Đề thi học sinh giỏi năm học 2014-2015 môn Địa lý

Câu 3 (4,5đ)

1.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết (2,5đ)

* Việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt của nước ta hiện nay: (0,5đ)

- Tỉ lệ thiếu việc cao ở nông thôn: 12,3 % (2003).(0,25đ)

- Tỉ lệ thất nghiệp cao ở thành thị: 6% (2003). ( 0,25đ)

* Giải pháp:

- Phân bố lại dân cư và lao động. ( 0,25đ)

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. ( 0,25đ)

- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất,các ngành nghề. ( 0,25đ)

 

doc7 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học 2014-2015 môn Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI HỌC SING GIỎI NĂM HỌC  2014-2015
                                                      MÔN ĐỊA LÝ
                                             Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu
                                              Trường THCS Mỹ Hưng
ĐỀ BÀI
Câu 1 (3điểm) :Trình bày nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm. Nhịp điệu mùa trong năm thể hiện như thế nào?
Câu 2 (3điểm) :Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học em hãy nêu ý nghĩa của vùng biển đối với tự nhiên, kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng.
Câu 3: (4,5 điểm):
1. Chứng minh rằng việc làm là một vấn đề kinh tế – xã hội lớn của nước ta hiện nay. Để giải quyết vấn đề việc làm, nước ta cần phải thực hiện những giải pháp nào?
2. Dân số là nguồn lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Em hãy trình bày đặc điểm dân số nước ta?
 Câu 4(4,5điểm) Phân tich ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh kinh tế ở trung du miền núi Bắc Bộ .
Câu 5: (5điểm)
Cho bảng số liệu sau:
               Diện tích và dân số các vùng lãnh thổ ở nước ta năm 2010
Các vùng
 Dân số(người)
Diện tich(km2)
Cả nước
Trung du  và miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng Sông Hồng
Bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
86 927 700
12 328 800
18 610 500
18 935 500
5 214 200
14 566 500
17 272 200
331 051,3
101 437,8
14 964,1
95 885,1
54 640,6
23 605,2
40 518,5
a)Tính mật độ dân số các vùng ở nước ta năm 2010.
b) Nhận xét, giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta.
                                     Hết
              Học sinh được sử dụng Atlat địa lý Việt Nam
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (3 điểm)
* Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm :
- Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo nên trong khi chuyển động, các bán cầu bắc và nam lần lượt ngả về phía mặt trời.(0,5đ)
- Thời gian chiếu sáng  và lượng bức xạ mặt trời nhận được  mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa.(0,5đ)
* Nhịp điệu mùa trong năm:
- Ở Bắc bán cầu, tại các nước có sự phân hoá khí hậu ra thành 4 mùa rõ rệt theo dương lịch, thời gian các mùa như sau:
+ Mùa xuân: Từ 21- 3 đến 22- 6 lúc này mặt trời di chuyển dần từ xích đạo  lên chí tuyến Bắc, lượng nhiệt dần tăng lên, ngày cũng dài ra. Mặt đất bắt đầu tích luỹ nhiệt nên nhiệt độ chưa cao.(0,25đ)
+ Mùa hạ: Từ 22-6 đến 23-9 lúc này mặt trời từ chí tuyến Bắc chuyển dần về xích đạo. Mặt dất vừa tích luỹ nhiẹt qua mùa xuân, lại nhận thêm được bức xạ lớn nên nóng, nhiệt độ tăng cao.(0,25đ)
+ Mùa thu: 23-9 đến 22-12 lúc này mặt trời bắt đầu chuyển từ xích đạo về chí tuyến Nam lượng bức xạ tuy có giảm nhưng mặt đất vẫn còn lượng lớn trong mùa trước nên nhiệt độ vẫn chưa thấp lắm.(0,25đ)
+ Mùa đông Từ ngày 22-12 đến ngày 21-3 lúc này mặt trới từ chí tuyến Nam trở về xích đạo, lượng bức xạ tuy có tăng lên chút ít, nhưng mặt đất vẫn tiêu hao hết  lượng nhiệt dự trữ nên nhiệt độ hạ thấp rất lạnh.(0,25đ)
-         Những nơi nằm trong vùng nội chí tuyến, quanh năm nhận được lượng nhiệt gần như nhau nên sự phân hoá 4 mùa không rõ rệt .(0,5đ)
-         Ở Nam bàn cầu có mùa hoàn toàn ngược với Bắc bán cầu.
(0,5đ)
Câu 2: (3 điểm)
Ý nghĩa của vùng biển đối với tự nhiên, kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng:
* Ý nghia của vùng biển đối với tự nhiên:
- Khí hậu: Biên Đông , nhiệt độ nước biển cao và thay đổi theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, trở nên điều hoà hơn.                                   (0,25đ)
