Đề thi kiểm tra học kỳ I môn thi Ngữ văn – lớp 8

I/ TRẮC NGHIỆM : ( 3.0 điểm – 12 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm )

 Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái câu đúng nhất.

Câu 1 : Tác giả của truyện ngắn Lão Hạc là ai ?

 A. Ngô Tất Tố C. Thanh Tịnh

B. Nguyên Hồng D. Nam Cao

Câu 2 : Văn bản Trong lòng mẹ trích từ chương mấy của cuốn hồi kí Những ngày thơ ấu của

 Nguyên Hồng ?

A. Chương IV C. Chương VI

B. Chương V D. Chương VII

Câu 3 : An-đéc-xen là nhà văn người nước nào ?

A. Tây Ban Nha C. Đan Mạch

B. Pháp D. Hoa kì

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ I môn thi Ngữ văn – lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi : NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
 I/ MỤC TIÊU:
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học
 kỳ I, môn Ngữ văn lớp 8. 
 - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8
 học kỳ I theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc
 - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
 II/ HÌNH THỨC:
- Hình thức : Kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Cách thức tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 90 phút.
 III/ THIẾT LẬP MA TRẬN :
 1/ Liệt kê và chọn các đơn vị bài học của các phân môn :
 Phần văn
 (1) Truyện kí Việt Nam : Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.
 (2) Truyện nước ngoài : Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng
 (3) Văn bản nhật dụng : Bài toán dân số 
 Tiếng Việt 
 - Trường từ vựng
 - Từ tượng hình, từ tượng thanh
 - Trợ từ, thán từ, tình thái từ
 - Nói quá, nói giảm nói tránh 
 - Câu ghép
 - Dấu ngoặc đơn
 Làm văn
 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Văn thuyết minh ( Thuyết minh một thứ đồ dùng )
 2/ Xây dựng khung ma trận :
*PHẦN TRẮC NGHIỆM :
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Phần Văn
- Lão Hạc
- Trong lòng mẹ
- Cô bé bán diêm
- Chiếc lá cuối cùng
- Bài toán dân số 
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
Cộng số câu
4 câu
1 câu
5 câu
Phần Tiếng Việt
- Từ tượng hình
- Từ tượng thanh
- Trợ từ
- Thán từ 
- Nói giảm nói tránh 
- Câu ghép
- Dấu ngoặc đơn 
1 câu 
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
1 câu
Cộng số câu
2 câu
5 câu
7 câu
Tổng số câu
6 câu
6 câu
12 câu
Số điểm
1.5 điểm
1.5 điểm
3.0 điểm
*PHẦN TỰ LUẬN :
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng 
cao
Cộng
Phần văn 
Tức nước vỡ bờ
Phần Làm văn 
Văn thuyết minh
Câu 1
Câu 2
1 câu
1 câu
Cộng số câu
1 câu
1 câu
 2 câu
Số điểm
2.0 điểm
5.0 điểm
7.0 điểm
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi : NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian : 90 phút
I/ TRẮC NGHIỆM : ( 3.0 điểm – 12 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm )
 Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái câu đúng nhất.
Câu 1 : Tác giả của truyện ngắn Lão Hạc là ai ?
	A. Ngô Tất Tố	 	 C. Thanh Tịnh 
B. Nguyên Hồng	 	 D. Nam Cao 
Câu 2 : Văn bản Trong lòng mẹ trích từ chương mấy của cuốn hồi kí Những ngày thơ ấu của
 Nguyên Hồng ?
A. Chương IV	 C. Chương VI
B. Chương V	 D. Chương VII
Câu 3 : An-đéc-xen là nhà văn người nước nào ?
A. Tây Ban Nha	 C. Đan Mạch
B. Pháp 	 D. Hoa kì
Câu 4 : Văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri thuộc thể loại nào ? 
A. Truyện dài	 C. Tiểu thuyết
 	B.Truyện ngắn	 	 D. Hồi kí
Câu 5 : Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng ?	
A. Bài toán dân số	 C. Cô bé bán diêm
B. Tức nước vỡ bờ	 	 D. Tôi đi học
Câu 6 : Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình ?
A. vui vẻ	 C. móm mém	
