Đề thi học kỳ 1 môn: Sinh học 7

 ĐỀ THI HỌC KỲI-NĂM HỌC:2007-2008

 MÔN: SINH HỌC 7 - TG:45 PHÚT

ĐỀ SỐ 2

A.TRẮC NGHIỆM.(5Đ)

 *Chọn chữ cái đầu câu A,B,C,D với ý mà em cho là đúng nhất trong các câu dưới đây:

Câu 1: Thức ăn của trai là:

A/ Các vụn hữu cơ.B/ Động vật nguyên sinh. C/ Câu A và B đúng D/ Câu A và B sai.

Câu 2: Động vật sống ở môt trường nước ngọt là:

A/ Nghêu. B/ Ốc vặn. C/ Ốc sên. D/ Sò.

Câu 3: Một loại thuốc vẽ có thể được tạo ra từ sản phẩm của loài:

A/ Mực. B/ Sò. C/ Nghêu. D/ Ốc bươu vàng.

Câu 4: Râu của châu chấu là:

A/ Cơ quan xúc giác. B/ Cơ quan khứu giác. C/ cơ quan thính giác. D/ Câu A và B.

Câu 5: Sâu bọ hô hấp bằng:

A/ Phổi. B/ Ống khí. C/ Mang. D/ Da.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ 1 môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc 
 ĐỀ THI HỌC KỲ I-NĂM HỌC:2007-2008
 MÔN: SINH HỌC 7-TG:45 PHÚT
*ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM: (5Đ) Chọn chữ cái đầu câu A, B, C, D mà em cho là đúng nhất trong các câu dưới đây:
Câu 1: Trai di chuyển bằng:
 A/ Vây bơi. B/ Sự khép mở vỏ tra
 C/ Chân trai là phần lồi của cơ thể. D/ Các dây chằng. 
Câu 2: Sản phẩm dưới đây có giá trị làm thuốc là:
 A/ Vỏ nghêu. B/ Vỏ ốc. C/ Vỏ sò. D/ Mai mực.
Câu 3: Bộ phận giúp tôm bơi được trong nước là:
 A/ Các chân bụng. B/ Các chân ngực. C/ Chân bụng và chân ngực. D/ Đuôi.
Câu 4: Tôm hô hấp bằng:
 A/ Phổi. B/ Mang. C/ Các ống khí. D/ Mang và các ống khí.
Câu 5: Chân của châu chấu mọc ra từ:
 A/ Đốt đầu. B/ Các đốt ngực. C/ Các đốt bụng. D/ Các đốt ngực và các đốt bụng.
Câu 6: Loài sâu bọ thường sống ở nơi thiếu ánh sáng là:
 A/ Ong mật. B/ Bọ ngựa. C/ Chuồn chuồn. D/ Muỗi. 
Câu 7: Trên mỗi đốt bụng của châu chấu đều có:
 A/ Tế bào khứu giác. B/ Chân nhảy. C/ Đôi lỗ thở. D/ Cánh mỏng.
Câu 8:Loài động vật kí sinh trên da người là:
 A/ Bò cạp. B/ Cái ghẻ. C/ Ve bò . D/ Nhện.
Câu 9:Bộ phận nào có chức năng dò đường khi di chuyển ở nhện?
 A/ Đôi chân xúc giác. B/ Mắt. C/ Các chân bò. D/ Câu A, B, C.
Câu 10: Số chân bò của nhện:
 A/ 2. B/ 3. C/ 4. D/ 5.
 B.TỰ LUẬN: (5Đ)
Câu 11:Trình bày những lợi ích và những tác hại thân mềm trong đời sống? (2đ)
Câu 12:Trình bày cấu tạo cơ thể của con nhện nhà? (2đ)
Câu 13:Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào? (1đ)
----------HẾT---------------
 Ngày 10 tháng 11 năm 2007
 GVBM
 Huỳnh Thị Cẩm Nhung
PHÒNG GD TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Độc Lập -Tự Do -Hạnh Phúc
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2007-2008
 MÔN: SINH HỌC 7 (ĐỀ SỐ 1)
I.TRẮC NGHIỆM: (5Đ) 
*Chọn câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu đúng đạt 0,5điểm.
Câu 1:C Câu 3:A Câu 5:B Câu 7: C Câu 9:A
