Đề thi giữa học kỳ I môn Tiếng Việt + Toán Lớp 5

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (10 điểm)

B.I. Chính tả Nghe - viết (2đ)

Bài: Một chuyên gia máy xúc (Sách HDH Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 48). Đoạn viết từ: “ Qua khung cửa kính đến .những nét giản dị, thân mật”

B.II. Viết đoạn, bài (8đ)

Hãy viết một bài văn tả cảnh biển quê em.

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt (10 điểm)

A.I Đọc thành tiếng (3đ)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm một trong các đề sau để đọc bài và trả lời câu hỏi:

Đề 1: Thư gửi các học sinh (TV5 - tập 1 – trang 4).

Đọc đoạn: "Trong năm học tới đây .Hồ Chí Minh "

Câu hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

Đề 2: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (TV5 - tập 1 - trang 10).

Đọc đoạn: "Mùa đông .treo lơ lửng"

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kỳ I môn Tiếng Việt + Toán Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)
A.I. Đọc thành tiếng: (3đ)
Số điểm đọc thành tiếng đạt được là:
A.II. Đọc thầm và làm bài tập: (7đ)
Đọc thầm bài: NGƯỜI TÙ BINH DA ĐEN
Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bang khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới:
- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không?
Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:
- Anh có con chưa?
- Có rồi, hai con gái.
- Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không?
Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:
- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.
- Tên chúng nó là gì?
Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:
- Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp?
Người tù binh ngồi ngay ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma- Rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai an hem. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừngNhững hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
 Theo Nguyễn Đình Thi
Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: (0,5 đ) Bài “ Người tù binh da đen” của tác giả nào?
a. Tô Hoài
b. Đoàn Giỏi
c. Nguyễn Đình Thi
d. Phạm Hổ
Câu 2: (0,5 đ) Người tù binh da đen là người nước nào?
a. Mĩ
b. Ma-Rốc
c. Pháp
d. Nam Phi
Câu 3: (0,5 đ) Người tù binh gia đen có mấy người con?
a. 1 người con
b. 2 người con
c. 3 người con
d. Chưa có con
Câu 4: (0,5 đ) Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì?
a. Gia đình
b. Cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp.
c. Lí do đi lính cho Pháp
d. Tâm trạng khi bị bắt, con cái, lí do đi lính cho Pháp.
Câu 5: (0,5 đ) Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp?
a. Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam.
b. Bị Pháp bắt đi lính.
c. Kiếm tiền nuôi gia đình.
d. Tự nguyện tham gia đi lính cho Pháp.
Câu 6: (0,5 đ) Vì sao sau khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ?
a. Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam.
b. Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình.
c. Sợ các chiến sĩ Việt Nam.
d. Nhớ người than ở quê nhà.
Câu 7. (0,5 đ) Từ đồng nghĩa với từ “rụt rè” là:
a. rề ra
b. rối ren
c. nhu nhược
d. nhút nhát
Câu 8: (0,5 đ) Từ trái nghĩa với từ “ chiến tranh” là:
a. xung đột
b. hòa bình
c. mâu thuẫn
d. bình thản
Câu 9. (0,5 đ) Dòng nào dưới đâu nêu đúng nghĩa của từ “tù binh”?
a. Là người đứng đầu một bộ lạc.
b. Là người bị tố cáo phạm tội và bị đưa ra xét xử trước tòa.
c. Là người của phía bên kia bị bắt giam trong thời kì chiến tranh.
d. Ra người vi phạm pháp luật và bị bắt giam.
Câu 10: (0,5 đ) Từ “cầm” trong câu nào dưới đây được dung với nghĩa gốc?
a. Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận.
b. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ.
c. Nếu chị đi buôn bán chuyến này thì cầm chắc lãi to.
