Đề thi kiểm định chất lượng mũi nhọn năm học 2011 - 2012 môn thi: Hóa học 8

Hỗn hợp khí A gồm CO và CH4 có thể tích 0,672 lít (đo ở đktc). Tỉ khối của hỗn hợp A so với hidro là 12. Trộn 0,672 lít hỗn hợp khí A với 4,48 lít không khí khô rồi thực hiện phản ứng đốt cháy, phản ứng xong làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước thì thu được hỗn hợp khí X. (Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi không khí khô gồm 20% thể tích là khí oxi, 80% thể tích là khí nitơ, ở điều kiện phản ứng này thì nitơ không bị cháy)

 a. Xác định phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp A.

 b. Xác định phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm định chất lượng mũi nhọn năm học 2011 - 2012 môn thi: Hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 01 trang)
PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG
ĐỀTHI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
N¨m häc 2011 - 2012
MÔN THI: HÓA HỌC 8. (Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1.( 2.0 điểm)
 	Nêu các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau và viết phương trình phản ứng để giải thích? 
a. Đốt P trong lọ đựng khí oxi có sẵn 1 ít nước cất. Sau đó đậy nút lại rồi lắc đều. Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch trong lọ.
b. Cho Zn vào dd H2SO4 loãng, dẫn khí sinh ra vào ống nghiệm chứa sẵn một ít O2. Đưa ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và mở nút.
Câu 2.(2.0 điểm)
a. Bằng cách phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí sau đựng riêng biệt trong các bình bị mất nhãn: Không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic, khí nitơ.
b. Có hỗn hợp dạng rắn gồm bột than, muối ăn, bột sắt. Bằng hiểu biết của mình, em hãy tách và thu mỗi chất ở dạng riêng biệt.
Câu 3.(2.0 điểm). Cho các axit sau đây: H3PO4, H2SO4, H2SO3, HNO3.
a. Hãy viết công thức oxit axit tương ứng với các axit trên và gọi tên oxit.
b. Hãy lập công thức của muối tạo bởi gốc axit của các axit trên với kim loại Na và gọi tên muối.
Câu 4.(2.0 điểm) 
Dẫn 17,92 lít khí hiđrô( đktc) đi qua ống đựng m (g) một oxit sắt nung nóng. Sau phản ứng thu được 2,4.1023 phân tử nước và hỗn hợp X gồm 2 chất rắn nặng 28,4 (g)
a. Tìm m?
b. Tìm công thức phân tử của oxit sắt biết trong X chứa 59,155% khối lượng Fe đơn chất.
c. Tính hiệu suất của phản ứng trên ?
Câu 5. (2.0 điểm)
Hỗn hợp khí A gồm CO và CH4 có thể tích 0,672 lít (đo ở đktc). Tỉ khối của hỗn hợp A so với hidro là 12. Trộn 0,672 lít hỗn hợp khí A với 4,48 lít không khí khô rồi thực hiện phản ứng đốt cháy, phản ứng xong làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước thì thu được hỗn hợp khí X. (Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi không khí khô gồm 20% thể tích là khí oxi, 80% thể tích là khí nitơ, ở điều kiện phản ứng này thì nitơ không bị cháy)
 	a. Xác định phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp A.
 	b. Xác định phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
(Cho H= 1; C= 12; O= 16; N= 14; Fe = 56; )
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
---------------HÕt-----------------
	Hä vµ tªn thÝ sinh:.....................................................................Sè b¸o danh:..................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
MÔN HÓA HỌC 8
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2.0 đ)
a. * Hiện tượng xảy ra
- P cháy sáng trong bình khí oxi, tạo khói màu trắng
- Khói màu trắng tan hết trong nước.
- Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt.
* PTHH: 4 P + 5O2 2P2O5
 P2O5 + 3 H2O 2 H3PO4
0,5
0,5
b. * Hiện tượng xảy ra: 
- Mẫu Zn tan dần, có bọt khí thoát ra
- Có tiếng nổ, ống nghiệm nóng và bị mờ 
* PTHH: 
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
