Đề thi học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thanh Thùy (Có hướng dẫn chấm)

Câu1 (1đ): Phân tích cái hay của đoạn văn sau:

 “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ”

 (Lão Hạc - Nam Cao)

Câu1(1,5đ): Trong khổ thơ sau, tại sao tác giả không dùng từ “ lao xao”, “ rì rào” mà lại viết “ gió lộng xôn xao”? Trình bày cảm nhận của em về khổ t Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

 Một buổi trưa nắng dài bãi cát

 Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

 Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát

 ( Mẹ Tơm -Tố Hữu)

Câu 3(2,5đ): Cho đoạn trích sau:

 Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên:

 - Chào bạn Sẻ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt.

- Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! – Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích. – Ai kiếm được thì người ấy ăn!

- Nhưng mình với cậu là bạn của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?

 Nghe Chích nói, Sẻ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy.

 Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói:

- Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này, còn cho mình một bài học quý về tình bạn.

 ( Bài học quý, trong Tiếng Việt 5, tập một, 2000)

 a / Theo em, bài học quý mà Sẻ nhận được là gì?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thanh Thùy (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT THANH MIỆN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8
 Năm học 2012- 2013
 Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu1 (1đ): Phân tích cái hay của đoạn văn sau:
 “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”
 (Lão Hạc - Nam Cao)
Câu1(1,5đ): Trong khổ thơ sau, tại sao tác giả không dùng từ “ lao xao”, “ rì rào” mà lại viết “ gió lộng xôn xao”? Trình bày cảm nhận của em về khổ t Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
 Một buổi trưa nắng dài bãi cát
 Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
 Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
 ( Mẹ Tơm -Tố Hữu)
Câu 3(2,5đ): Cho đoạn trích sau:
 Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên:
 - Chào bạn Sẻ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt.
- Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! – Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích. – Ai kiếm được thì người ấy ăn!
- Nhưng mình với cậu là bạn của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?
 Nghe Chích nói, Sẻ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy. 
 Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói:
- Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này, còn cho mình một bài học quý về tình bạn.
 ( Bài học quý, trong Tiếng Việt 5, tập một, 2000)
 a / Theo em, bài học quý mà Sẻ nhận được là gì?
b/ Từ nội dung bài học trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình bạn.
 ( Đoạn văn không quá 15 dòng theo cách diễn dịch)
Câu 4(5đ):
 “ Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa. Lấp lánh trong từng trang viết vừa chua xót vừa mỉa mai ấy là tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.
 Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản “ Thuế máu”, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
PHÒNG GD-ĐT THANH MIỆN HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI 
 MÔN:NGỮ VĂN 8
 Năm học 2012- 2013
 Thời gian làm bài:120 phút 
Câu 1(1 đ):
 Học sinh phát hiện nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hình, chú ý đến các động từ: co (rúm), xô, ép, ngoẹo và từ láy tượng hình, tượng thanh: móm mém, hu hu. ( 0,5đ)
- Sức gợi tả sinh động của các từ ngữ, hình ảnh trên giúp người đọc hình dung gương mặt một cụ già khắc khổ đang đau khổ, dằn vặt đến tột cùng vì phải bán đi con vật mà mình yêu quý. Đó cũng là kỉ vật sống mà đứa con trai duy nhất đã để lại cho lão. (0,5 đ)
Câu 2(1,5 đ):
Các từ “ xôn xao”, “ lao xao”, “ rì rào” đều là những từ láy có sức gợi tả lớn. Hai từ “xôn xao”, “ rì rào” cũng khá hay vì gợi tả được âm thanh và sự chuyển động của sóng, gió. Song , từ “ xôn xao” không chỉ tả cảnh sóng, gió một buổi trưa miền biển mà còn gợi tả tâm trạng của một người con xa quê lâu ngày mới trở về. (0,5 đ)
 Học sinh có thể có những cách phân tích khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản là làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả qua những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu:
Hai câu đầu : Là lời giới thiệu về không gian và thời gian nhà thơ trở về thăm quê mẹ nuôi (một buổi trưa miền Trung đầy nắng và gió biển). Sự mênh mông của kỷ niệm xưa được trải ra trong sự mênh mông của không gian duyên hải ngập nắng , bãi lộng gió khơi(0,25 đ)
Hai câu thơ cuối có âm vang của gió, sóng và âm vang của một tấm lòng. Nếu viết gió thổi “xôn xao”, sóng biển “rì rào” thì mới dừng lại ở tả cảnh chứ chưa có tình của người con xa quê. Nhịp điệu của hai câu thơ là nhịp điệu của sóng, gió và cũng là nhịp điệu náo nức, xôn xao và biết bao sung sướng, êm ái trong lòng người trở về quê mẹ - nơi đã nuôi mình. (0,25 đ)
