Đề thi KSCL học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Đề chẵn+lẻ - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Huyện Cẩm Xuyên (Có đáp án)

Đề lẻ

 Câu 1: (2,0 điểm)

Viết các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa sau:

 Al---> AlCl₃ ---> Al(NO₃)₃ ---> Al(OH)₃ ---> Al₂O₃

Câu 2: (3,0 điểm)

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:

H₂SO₄; HCl; NaCl; NaOH.

Câu 3: (3,0 điểm)

 Cho m gam Zn phản ứng hết với dung dịch axit HCl 1M (vừa đủ). Sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí H₂ (ở đktc).

a. Viết phương trình phản ứng hóa học .

b. Tính khối lượng Zn đã phản ứng (m).

c. Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng.

Câu 4: (2,0 điểm)

 Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Fe và Al phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và thấy có 5,6 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra.

a. Viết phương trình hóa học.

b. Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

c. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Tính a.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi KSCL học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Đề chẵn+lẻ - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Huyện Cẩm Xuyên (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Hóa học – Lớp 9 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
 
Đề chẵn
 Câu 1: (2,0 điểm) 
( 2)
(1)
(4)
(3)
Viết các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa sau:
Fe Cl3 Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe 
Câu 2: (3,0 điểm) 
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: 
 KOH; K2SO4; HCl; KCl.
Câu 3: (3,0 điểm) 
 Cho m gam Mg phản ứng hết với dung dịch axit HCl 2M (vừa đủ). Sau phản ứng thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc).
 Viết phương trình phản ứng hóa học .
 Tính khối lượng Mg đã phản ứng (m).
Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng.
Câu 4: (2,0 điểm) 
 Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Fe và Al phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và thấy có 5,6 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra. 
Viết phương trình hóa học.
Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Tính a.
Cho biết: H = 1; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl =35,5; Fe = 56; Zn = 65.
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Hóa học – Lớp 9 
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
 
Đề lẻ
 Câu 1: (2,0 điểm) 
(1)
(4)
(3)
( 2)
Viết các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa sau:
 Al AlCl3 Al(NO3)3 Al(OH)3 Al2O3 
Câu 2: (3,0 điểm) 
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: 
H2SO4; HCl; NaCl; NaOH.
Câu 3: (3,0 điểm) 
 Cho m gam Zn phản ứng hết với dung dịch axit HCl 1M (vừa đủ). Sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (ở đktc).
a. Viết phương trình phản ứng hóa học .
b. Tính khối lượng Zn đã phản ứng (m).
c. Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng.
Câu 4: (2,0 điểm) 
 Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Fe và Al phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và thấy có 5,6 lít khí H2 (ở đktc) thoát ra. 
Viết phương trình hóa học.
Tính thành phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Tính a.
Cho biết: H = 1; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl =35,5; Fe = 56; Zn = 65.
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL HỌC KỲ I 
 NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Hóa học – Lớp 9 

Câu
Đề chẵn
Đề lẻ
Điểm
1

Viết và cân bằng đúng mỗi phương trình (0,5 đ/PTHH)

Viết và cân bằng đúng mỗi phương trình (0,5 đ/PTHH)
2,0
2

-Trích mẫu thử và đánh dấu.
Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Nhóm quỳ đỏ, là HCl.
+ Quỳ không đổi màu là K2SO4 và KCl (muối).
+ Quỳ hóa xanh là KOH.
- Cho dung dịch BaCl2 vào nhóm (M)
+ Xuất hiện kết tủa trắng là K2SO4,
 còn lại là KCl.
PTHH: 
K2SO4+BaCl2→BaSO4↓+2KCl

-Trích mẫu thử và đánh dấu.
Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Quỳ hóa đỏ là HCl và H2SO4 (Ax) 
+ Quỳ không đổi màu là NaCl .
+ Quỳ hóa xanh là NaOH.
- Cho dung dịch BaCl2 vào nhóm (Ax)
+ Xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4,
 còn lại là HCl.
PTHH: 
H2SO4+BaCl2→BaSO4↓+2HCl
3,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3

 PTHH: 
 Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1) 
b. Tính được số mol H2 là 0,2 mol,
Số mol Mg là 0,2 mol, 
khối lượng Mg là 4,8 gam.
c. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng cho phản ứng:
nHCl =0,4 mol,
VHCl = 0,2 lít.

PTHH: 
 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1) 
b. Tính được số mol H2 là 0,2 mol,
Số mol Mg là 0,2 mol, 
khối lượng Mg là 4,8 gam.
c. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng cho phản ứng:
nHCl =0,4 mol,
VHCl = 0,2 lít.
3,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
 
Viết đúng 2 PTHH:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1)
2Al +3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
b. Tính đúng	 thành phần % khối lượng mỗi kim loại là: 
%Fe = 67,47%
%Al = 32,53%
c. Tính chất rắn sau khi nung chỉ là Fe2O3 = 8, 0 gam.
 
Viết đúng 2 PTHH:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1)
2Al +3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
b. Tính đúng	 thành phần % khối lượng mỗi kim loại là: 
%Fe = 67,47%
%Al = 32,53%
c. Tính chất rắn sau khi nung chỉ là Fe2O3 = 8, 0 gam.
2,0
0,25
0,25
0,5
0,5
0, 5

File đính kèm:

  • docde_thi_kscl_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_de_chanle_nam_hoc_201.doc
Giáo án liên quan