2 H2 + O2 2 H2O
0,5
0,5
Câu 2
(2.0 đ)
a. - Đốt các khí đầu ống dẫn khí có vuốt nhọn, bình nào có khí cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, đặt tấm kính phía trên ngọn lửa thấy tấm kính bị mờ là bình khí H2: 2 H2 + O2 2 H2O
- Lấy que đóm đang cháy cho vào 4 mẫu thử còn lại:
+ mẩu thử nào làm que đóm cháy mạnh hơn là chứa khí oxi, nhận được bình oxi
+ mẫu thử mà que đóm vẫn cháy bình thường là chứa không khí, nhận được bình không khí.
+ Hai mẩu thử làm tắt que đóm đang cháy là chứa khí CO2 và N2.
- Cho 2 khí này vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong:
+ Mẫu khí nào làm nước vôi trong bị đục là chứa khí CO2 :
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
+ Mẩu còn lại không làm đục nước vôi trong là chứa khí N2
1.25
b. - Lấy nam châm hút hết bột sắt ra khỏi hỗn hợp ta thu được bột sắt.
- Cho hỗn hợp còn lại vào bình đựng nước cất, khuấy đều cho muối ăn tan hết. Bột than không tan trong nước, cho hỗn hợp chảy qua giấy lọc than bị giữ lại trên giấy lọc, thu hồi và sấy khô ta được bột than.
- Cô cạn dung dịch nước lọc thì nước bay hơi hết ta thu được muối ăn
0,75
Câu 3
(2.0 đ)
a. Công thức oxit axit tương ứng
axit
oxit axit
tên gọi oxit
H3PO4
P2O5
điphotpho pentaoxit
H2SO4
SO3
Lưu huỳnh trioxit
H2SO3
SO2
Lưu huỳnh đioxit
HNO3
N2O5
đi nitơ pentaoxit
0,5
b. Công thức, tên gọi các muối của nguyên tố Na với các gốc axit tương ứng với các axit trên:
Công thức
Tên gọi
Na3PO4
Natri photphat
Na2HPO4
Natri hidrophotphat
NaH2PO4
Natri đihidrophotphat
Na2SO4
Natri sunfat
NaHSO4
Natri hidrophotphat
Na2SO3
Natri sunfit
NaHSO3
Natri hidro sunfit
NaNO3
Natri nitrat
1,5
Câu 4
(2.0 đ)
a. Gọi CTTQ của oxit sắt là FexOy và có a mol FexOy tham gia phản ứng(a>0):
 FexOy + y H2 x Fe + y H2O
 a ay ax ay (mol)
Theo bài ra ta có: 
Số mol H2O = 
Theo PTHH : nH phản ứng = nHO = 0,4 mol
 Theo bài ra nH ban đầu = mol > nH phản ứng 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
 m + mHphản ứng = m chất rắn + mHO 
ðm = (m chất rắn + mHO )- mHphản ứng 
Vậy m = (28,4 + 0,4 . 18) - 0,4 . 2 = 34,8 gam
1,0
b. mFe = 28,4 . 59,155% = 16,8 gam.
nFe = mol ð ax = 0,3
nHO = 0,4 mol ð ay = 0,4 
ð ð . Chọn x = 3, y = 4 ð CTPT của oxit sắt: Fe3O4
0,5
c. PTHH:
 Fe3O4 + 4 H2 3 Fe + 4 H2O
nFeOphản ứng = nFe = mol.
mFeOphản ứng = 0,1 . 232 = 23,2 gam
mFeOban đầu = 34,8 gam ð nFeOban đầu = mol.
Theo PTHH để phản ứng hết 0,15 mol Fe3O4 thì cần 0,15 . 4 = 0,6 mol H2 mà số mol H2 ban đầu = 0,8 mol ð H2 dư.
Hiệu suất của phản ứng phải tính theo Fe3O4
H = = 66,67 %
0,5
Câu 5
(2.0 đ)
a. nA= mol
Gọi x là số mol của CO ð số mol của CH4 = (0,03 - x) mol
Từ d== 2 ð A = 12 . 2 = 24 (gam)
ð A = ð x = 0,02 ð nCO = 0,02 mol; 
 nCH= 0,01 mol
Phần % thể tích các khí trong A
% VCO = , % VCH= 33,33 %
0,5
b. nkk = mol ð nO= 0,2.20% = 0,04 mol; 
 nN= 0,2 - 0,04 = 0,16 mol
PTHH:
 2CO + O2 2CO2
 0,02 0,01 0,02 ( mol).
CH4 + 2 O2 CO2 + 2H2O
0,01 0,02 0,01 (mol).
nOphản ứng = 0,01 + 0,02 = 0,03 mol < 0,04 ð oxi dư
nOdư = 0,04 - 0,03 = 0,01 mol.
Sau khi ngưng tụ hơi nước thu được hỗn hợp khí X gồm:
O2dư ( 0,01 mol); N2 ( 0,16 mol); CO2 ( 0,03 mol).
nX = 0,01 + 0,16 + 0,03 = 0,2 mol.
mOdư = 0,01 . 32 = 0,32 gam
mN = 0,16 . 28 = 4,48 gam
mCO = 0,03 . 44 = 1,32 gam
mX = 0,32 + 4,48 + 1,32 = 6,12 gam
- Thành phần % theo thể tích các khí trong X:
% VO = 
% VN = 
% VCO = 
- Thành phần % theo khối lượng các chất trong X:
% mO = 
% mN = 
% mCO = 
1,0
c. Tỷ khối của X so với oxi:
 = = 
d= = 
0,5
Thí sinh có thể giải theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa câu đó,viết phương trình phản ứng nếu không có các hệ số thích hợp mà không ảnh hưởng đến bài giải thì trừ 1/2 số điểm của PTHH đó

File đính kèm:

  • docde thi hsg hoa 8 nam 20112012 tc.doc
Giáo án liên quan