Đề thi kiểm tra giữa học kì 1 năm học 2014-2015 môn Ngữ văn Lớp 6

a) HS xác định nghĩa của mỗi từ xuân:

– Từ “xuân” (1) là nghĩa gốc: chỉ mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, cây cối đâm chồi, nảy lộc.

– Từ “xuân” (2) là nghĩa chuyển: Đất nước ngày càng phát triển đi lên, chỉ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

(* HS xác định đúng mỗi câu được 0,5 điểm

* HS xác định đươc nghĩa gốc, nghĩa chuyển mà không giải thích nghĩa thì cho 1/2 số điểm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra giữa học kì 1 năm học 2014-2015 môn Ngữ văn Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Nêu khái niệm truyện ngụ ngôn?
b) Sau khi học xong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 2 (1,0 điểm):
Nêu ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh ?
Câu 3 (2,0 điểm):
a) Trong các câu sau, câu nào có từ “xuân”được dùng với nghĩa gốc, câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
b) Chỉ ra từ dùng sai trong câu văn dưới đây và sửa lại cho đúng?
Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
Câu 4 (5,0 điểm):
Đóng vai Sơn Tinh (hoặc Thuỷ Tinh) kể lại truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
——————HẾT——————
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a. HS nêu được khái niệm truyện ngụ ngôn:
– Là truyện dân gian
– Kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
– Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
– Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
(HS viết khái niệm thành câu văn, ở đây tách ý để giám khảo chấm cho thuận lợi)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. HS có thể rút ra một số bài học cho bản thân:  
– Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân
– Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. Nếu chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt, thậm chí phải đổi bằng mạng sống.
– Có ý thức học hỏi để thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh.
( Yêu cầu viết thành đoạn văn, nếu không viết đoạn thì trừ 0,25 điểm)
0,25 điểm
0,5điểm
0,25 điểm
Câu 2
(1,0 điểm)
* Nêu được ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”:
– Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
– Thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
– Chi tiết niêu cơm thần kì góp phần làm tăng sự li kì,  hấp dẫn cho câu chuyện.
* Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa. Yêu cầu viết thành đoạn văn, nếu không viết đoạn thì trừ 0,25 điểm.
0,5 điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 3
(2,0 điểm)
a) HS xác định nghĩa của mỗi từ xuân:
– Từ “xuân” (1) là nghĩa gốc: chỉ mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, cây cối đâm chồi, nảy lộc.
– Từ “xuân” (2) là nghĩa chuyển: Đất nước ngày càng phát triển đi lên, chỉ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
(* HS xác định đúng mỗi câu được 0,5 điểm
* HS xác định đươc nghĩa gốc, nghĩa chuyển mà không giải thích nghĩa thì cho 1/2 số điểm)
0,5 điểm
0,5 điểm
b) HS xác định được từ dùng sai và tìm từ thay thế:
– Từ dùng sai: linh động
– Sửa: thay từ  linh động bằng từ “sinh động”
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
(5 điểm)
a) Yêu cầu về hình thức:
– Thể loại văn tự sự (kể chuyện sáng tạo)- Đối tượng kể: Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
– Bài làm có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài
– Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, ngữ pháp
– Ngôi kể: thứ nhất, xưng “tôi” (nhập vai Sơn Tinh hoặc Thuỷ Tinh)
b) Yêu cầu về nội dung:
– Học sinh dùng lời kể của  Sơn Tinh (hoặc Thuỷ Tinh) để kể câu chuyện.
– HS biết nhập vai nhân vật để kể lại truyện, có thể thay đổi một vài chi tiết, tránh sao chép y nguyên trong SGK.
– HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần bảo đảm các nội dung chính sau:
* Mở bài: 0,5 điểm
– Sơn Tinh (hoặc Thuỷ Tinh) giới thiệu về mình
– Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện câu chuyện (Vua Hùng kén rể)
(Lưu ý: học sinh có thể kể ngược, nêu kết quả trước, diễn biến câu chuyện sau, gv đánh giá cao những cách viết sáng tạo)
* Thân bài : (4,0 điểm) Kể lại đầy đủ các sự việc chính:
– Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn. Hai chàng đều có nhiều phép lạ, ngang tài, ngang sức.
– Vua Hùng ra điều kiện kén rể (có ý thiên vị Sơn Tinh)
– Sơn Tinh đến trước được vợ, Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh
– Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút quân về.
* Kết bài: 0,5 điểm
– Kết thúc, ý nghĩa câu chuyện,  cảm xúc suy nghĩ của người kể .
* Biểu điểm:
– Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạnh đẹp
– Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp.
– Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn một số lỗi về diễn đạt.
– Điểm 1- 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
– Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
( – Nếu HS kể lại truyện như VB trong SGK dù kể đủ các sự việc cũng chỉ cho tối đa  một nửa số điểm )
* Lưu ý:  Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm, trân trọng những bài viết sáng tạo.

File đính kèm:

  • docBai_17_Kiem_tra_Tieng_Viet.doc