d. Chứng kiến hoàn cảnh cậu bé, tôi không cầm được nước mắt.
Câu 11: (1 đ) Được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, em sẽ làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc?
Câu 12: (0,5 đ) Trong hai câu dưới đây, từ “mắt” trong câu nào mang nghĩa gốc, trong câu nào mang nghĩa chuyển?
a/ Quả na mở mắt
:
b/ Đôi mắt của bé mở to:
Câu 13: (0,5 đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (10 điểm)
B.I. Chính tả Nghe - viết (2đ)
Bài: Một chuyên gia máy xúc (Sách HDH Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 48). Đoạn viết từ: “ Qua khung cửa kínhđến ..những nét giản dị, thân mật”
B.II. Viết đoạn, bài (8đ)
Hãy viết một bài văn tả cảnh biển quê em.
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 5
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt (10 điểm)
A.I Đọc thành tiếng (3đ)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm một trong các đề sau để đọc bài và trả lời câu hỏi:
Đề 1: Thư gửi các học sinh (TV5 - tập 1 – trang 4).
Đọc đoạn: "Trong năm học tới đây.Hồ Chí Minh "
Câu hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
Đề 2: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (TV5 - tập 1 - trang 10).
Đọc đoạn: "Mùa đông..treo lơ lửng"
Câu hỏi: Kể tên các sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
Đề 3: Những con sếu bằng giấy ( TV5 - tập 1 - trang 36).
Đọc đoạn: "Ngày 16-7-1945..nhiễm phóng xạ nguyên tử "
Câu hỏi: Xa- xa – cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
Đề 4: Những con sếu bằng giấy ( TV5 - tập 1 - trang 36).
Đọc đoạn: "Khi Hi-rô-xi- ma bị ném bom..mãi mãi hòa bình "
Câu hỏi: Các bạn nhỏ làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
Đề 5: Bài ca về trái đất ( TV5 - tập 1 - trang 41).
Câu hỏi: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
Đề 6: Một chuyên gia máy xúc (TV5 - tập 21- trang 45).
Đọc đoạn: "Đó là một buổi sáng.thân mật "
Câu hỏi: Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
Đề 7: Những người bạn tốt (TV5 - tập 1 - trang 64).
Đọc đoạn: "A – ri- ôn là một nghệ sĩ..giam ông lại "
Câu hỏi: Vì sao nghệ sĩ A – ri- ôn phải nhảy xuống biển?
Đề 8: Kì diệu rừng xanh ( TV5 - tập 1 - trang 75).
Đọc đoạn: “Loanh quanh..nhìn theo. "
Câu hỏi: Những cây nấm khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
Đề 9: Cái gì quý nhất ( TV5 - tập 1 – trang 85).
Đọc đoạn: "Cuộc tranh luận thật sôi nổi.vô vị mà thôi "
Câu hỏi: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất?
Đề 10: Đất Cà Mau ( TV5 - tập 1 - trang 89).
Đọc đoạn: "Cà Mau là đất mưa dông thân cây đước "
Câu hỏi: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
A.II. Đọc văn bản và làm bài tập (7đ)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
c
b
b
d
b
a
d
b
c
b
Điềm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 11: (1đ) GV ghi 1 điểm khi học sinh có câu trả lời hợp lý. Một trong những đáp án có thể là:
- Em sẽ chăm ngoan, phấn đấu học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi.
- Em sẽ tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
- Em sẽ ra sức học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương tươi đẹp.
Câu 12: (0,5 đ) Trong hai câu dưới đây:
a/ Quả na mở mắt (Từ “mắt” mang nghĩa chuyển)
b/ Đôi mắt của bé mở to: (Từ “mắt” mang nghĩa gốc)
Câu 13: (0,5 đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
Trạng ngữ: Đã bao năm
Chủ ngữ: anh
Vị ngữ: hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
B. I. Chính tả: (2 điểm)
- Bài viết không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm.
- Chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày sạch đẹp: 1 điểm 
B. II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm:
- Mở bài đạt yêu cầu: 1 điểm
- Thân bài:
+ Nội dung đầy đủ: 1,5 điểm
+ Kĩ năng diễn đạt, hành văn: 1,5 điểm
+ Cảm xúc: 1 điểm
- Kết bài đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm
- Dùng từ đặt câu đúng: 0,5 điểm
 Sáng tạo: 1 điểm
Đề bài: Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 5
I. TRẮC NGHIỆM:
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chữ số 3 trong số thập phân của số 465,732 thuộc hàng nào?
A. Hàng chục.
B. Hàng phần trăm.
C. Hàng phần mười.
D. Hàng trăm.
Câu 2: Hỗn số  8 chuyển thành số thập phân nào? 
A. 8,205
B. 82,5
C. 8,25
D. 8,025
Câu 3: Số thập phân gồm có: ba trăm linh tám đơn vị, năm phần trăm, chín phần nghìn được viết:
A. 308,59
B. 308,509
C. 308,059
D. 308,590
Câu 4: Số lớn nhất trong các số 8,09 ; 7,99 ; 8,89 ; 8,9 là:
A. 8,09
B. 7,99
C. 8,89
D. 8,9
Câu 5: 7m 56cm = ............m. Số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 70,56
B. 7,056
C. 7,506
D. 7,56
Câu 6: 6m2 8dm2 = m2. Số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 6,8
B. 6,08
C. 0,68
D. 6,008
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Viết số thập phân có:
a) Tám trăm linh hai đơn vị, sáu phần trăm:............
b) Năm đơn vị, bảy phần mười, hai phần nghìn:
Câu 2. Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
0,32 ; 0,197 ; 0,4 ; 0,321 ; 0,187
.......................
Câu 3. Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2m 5dm = ....................m
b) 4tấn 5kg = ............... tấn
c) 12m2 6dm2 = ...........m2
d) 5kg 6g = .................kg
Câu 4. Bạn Lan mua 25 quyển vở hết 75 000 đồng. Hỏi bạn Hà muốn mua ba chục quyển vở như thế thi phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền?
..............
......
..............
..................
......................
..................
Câu 5. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 150m. Chiều rộng bằng 3/5 chiều dài.
a) Tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó.
b) Trung bình cứ 100m2 người ta thu hoạch được 60kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Đáp án: Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
CÂU
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Câu 1
B. Hàng phần trăm.
(0,5 điểm)
Câu 2
C. 8,25
(0,5 điểm)
Câu 3
C. 308,059
(0,5 điểm)
Câu 4
D. 8,9
(0,5 điểm)
Câu 5
D. 7,56
(0,5 điểm)
Câu 6
B. 6,08
(0,5 điểm)
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1
(1 điểm)
a
802,06
(0,5 điểm)
b
5,702
(0,5 điểm)
Câu 2
(0,5 điểm)
0,187 ; 0,197 ; 0,32 ; 0,321 ; 0,4
(0,5 điểm)
Câu 3
(2 điểm)
a
2m 5dm = 2,5 m
(0,5 điểm)
b
4 tấn 5kg = 4,005 tấn
(0,5 điểm)
c
12m2 6dm2 = 12,06 m2
(0,5 điểm)
d
5kg 6g = 5,006 kg
(0,5 điểm)
Câu 4
(1,5 điểm)
Số tiền của một quyển vở là:
(0,25 điểm)
75 000 : 25 = 3 000 (đồng)
(0,25 điểm)
Bạn Hà muốn mua ba chục quyển vở như thế thì phải trả người bán hàng số tiền là:
(0,25 điểm)
30 x 3000 = 90 000 (đồng)
(0,5 điểm)
Đáp số: 90 000 đồng.
(0,25 điểm)
Câu 5
(2 điểm)
Chiểu rộng thửa ruộng hình chữ nhật là:
(0,25 điểm)
150 x = 90 (m)
(0,25 điểm)
a) Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó là:
(0,25 điểm)
150 x 90 = 13500 (m2)
(0,25 điểm)
b) Cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số tạ thóc là:
(0,25 điểm)
13500 : 100 x 60 = 8100 (kg)
(0,25 điểm)
Đổi 8100 kg = 81 tạ
(0,25 điểm)
Đáp số: a) 13500 m2
b) 81 tạ thóc.
(0,25 điểm)
Bảng ma trận đề thi môn Toán lớp 5 theo Thông tư 22
Mạch kiến thức, kỹ năng
Số câu, số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TN
KQ
TL
TNKQ
TL
TN
KQ
TL
1. Đọc, viết, so sánh các số thập phân; biết giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân.
Số câu
3
2
1
4
2
Số điểm
1,5
1,5
0,5
2
1,5
2. Đại lượng và đo đại lượng: Đơn vị đo khối lượng, Đơn vị đo diện tích. Đơn vị đo độ dài.
Số câu
1
2
2
1
Số điểm
2
1
1
2
3. Giải toán có lời văn : Giải bài toán bằng cách Tìm tỉ số hoặc rút về đơn vị
Số câu
1
1
Số điểm
1,5
1,5
4. Hình học: Diện tích hình chữ nhật;
Số câu
1
1
1
Số điểm
1
1
2
Tổng
Số câu
3
2
1
2
2
1
1
6
5
Số điểm
1,5
1,5
0,5
3,5
1
1
1
3
7

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_toan_lop_5.doc