Đề thi HSG Địa lý lớp 9 cấp tỉnh - Năm học 2012-2013 - Sở GDĐT Vĩnh Phúc

Câu I.

(2,0

điểm)

1. Hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta.

Năm 2003 mật độ dân số nước ta là 246 người/km 2 nhưng phân bố

không đều:

- Không đều giữa đồng bằng với trung du miền núi:

+ Đồng bằng với 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số nên có mật

độ dân số cao, ví dụ như: Đồng bằng sông Hồng với 1192

người/km2.

+ Trung du miền núi ngược lại: chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ

chiếm 1/4 dân số nên có mật độ thấp, ví dụ như Tây Nguyên hầu

hết dưới 100 người/km 2, nhiều nơi dưới 50 người/km 2.

- Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị, năm 2003: nông

thôn khoảng 74%, thành thị khoảng 26%.

Lưu ý: nếu học sinh lấy dẫn chứng số liệu theo Atlat Địa lí Việt

Nam mà đúng vẫn cho điểm tối đa.

2. Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả sự phân bố dân cư không

đều ở nước ta?

- Nguyên nhân:

+ Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, khí hậu, nguồn nước, địa hình,

+ Điều kiện KT-XH: trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh

tế; lịch sử khai thác lãnh thổ,

- Hậu quả: gây khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác

tài nguyên,

Câu II.

(3,0

điểm)

1. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản

phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới? Cho ví dụ minh họa.

- Trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm

nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới vì: khí hậu nước ta có sự

phân hoá theo độ cao nên trong mùa hè ở những nơi có địa hình

cao có khí hậu mát mẻ nên phát triển được các sản phẩm cận nhiệt

đới, ôn đới.

- Ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới, ôn đới như: cải

bắp, su su, cà chua, ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,

pdf5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi HSG Địa lý lớp 9 cấp tỉnh - Năm học 2012-2013 - Sở GDĐT Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Câu I.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta.
2. Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều ở
nước ta.
Câu II.
1. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp
cận nhiệt đới và ôn đới? Cho ví dụ minh họa.
2. So sánh và giải thích sự khác nhau về sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi
trồng của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ở nước ta.
3. Trình bày đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta. Nêu ý nghĩa của quốc
lộ 1A.
Câu III.
1. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp ở nước ta.
2. Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc,
công nghiệp thuỷ điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc nước ta?
Câu IV.
Dựa vào bảng số liệu:
Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
Khu vực kinh tế 2000 2010
Nông, lâm, ngư nghiệp 108,4 407,6
Công nghiệp - xây dựng 162,2 824,9
Dịch vụ 171,3 748,4
Tổng 441,9 1980,9
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của các khu
vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010.
2. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích.
----------------HẾT----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Họ và tên thí sinh: .. Số báo danh: ..
ĐỀ CHÍNH THỨC
1SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm gồm: 4 trang)
Câu Nội dung Điểm
Câu I.
(2,0
điểm)
1. Hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta.
Năm 2003 mật độ dân số nước ta là 246 người/km 2 nhưng phân bố
không đều:
- Không đều giữa đồng bằng với trung du miền núi:
+ Đồng bằng với 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số nên có mật
độ dân số cao, ví dụ như: Đồng bằng sông Hồng với 1192
người/km2.
+ Trung du miền núi ngược lại: chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ
chiếm 1/4 dân số nên có mật độ thấp, ví dụ như Tây Nguyên hầu
hết dưới 100 người/km 2, nhiều nơi dưới 50 người/km 2.
- Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị, năm 2003: nông
thôn khoảng 74%, thành thị khoảng 26%.
Lưu ý: nếu học sinh lấy dẫn chứng số liệu theo Atlat Địa lí Việt
Nam mà đúng vẫn cho điểm tối đa.
2. Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả sự phân bố dân cư không
đều ở nước ta?
- Nguyên nhân:
+ Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, khí hậu, nguồn nước, địa hình,
+ Điều kiện KT-XH: trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh
tế; lịch sử khai thác lãnh thổ,
- Hậu quả: gây khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác
tài nguyên,
Câu II.
(3,0
điểm)
1. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản
phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới? Cho ví dụ minh họa.
- Trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm
nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới vì: khí hậu nước ta có sự
phân hoá theo độ cao nên trong mùa hè ở những nơi có địa hình
cao có khí hậu mát mẻ nên phát triển được các sản phẩm cận nhiệt
đới, ôn đới.
- Ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới, ôn đới như: cải
bắp, su su, cà chua, ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,
22. So sánh và giải thích sự khác nhau về sản lượng thuỷ sản khai
thác và nuôi trồng của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ ở nước ta.
* So sánh:
- Tổng sản lượng thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn
Bắc Trung Bộ.
- Bắc Trung Bộ là vùng có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn
Duyên hải Nam Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có
sản lượng khai thác thuỷ sản lớn hơn Bắc Trung Bộ.
* Giải thích:
- Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng sản lượng và sản lượng khai
thác thuỷ sản lớn hơn do: vùng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để
phát triển ngành thuỷ sản như: vùng biển tiếp giáp nhiều hơn, khí
hậu nóng quanh năm, có trữ lượng thuỷ sản lớn hơn (có các ngư
trường trọng điểm),
- Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn do: có
nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho nuôi trồng, đặc biệt có nhiều
vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, sông ngòi và sông lớn hơn, độ dốc
nhỏ hơn,
3. Trình bày đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta.
Nêu ý nghĩa của quốc lộ 1A.
* Đặc điểm phân bố:
- Các thành phố, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông
dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt
động dịch vụ.
- Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng
tính tự cấp tự túc thì các hoạt động dịch vụ nghèo nàn.
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn
nhất và có cơ cấu ngành đa dạng nhất ở nước ta.
Đây là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước,
tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên
khoa hàng đầu. Các dịch vụ khác đều phát triển.
* Ý nghĩa của quốc lộ 1A:
- Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau)
- Là tuyến đường xương sống của cả nước, nối các vùng kinh tế (trừ
Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
3Câu III.
(2,0
điểm)
1. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố công nghiệp ở nước ta.
- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng để phát triển cơ cấu công
nghiệp đa ngành.
- Các nguồn tài nguyên trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển công
nghiệp trọng điểm.
- Cụ thể:
+ Khoáng sản: với nhiều nhóm như: nhiên liệu, kim loại, phi kim
loại, vật liệu xây dựng thuận lợi để phát triển nhiều ngành công
nghiệp.
+ Thuỷ năng của sông suối thuận lợi để phát triển công nghiệp
thuỷ điện.
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, sinh vật biển là cơ sở để
phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Từ đó cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
- Sự phân bố các tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác
nhau của các vùng.
2. Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của
vùng Đông Bắc, công nghiệp thuỷ điện là thế mạnh của vùng
Tây Bắc nước ta?
- Đông Bắc nước ta có thế mạnh khai thác khoáng sản vì: đây là
vùng tập trung nhiều loại khoáng sản nhất nước ta, trong đó có
những loại trữ lượng lớn như: than, apatit, thiếc,
- Tây Bắc nước ta có thế mạnh phát triển công nghiệp thuỷ điện
vì: đây là vùng có tiềm năng thuỷ điện (các thác nước) lớn đặc biệt
trên sông Đà có các nhà máy thuỷ điện lớn nhất cả nước như: Hoà
Bình, Sơn La.
Câu IV.
(3,0
điểm)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị
sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010.
- Xử lí số liệu:
Bảng cơ cấu giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta
năm 2000 và 2010. (đơn vị: %)
Năm
Khu vực kinh tế 2000 2010
Nông, lâm, ngư nghiệp 24,5 20,6
Công nghiệp - xây dựng 36,7 41,6
4Dịch vụ 38,8 37,8
Tổng 100,0 100,0
- Tính bán kính:
Coi r Năm 2000 = 1 đơn vị bán kính.
Ta có: r Năm 2010 = = 2,1
0,25
- Vẽ biểu đồ: hình tròn (vẽ 2 hình tròn, mỗi hình tròn thể hiện một
năm).
Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm.
Yêu cầu: Vẽ bút mực (quay đường tròn có thể sử dụng bút chì), chính
xác, tương đối đúng tỉ lệ bán kính, rõ ràng và sạch đẹp; Ghi đủ các nội
dung: năm, số liệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị,
Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
1,25
2. Qua bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.
* Nhận xét:
- Về quy mô: tổng giá trị sản xuất năm 2010 lớn hơn năm 2000 là:
gần 4,5 lần.
0,25
- Về cơ cấu:
+ Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng giá trị thấp nhất
và có chiều hướng giảm xuống, năm 2000 là 24,5% đến 2010 giảm
còn 20,6% (giảm 3,9%).
0,25
+ Khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng khá
cao nhưng có sự khác nhau: công nghiệp - xây dựng tăng tỉ trọng
từ 36,7% năm 2000 lên 41,6% năm 2010 (tăng 4,9%); Khu vực
dịch vụ tỉ trọng giảm nhẹ (giảm 1,0%).
0,25
* Giải thích:
- Tổng giá trị của năm 2010 lớn hơn năm 2000 do nền kinh tế của
nước ta có tốc độ phát triển khá cao.
0,25
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực do nước ta
có nhiều chính sách để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
0,25
-----Hết-----
1980,9 nghìn tỉ đồng
441,9 nghìn tỉ đồng

File đính kèm:

  • pdfDe_thi_HSG_Dia_9Vinh_Phuc2013.pdf