 Cách ngắt nhịp 3/4 (hai thơ câu trên) và 4/4(hai câu thơ dưới) kết hợp với các từ láy “ xôn xao”, “ ngân nga”, “ đu đưa” tạo nên nhịp bồi hồi như những con sóng nhỏ của cảm xúc được hoà quyện trong nhịp dao động đều đặn của âm thanh. Cách gieo vần thay đổi linh hoạt: xưa/ trưa/đưa; cát/ hát đã tạo nên một sự hài hoà hiếm có giữa thiên nhiên và lòng người.(0,25 đ)
-> Bốn câu thơ thể hiện sức cảm nhận tinh tế của Tố Hữu về quê mẹ nuôi sau bao năm xa cách. Qua đó ta cũng thấy được tình yêu quê hương, lòng biết ơn chân thành của tác giả đối với người mẹ thứ hai của mình. (0,25 đ)
Câu 3(2,5 đ):
a/ Bài học quý mà sẻ nhận được là sự quý trọng, thân tình trong tình bạn. Đã là bạn thân của nhau thì phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau: miếng ngon chia đôi, nỗi buồn sẻ nửa. Đó mới là cơ sở để xây dựng một tình bạn chân thành, đằm thắm. (0,5 đ)
b/- Về hình thức: Đoạn văn không quá 15 dòng, trình bày theo cách diễn dịch, đảm bảo hình thức của một đoạn văn, không sai chính tả.(0,5 đ)
Về nội dung: Nói về sự thân tình, quý trọng trong tình bạn:
+ Trình bày quan niệm về tình bạn: Tình bạn là một trong những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng nhất của con người.. 0,25 đ)
+ Vai trò của một người bạn thân, một tình bạn đẹp đối với mỗi người: Người bạn thân là chỗ dựa tinh thần to lớn giúp ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Niềm vui khi có bạn ở bên là niềm vui nhân đôi, nỗi buồn có bạn động viên, an ủi là nỗi buồn giảm đi một nửa. Bạn giúp ta có thêm nghị lực vượt qua khó khăn thử thách để thành công trong cuộc sống và học tập . (0,75 đ)
+ Phê phán thái độ thờ ơ, ích kỉ và thiếu thân tình trong tình bạn: Ai không biết quý trọng tình bạn thì người đó sẽ cô độc, lẻ loi và khó tìm được niềm vui trong cuộc sống. (0,5 đ)
Câu 4(5đ):
a/ Yêu cầu chung:
 Bài nghị luận làm sáng tỏ “ thuế máu” là thứ thuế dã man, tàn bạo nhât của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa và tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.
b/ Yêu cầu cụ thể:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm: “Thuế máu” trích chương I của tác phẩm“ Bản án chế độ thực dân Pháp” được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp xuất bản tại Pa-ri năm 1925. (0,25 đ)
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: “ Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa. Lấp lánh trong từng trang viết vừa chua xót vừa mỉa mai ấy là tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.(0,25 đ)
* Thân bài:cần làm sáng tỏ hai ý lớn:
Ý 1: Thuế máu là thứ thuế dã man, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa.
Dựa vào ba phần của văn bản:
Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa:
+ Trước khi có chiến tranh
+ Khi chiến tranh xảy ra
-> Thái độ của thực dân ở hai thời điểm ngỡ như trái ngược nhưng thực chất chỉ là một. Khinh bỉ, miệt thị là thực ; quan tâm, tâng bốc chỉ là giả. Chúng thực chất thật thâm độc, ích kỉ và tàn nhẫn.
+ Cái giá phải trả cho những vinh dự đột ngột ấy là quá đắt: Họ phải đột ngột xa lìa vợ con, đi phơi thây trên các bãi chiến trường (0,75 đ)
Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính trong “ Chế độ lính tình nguyện”:
+ Những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn: chúng tiến hành lùng ráp, vây bắt
+ Phản ứng của những người bị bắt lính: tìm mọi cách để trốn thoát hoặc tự mình gây ra những bệnh nặng (0,75 đ)
- Sự bạc đãi, tráo trở của bọn thực dân khi chiến tranh kết thúc:
+ Sau khi đã nộp thuế máu trở về, kết quả sự hi sinh của họ thật bi thảm: Khi đạn đại bác đã ngấy thịt đen thịt vàng rồi thì họ lại trở về với giống người bẩn thỉu
-> Chế độ thực dân không chỉ tàn ác, vô nhân còn đầy thủ đoạn và lừa dối đôi với người dân các nước thuộc địa. Số phận người dân thuộc địa thật đau đớn khi bị biến thành tấm bia đỡ đạn cho bọn thực dân trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. (0,75 đ)
Ý 2: Tấm lòng của tác giả Nguyễn Ái Quốc:
- Vạch trần sự thực với tấm lòng của một người yêu nước:
+ Phủ toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố lạc quan và “ vui vẻ” bằng một ngôn từ hoa mĩ rằng: “ các bạn đã tấp nập đầu quân, kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính thợ,”
+ Trong thực tế thì lính tình nguyện” tốp thì bị xích taynhững vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hoà”.
-> Điều này cho thấy sự mâu thuẫn gay gắt giữa sự thật và lời nói. Sự đối lập này vừa vạch trần thủ đoạn lừa dối, mị dân của chính quyền thực dân với người dân thuộc địa, vừa bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả với bọn cầm quyền thực dân. (0,75 đ)
- Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chất chứa sự căm hờn, thương cảm: “ bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa”. ( 0,75 đ)
* Kết bài: 
- Khái quát lại vấn đề (0,25 đ)
- Bài học liên hệ của bản thân. (0,5 đ)
* Lưu ý: Học sinh có thể lồng ghép hai ý lớn trong quá trình chứng minh. Căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh mà giám khảo linh hoạt cho điểm. Khuyến khích những bài viết có lập luận tốt, luận điểm rõ ràng, trình bày khoa học.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2012_20.doc