B. ái ngại	 	 D. xót xa
Câu 7 : Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh ?
A. lấp lánh	 	 C. thướt tha
B. lộp độp	 D. xộc xệch	
Câu 8 : Các câu sau đây đều có từ ngay, cho biết từ ngay nào là trợ từ ? 
A. Ăn ngay nói thật mọi tật tốt lành. 	 C. Ngay cả tôi cũng không biết đến việc này. 
B. Cây ngay không sợ chết đứng.	 D. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối.
Câu 9 : Trong các câu sau, câu nào có dùng thán từ ?
A. Cho tôi chơi với !	 C. Quê hương ta đẹp thay ! 
B. Bạn đi đi !	 D. Dạ, con đi ngay.
Câu 10 : Trong các câu trích trong truyện Lão Hạc sau đây, câu nào có dùng phép nói giảm
 nói tránh ?
 A. Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ ! 	 C. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. 
B. Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.	 D. Nhưng nói ra làm gì nữa !
Câu 11 : Dấu ngoặc đơn dùng trong câu sau đây có công dụng gì ?
 Tiểu thuyết Tắt đèn ( gồm 26 chương ) là tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố. 
A. Đánh dấu phần quan trọng.	 C. Đánh dấu phần thuyết minh.
B. Đánh dấu phần giải thích.	 D. Đánh dấu phần bổ sung.
Câu 12 : Cho biết quan hệ ý nghĩa của câu ghép sau :
 Tuy nhà ở xa trường nhưng bạn ấy luôn đi học đúng giờ.
A. Quan hệ tăng tiến	 C. Quan hệ nguyên nhân
B. Quan hệ tương phản	 D. Quan hệ điều kiện
II/ TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm)
Câu 1 : Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 dòng tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất
 Tố ( 2.0 điểm)
Câu 2 : Thuyết minh về một đồ dùng trong nhà em. ( 5.0 điểm) 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn NGỮ VĂN – LỚP 8
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3.0 điểm – 12 câu , mỗi câu đúng 0,25 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
A
C
B
A
C
B
C
D
A
D
B
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7.0 điểm)
Câu 1 : HS viết được một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 dòng tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của
 Ngô Tất Tố.( 2.0 đ )
Đoạn văn viết đúng theo yêu cầu từ 5 đến 10 dòng. ( 0,5 điểm )
Tóm tắt được 3 ý sau đây ( mỗi ý 0,5 điểm = 1,5 điểm )
+ Anh Dậu sau khi được tha về người rũ như xác chết. Được bà lão láng giềng cho bát gạo, chị Dậu vội nấu cháo rồi bưng ra đúc cho chồng ăn. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã xông vào nhà đòi tiền sưu của chú Hợi đã chết từ năm ngoái.
+ Chị Dậu hết lời van xin nhưng tên cai lệ không nghe mà còn đánh chị và cứ sấn tới bắt trói anh Dậu.
+ Tức quá, chị đã liều mạng cự lại và đánh nhau với chúng và cuối cùng chị đã chiến thắng một cách vẻ vang.
Câu 2 : ( 5.0 đ ) HS làm được bài văn thuyết minh về một đồ dùng trong nhà.
 I. Tinh thần chung:
 1. Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản, học sinh có thể nêu
 ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá.
 2. Trân trọng, khuyến khích đối với các bài hay, sáng tạo .
 II. Yêu cầu cụ thể:
1. Về hình thức : ( 1.0 điểm )
+ Bài viết trình bày có bố cục 3 phần rõ ràng.
+ Trình bày, diễn đạt ý mạch lạc, ít sai chính tả, ngữ pháp.
2. Về nội dung: ( 4.0 điểm ) 
 HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song cần tập trung làm nổi bật các ý sau :
 + Mở bài : ( 0.5 đ ) Giới thiệu chung về một đồ dùng trong nhà. 
 + Thân bài : ( 3.0 đ )
Nêu nguồn gốc, hình dáng, giá cả, kích cở  của đồ dùng. ( 1.0 đ ) 
Trình bày cấu tạo, đặc điểm của đồ dùng. ( 1.0 đ )
Nêu công dụng, cách bảo quản  của đồ dùng. ( 1.0 đ )
 + Kết bài : ( 0.5 đ ) Nêu cảm nghĩ về đồ dùng.
HẾT -

File đính kèm:

  • docDe thi Ngu van 8 HK I.doc
Giáo án liên quan