Câu 2:D Câu 4:B Câu 6:D Câu 8:B Câu10:C
II. TỰ LUẬN: (5Đ)
Câu 11: Lợi ích của thân mềm: (1,5đ)
Cung cấp thức ăn cho người và động vật: ốc, trai, mực
Làm đồ trang trí, trang sức, làm khuy, làm khảm: trai, ốc
Làm sạch môi trường nước :trai, sò..
Có giá trị xuất khẩu, lấy ngọc: trai,nghêu
Có giá trị về mặt địa chấ: ốc ,trai.
Làm dược liệu, làm thuốc vẽ: vỏ bào ngư, mai mực..
 Tác hại thân mềm: (0,5đ)
Gây thiệt hại lớn cho nghề đi biển:Hà sông, Hà biển đục thuyền.
Phá hại cây trồng: ốc cạn, ốc sên.
Là vật trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh cho người và gia súc: ốc tai, ốc đĩa, ốc gạo
Câu 12: Cấu tạo của nhện:
 Phần đầu- ngực: (1đ)
Đôi kiềm :có tuyến độc bắt mồi và tự vệ.
Đôi chân xúc giác: cảm giác về khứu giác và xúc giác.
Bốn đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới.
 Phần bụng: (1đ)
Phía trước: đôi lỗ thở để hô hấp.
Phía sau: là các núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện.
Ở giữa: Có 1 lỗ sinh dục để sinh sản.
Câu 13: Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm là: (1đ)
Tôm: Hô hấp qua mang nằm ở phần đầu ngực khíôxi và cacbônic được trao đổi khắp cơ thể nhờ hệ tuần hoàn.
Châu chấu: Hô hấp được thực hiện qua hệ thống ống khí phân bố chằng chịt khắp cơ thể và là nơi thực hiện trao đổi khí ở các tế bào.
 Ngày 10 tháng 11 năm 2007
 GVBM
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲI-NĂM HỌC:2007-2008
MÔN:SINH 7 (ĐỀ SỐ1 )
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
I. Trắc nghiệm: (5đ)
Ngành thân mềm
Lớp hình nhện
Lớp giáp xác
Lớp sâu bọ
II. Tự luận: (5đ)
Ngành thân mềm
Lớp hình nhện
Lớp giáp xác-lớp sâu bọ
2(1đ)
2(1đ)
2(1đ)
3(1,5)
1(2đ)
1(0,5đ)
1(2đ)
1(1đ)
Tổng số câu 
9
1
2
1
Tổng số điểm
4,5
2
2,5
1
% điểm
45%
20%
25%
10%
 Ngày 10 tháng 11 năm 2007
 GVBM
 Huỳnh Thị Cẩm Nhung
PHÒNG GD TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
 ĐỀ THI HỌC KỲI-NĂM HỌC:2007-2008 
 MÔN: SINH HỌC 7 - TG:45 PHÚT
ĐỀ SỐ 2
A.TRẮC NGHIỆM.(5Đ)
 *Chọn chữ cái đầu câu A,B,C,D với ý mà em cho là đúng nhất trong các câu dưới đây: 
Câu 1: Thức ăn của trai là:
A/ Các vụn hữu cơ.B/ Động vật nguyên sinh. C/ Câu A và B đúng D/ Câu A và B sai. 
Câu 2: Động vật sống ở môt trường nước ngọt là:
A/ Nghêu. B/ Ốc vặn. C/ Ốc sên. D/ Sò.
Câu 3: Một loại thuốc vẽ có thể được tạo ra từ sản phẩm của loài:
A/ Mực. B/ Sò. C/ Nghêu. D/ Ốc bươu vàng.
Câu 4: Râu của châu chấu là:
A/ Cơ quan xúc giác. B/ Cơ quan khứu giác. C/ cơ quan thính giác. D/ Câu A và B. 
Câu 5: Sâu bọ hô hấp bằng:
A/ Phổi. B/ Ống khí. C/ Mang. D/ Da.
Câu 6: Đặc điểm có ở châu chấu mà không có ở nhện nhà là:
A/ Cơ thể chia ba phần. B/ Sống ở nước. C/ Sống ở cạn. D/ Cơ thể phân đốt.
 Câu 7: Nhện bắt mồi theo kiểu:
