Đề thi giáo viên giỏi vòng trường môn: Sinh học năm học 2014 – 2015

Câu 8. (1,0 điểm)

a. Trong một quần thể ruồi giấm xét 2 cặp nhiễm sắc thể: cặp số I có hai locut (mỗi locut có 2 alen), cặp số II có 1 locut với 3 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng có 2 locut, mỗi locut đều có 2 alen. Biết các gen liên kết không hoàn toàn. Tính số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể liên quan đến các locut trên?

b. Ở Ruồi giấm, cho Pt/c: thân xám, cánh cụt x thân đen, cánh dài thu được F1 gồm 100% thân xám, cánh dài. Cho F1 lai với 1 ruồi thân xám, cánh dài khác thu được F2 có 4 kiểu hình trong đó kiểu hình thân xám, cánh cụt chiếm 21%. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn và nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Lập luận để xác định kiểu gen của F1 và ruồi lai với F1, giao tử của F1?

 

doc1 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi vòng trường môn: Sinh học năm học 2014 – 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG TRƯỜNG 
MÔN: SINH HỌC
NĂM HỌC 2014 – 2015
Thời gian làm bài 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (1,0 điểm) Các câu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích?
	 a. Tất cả tế bào thực vật đều có màng sinh chất, tế bào chất, trung thể và nhân.
b. Thực vật C4 có năng suất thấp hơn thực vật C3, vì thực vật C4 có hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm quang hợp.
	 c. Sự lên men rượu và lên men lactic đều là các phản ứng oxi hóa khử.
d. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là ánh sáng có màu xanh lục.
Câu 2 (1 điểm)
a. Tại sao thoát hơi nước ở thực vật vừa là “tai hoạ” vừa là “tất yếu”?
b. Những lực nào tham gia vận chuyển nước trong cây? Lực nào đóng vai trò chính?
Câu 3. (1,0 điểm)
a. Kể tên các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể?
b. Phân biệt hiện tượng trao đổi đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới hoán vị gen với hiện tượng đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?
Câu 4. (1,0 điểm) Tóm tắt quan niệm hiện đại về các con đường hình thành loài mới diễn ra phổ biến trong tự nhiên?
Câu 5. (1,0 điểm) Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở? Khi 2 loài có ổ sinh thái gối lên nhau thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Khi nào cạnh tranh loại trừ xảy ra giữa chúng?
Câu 6. (1,0 điểm) 
a. Kể tên các phương pháp tạo giống mới mà ngày nay đang được áp dụng trong thực tế sản xuất? Cho một vài ví dụ về ứng dụng thực tiễn của những phương pháp tạo giống này?
b. Dung hợp tế bào trần giống và khác với lai xa kết hợp đa bội hóa như thế nào?
Câu 7. (1,0 điểm)
 a. Một cây có kiểu gen AaBbDdEe, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội đều trội hoàn toàn. Khi cây trên tự thụ phấn, hãy xác định:
- Tỉ lệ đời con có kiểu hình 2 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn là bao nhiêu?
- Tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 1cặp đồng hợp trội, 3 cặp dị hợp là bao nhiêu?
b. Ở 1 loài thực vật gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Khi lai cặp bố mẹ dị hợp với nhau thu được F1, tiếp tục cho các cây hạt vàng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2. Hỏi F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào?
Câu 8. (1,0 điểm) 
a. Trong một quần thể ruồi giấm xét 2 cặp nhiễm sắc thể: cặp số I có hai locut (mỗi locut có 2 alen), cặp số II có 1 locut với 3 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng có 2 locut, mỗi locut đều có 2 alen. Biết các gen liên kết không hoàn toàn. Tính số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể liên quan đến các locut trên?
b. Ở Ruồi giấm, cho Pt/c: thân xám, cánh cụt x thân đen, cánh dài thu được F1 gồm 100% thân xám, cánh dài. Cho F1 lai với 1 ruồi thân xám, cánh dài khác thu được F2 có 4 kiểu hình trong đó kiểu hình thân xám, cánh cụt chiếm 21%. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn và nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Lập luận để xác định kiểu gen của F1 và ruồi lai với F1, giao tử của F1?
Câu 9: (2 điểm): Đồng chí hiểu thế nào là phương pháp dạy học tích cực? Nêu đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực. Kể tên một số phương pháp dạy học tích cực (nêu sơ lược các ưu nhược điểm của từng PP) cần phát triển ở trường Trung học phổ thông.
------------------HẾT------------------

File đính kèm:

  • docDe GVG vong truong.doc