- Địa hình: Các dạng địa hình vên biển rất đa dạng (như vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, đồng bằng cửa sông có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, đằm phá cồn cát).                                                              (0,25đ)
- Hệ sinh thái ven biển: Rừng ngập mặn ven biển có diện tích rất lớn với các loài sinh vật phong phú đa dạng.                                               (0,25đ)
* Ý nghĩa vùng biển đối với kinh tế - xã hội:   
- Vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội
                                                                                                (0,25đ)
-  Vùng biển có độ sâu trung bình, nhiều ánh sáng, giàu ôxi sinh vật biển phong phú về chủng loại, trữ lượng lớn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao(đặc sản) như: Đồi mồi, hải sâm, bào ngư, sò huyết trên các đá ven bờ Nam Trung Bộ cò nhiều tổ yến(yến sào) là mặt hang xuất khẩu có giá trị cao. (0,25đ)
- Dọc bờ biển nhiều vùng có thể sản xuất muối, có mỏ ôxít titan được khai thác để xuất khẩu, cát trắng trên các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hoà là nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh, vùng thềm lục địa có dầu khí đã và đang được  phát hiện, thăm dò, khai thác( Vùng thềm lục địa phía Nam) (0,25đ)
- Vùng biển có điều kiện phát triển giao thông vận tải biển do  nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông. Dọc bờ biển có nhiều vụng, vịnh, biển kín thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu. (0,25đ)
- Là cơ sở để phát triển du lịch biển đảo: (0,25đ)
+ Dọc bờ biển từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hoà để đa dạng hoá các hoạt động du lịch biển: Lướt ván, lặn biển(0,25đ)
+ Nhiều đảo là nơi tập trung đông dân cư sing sống và phát triển các nghành kinh tế biển điển hình đảo cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc(0,125đ)
+Các đảo và quần đảo là căn cứ để nước ta mở rộng khai thác nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. (0,125đ)
* Ý nghĩa đối với an ninh, quốc phòng : Hệ thống các đảo là tiền tiêu có vị trị rất quan trọng trong vị trí xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định kinh tế xã hội nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta.                                                              (0,5đ)
Câu 3 (4,5đ)
1.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết (2,5đ)
* Việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt của nước ta hiện nay: (0,5đ)
- Tỉ lệ thiếu việc cao ở nông thôn: 12,3 % (2003).(0,25đ)
- Tỉ lệ thất nghiệp cao ở thành thị: 6% (2003).    ( 0,25đ)
* Giải pháp:
- Phân bố lại dân cư và lao động.                         ( 0,25đ)                         
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. ( 0,25đ)                         
- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất,các ngành nghề. ( 0,25đ)                         
- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
                                                                                    ( 0,25đ)                         
- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo (đẩy mạnh công tác hướng nghiệp đào tạo, dạy nghề).                                                          ( 0,25đ)                         
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.                                 ( 0,25đ)                         
2. Đặc điểm dân số nước ta (2đ)
- Số  dân đông thứ 14 thế giới và đứn thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á
                                                                                                          (0,5đ).
- Sự gia tăng dân số nhanh ( cuối năm 50 của thế kỷ XX, nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số). Tuy những năm gần đây tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có su hướng giảm, nhưng vẫn còn khá cao và khác nhau giữa các vùng.                                                                                                 (0,5đ)                         