A/ Săn mồi. B/ Chăng tơ. C/ Đuổi bắt. D/ Cả A, B, C.
Câu 8:Vỏ bọc cơ thể của tôm có cấu tạo bằng chất:
A/ Kitin. B/ Đá vôi. C/ Kitin có tẩm canxi. D/ Cuticun. 
Câu 9: Bộ phận nào ở giun đất có vai tròlà tim:
A/ Mạch vòng của vùng hầu. B/ Mạch lưng. C/ Mạch bụng. D/ Cả A, B, C.
Câu 10: Động vật thân mềm sống ở cạn:
A/ Bạch tuộc. B/ Mực. C/ Sò. D/ Ốc sên.
B.TỰ LUẬN: (5Đ) 
Câu 11: Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu? (2đ)
Câu 12: Trình bày đặc điểm chung của ngành giun đốt? (2đ)
Câu 13: Nêu vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta? (1đ)
------------- Hết --------------
 Ngày 10 tháng 11 năm 2007
 GVBM
 Huỳnh Thị Cẩm Nhung
 PHÒNG GD TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Độc Lập –Tự Do –Hạnh Phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I-Năm Học 2007-2008
MÔN:SINH HỌC 7
 * Đề số 2
 A.TRẮC NGHIỆM: (5Đ)
1.Chọn câu trả lời đúng nhất. Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm. 
Câu 1:C Câu 3:A Câu 5:B Câu 7:B Câu 9:A
Câu 2:B Câu 4:D Câu 6:A Câu 8:C Câu 10:D
B.TỰ LUẬN: (5Đ)
Câu 11:Cấu tạo ngoài của châu chấu: (2đ)
 - Cơ thể gồm ba phần:đầu, ngực, bụng
 Đầu:Có đôi râu hình sợi,có đôi mắt kép lớn, ba đôi mắt nhỏ.miệng cấu tạo kiểu nghiền.
 Ngực:Có ba đốt với ba đôi chân và hai đôi cánh.
 Bụng:Có mười đốt,đốt thứ mười ở con cái kéo dài thành máng đẻ trứng.Trên mỗi đốt có một đôi lỗ thở. 
Câu 12: Đặc điểm chung của giun đốt: (2đ)
 Cơ thể phân đốt,có thể xoang
 Có hệ tuần hoàn, máu màu đỏ
 Hệ thần kinh và giác quan phát triển
 Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể
 Ống tiêu hóa phân hóa
 Hô hấp qua da hay qua mang
Câu 13: Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta:(1đ)
Hiện nay, nghề nuôi tôm ở nước ta đang được chú ýđầu tư và phát triển mạnh.Vì nước ta có điều kiện sinh thái thích hợp cho tôm sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần tăng thu nhập vàcung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến và đông lạnh pnát triển, làm tăng nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị dinh dưỡng cao.
HẾT
 Ngày 10 tháng 11 năm 2007
 GVBM
 Huỳnh Thị Cẩm Nhung
 MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ I-NĂM HỌC:2007-2008
MÔN :SINH 7 (ĐỀ SỐ 2)
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
 Vận dụng ở cấp độ cao
I. Trắc nghiệm: (5đ)
Ngành thân mềm
Lớp giáp xác
Lớp sâu bọ
Ngành giun đất
Lớp hình nhện
II.Tự luận: (5đ)
Lớp sâu bọ
Ngành giun đốt
Lớp giáp xác
4(2đ) 1(0,5đ)
2(1đ)
1(0,5đ)
1(0,5đ)
1(2đ)
1(2đ)
1(0,5đ)
1(1đ)
Tổng số câu
7
4
1
1
Tổng số điểm
3,5
5
0,5
1
% điểm
35%
50%
5%
10%
 Ngày 10 tháng 11 năm 2007
 GVBM
 Huỳnh Thị Cẩm Nhung

File đính kèm:

  • docBai_5_Kinh_lup_kinh_hien_vi_va_cach_su_dung_20150726_103624.doc