị đột biến, gen đột biến có A = T = 401 nuclêotit, G = X = 599 nuclêotit. Đây là dạng đột biến gì? (Biết rằng đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit).
Hết
Họ và tên thí sinh: .
Số báo danh: ..
Mã đề 02
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: SINH HỌC – Lớp 9 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
 
 Câu 1 (4,0 điểm): 
Phát biểu nội dung quy luật phân ly độc lập của Men Den.
Ở một loài thực vật, gen B quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hoa trắng. Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng. Hãy cho biết tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 như thế nào? (Cho biết các gen nằm trên các NST thường khác nhau)
Câu 2 (2,5 điểm): 
Hãy nêu kết quả và ý nghĩa của quá trình giảm phân.
Ở Ngô 2n = 20. Một tế bào của Ngô đạng ở kỳ sau của giảm phân II. Em hãy cho biêt số NST đơn trong tế bào đó bằng bao nhiêu?
Câu 3 (3,5 điểm): 
Một gen của một loài sinh vật có 3000 nuclêotit, trong đó nuclêotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen.
 Hãy tính chiều dài và chu kỳ xoắn của gen.
 Nếu khi bị đột biến, gen đột biến có A = T = 899 nuclêotit, G = X = 601 nuclêotit. Đây là dạng đột biến gì? (Biết rằng đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit).
Hết
Họ và tên thí sinh: .
Số báo danh: ..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL HỌC KỲ I 
 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: SINH HỌC – Lớp 9 
Câu
Đề 01
Điểm
1
(4,0đ)
a. Nội dung quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
b. Cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng thân cao là TT hoặc Tt.
 Cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng thân thấp là tt.
Sơ đồ lai: 
 P (T/C); Thân cao x Thân thấp
 TT tt
 GP T t
 F1: Tt (100% Thân cao)
 F1 x F1 Tt x Tt 
 GF1 ½ T; ½ t ½ T; ½ t 
 F2 : ¼ TT; ¼ Tt; ¼ ¼ Tt; ¼ tt 
Tỉ lệ kiểu gen ở F2: ¼ TT; 2/4 Tt; ¼ tt
Tỉ lệ kiểu hình ở F2: ¾ thân cao; ¼ thân thấp. 
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
2

a. Kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
- Kết quả: Từ một tế bào mẹ mang NST lưỡng bội (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ (mạng bộ NST lưỡng bội (2n)).
- Ý nghĩa: 
+ Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên được là nhờ quá trình nguyên phân.
+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cơ thể và qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản vô tính.
b. Một tế bào Gà đang ở kỳ sau của nguyên phân, số NST trong tế bào đó bằng: 156 NST.
2,5
1,0
0,5
0,5
0,5
3

a. LADN = N/2 x 3,4 = 2000 : 2 x 3,4 = 3400 (Ao)
 Chu kỳ xoắn C= 2000 : 20 = 100 (chu kỳ xoắn) (Hoặc 3400 : 34=100)
b. Số nuclêotit từng loại: 
A = T = 2000 x 20% = 400 (Nu); G = X = (2000-400.2) : 2 = 600 (Nu)
- Khi bị đột biến, gen đột biến có A= T= 401 Nu, G= X=599 Nu, đây là dạng đột biến thay thế 1cặp Nu (Thay thể cặp G-X bằng cặp A-T)
3,5
0,75
0,75
1,0
1,0

File đính kèm:

  • docde_thi_kscl_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_de_12_nam_hoc_2015_2.doc
Giáo án liên quan