- Cơ cấu dân số trể và dang thay đổi sang cơ cấu dân số già, tỉ lệ giới tính đang có sự thay đổi                                                                     ( 0,5đ)                          
- Nước ta có mật độ dân số vào loại cao trên thế giới. Sự phân bố dân cư không đềubằng ( Dân cư tập trung đông ở đồng, ven biển và các đô thị, thưa thớt ở miền  núi và cao nguyên. Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn.(0,5đ)
Câu 4: (4,5 điểm)
* Ý nghĩa kinh tế:
- Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và cả nước, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, nhất là các nghành khai thác và chế biến khoáng sản.                                                                                              (0,5đ)
- Nâng cao vị thế của vùng tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.                                                                                             (0,5đ)
- Khai thác hiệu quả các thế mạnh về chế biến khoáng sản, thuỷ điện chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, (0,5đ)
- Tạo ra sự chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao.                                                                                               (0,5đ)
* Về xã hội:
- Đây là vùng tập trung các dân tộc ít người, mức sống thấp kinh tế khó khăn. Việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.                                                                                    (0,5đ)
- Từ đó từng bước xoá dần sự chênh lệch về mức sống giữa người dân vùng núi với vùng đồng bằng.                                                     (0,5đ)
- Góp phần hạn chế du canh du cư trong vùng.                           (0,5đ)
* Về chính trị- an ninh quốc phòng:
- Củng cố đoàn kết giữa các dân tộc. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng với nhiều di tích lịch sử nên việc phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn và thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước. (0,5đ)
- Góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh biên giới.                          (0,5đ)
Câu 5( 5 điểm)
a)     Tính mật độ dân số các vùng năm 2010 ( 1đ).
Vùng
Mật độ dân số (người/ km2 )
Cả nước
263
Trung du miền Bắc Bộ
122
Đồng bằng sông hồng
1 244
Bắc Trung bộ và Duyên hải nam Trung Bộ
197
Tây Nguyên
95
Đông Nam Bộ
617
Đồng bằng sông Cửu Long
426
b)Vẽ biểu đồ (1,5đ)
- Vễ biểu đồ cột nhóm với 2 trục tung cho 2 đại lượng sạch, đẹp (1đ)
- Có chú giải                                                                                   (0,25đ)
- Tên biểu đồ                                                                                 ( 0,25đ)
c) Nhận xét, giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta ( 2,5đ )
* Nhận xét:
Nước ta có mật độ dân số khá cao, nhưng phân bố không đều giữa các vùng.                                                                                             ( 0,5đ)
-         Giữa đồng bằng với miền núi, trung du (dẫn chứng).              (0,25đ)
-         Trong nội bộ mỗi vùng (dẫn chứng).                                        (0,25đ)
* Giải thích:
-         Điều kiện tự nhiên: Vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước) thuận lợi cho sản xuất, cư trú và sinh hoạt nên dân cư tập trung đông, mật độ cao. Miền núi, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước.) không thuận lợi cho sản xuất và cư trú, nên dân cư thưa thớt.                                   (0,5đ)
-         Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên: Đồng bằng có trình độ phát triển kinh tế cao, công nhiệp, dịch vụ phát triển mạnh, có nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp, nên mật độ dân số cao. Miền núi kinh tế kém phát triển, chủ yếu là trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và nghề rừng, nên thưa dân, mật độ
      thấp.                                                                                          (0,5đ)
-         Lịch sử khai thác lãnh thổ: Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời như Đồng bằng sông Hồng có mật độ cao; Đồng bằng sông Cửu Long mới được khai phá gần đây, nên mật độ thấp hơn.                  (0,5đ)

File đính kèm:

  • docDe_thi.doc