Đề thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường - Năm học 2018-2020

Câu 8; Thông tư 22/2016/TT-BGD-ĐT quy định đánh giá định kỳ về học tập là:

A. Đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình gd phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

B. Vào giữa học kỳ I, cuối học kì I, giữ học kỳ II và cuối năm học, gv căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thước, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo 3 mức độ: HTT, HT và CHT.

C. Vào cuối học kỳ I, và cuối năm học ( riêng đối với 4, lớp 5 có thêm thời điểm đánh giá là vào giữ HK1 và giữa HK2), gv căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thưc, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo 3 mức độ: HTT, HT và CHT.

D. Vào giữa học kỳ I, cuối học kì I, giữ học kỳ II và cuối năm học, gv chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh để đánh giá học sinh theo 3 mức độ: HTT, HT và CHT.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường - Năm học 2018-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT NAM GIANG
Họ và tên: ..
TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC
LIÊN XÃ LA DÊÊ – ĐẮC TÔI
Chủ nhiệm lớp: .
Điểm
ĐỀ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2018 - 2019
 Thời gian: 90 phút
Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đ/C hãy chọn phương án đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi và ghi vào phần làm bài của mình.
Câu 1: Nghị quyết số 29 ,ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có mấy nhiệm vụ và giải pháp.
7 nhiệm vụ và giải pháp
 B. 8 nhiệm vụ và giải pháp
 C. 9 nhiệm vụ và giải pháp
 D. 10 nhiệm vụ và giải pháp
Câu 2: Theo Điều lệ trường tiểu học số 41/2010/ TT – BGD-ĐT học sinh vi phạm các khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện thì tùy theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp nào sau đây?
Phê bình trước lớp
Thông báo với gia đình
Cảnh cáo trước toàn trường
Nhắc nhở, phê bình, thống báo với gia đình.
Câu 3: Thông tư số 50/2012/TT – BGD-ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 cảu bộ trưởng BGD-ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều trong tt 41/2010/ TT – BGD-ĐT quy định tuổi của hs th là:
A. Tuổi học sinh tiểu học từ sáu đến mười một tuổi ( tính theo năm)
B. Tuổi học sinh tiểu học từ sáu đến mười hai tuổi ( tính theo năm)
C. Tuổi học sinh tiểu học từ sáu đến mười ba tuổi ( tính theo năm)
D. Tuổi học sinh tiểu học từ sáu đến mười bốn tuổi ( tính theo năm)
Câu 4: Điều 50 của điều lệ trường tiểu học số 41/201/TT- BGD-ĐT Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh của lớp để.
A. Thông báo kết quả học tập của từng học sinh, thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học yếu, giáo học sinh cá biệt, biểu dương kịp thời học sinh nố lực học tập và rèn luyện tốt.
B. Thông báo kết quả học tập của từng học sinh, các khoản đóng góp, thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học yếu, giáo học sinh cá biệt, biểu dương kịp thời học sinh nố lực học tập và rèn luyện tốt.
C. Thông báo kết quả học tập của từng học sinh, các khoản đóng góp, thống nhất kế hoạch phối hợp giúp đỡ học yếu, giáo học sinh cá biệt, biểu dương kịp thời học sinh có thành tích xuất sắc.
Câu 5: Theo quy định của TT22/2016/TT-BGD- ĐT sửa đổi, bổ sung TT 30 /2014/ TT-BGD- ĐT đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học thì.
A. Giáo viên chủ nhiệm quyết định việc hoàn thành hay chưa hoàn thành chương trình lớp học.
B. Giáo viên chủ nhiệm tiếp tục ôn tập, bồi dưỡng và tổ chức kiểm tra, đánh giá lại. 
C. Giáo viên chủ nhiệm lập danh báo cáo với hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hay ở lại lớp.
Câu 6: Tổ chức, cơ cấu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
A. Do giáo viên chủ nhiệm chỉ định với số lượng 1-3 người
B. Do phụ huynh lớp đó cử ra với số lượng 3-5 người theo quy định.
C. Do giáo viên chủ nhiệm chỉ định với số lượng 3-5 người
D. Mỗi lớp chỉ cử 01 phụ huynh làm ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
Câu 7; Các cuộc hop phụ huynh toàn thể học sinh lớp được tổ chức trong năm học vào;
A. Đầu năm học và khi kết thúc năm học
B. Đầu năm học, khi kết thúc học kỳ 1 và khi kết thúc năm học
C. Đầu năm học, khi kết thúc học kỳ 1, khi kết thúc năm học và họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu.
D. Đầu năm hoc, khi kết thúc học kỳ 1, khi kết thúc năm học và họp bất thường khi hiệu trưởng yêu cầu.
Câu 8; Thông tư 22/2016/TT-BGD-ĐT quy định đánh giá định kỳ về học tập là:
A. Đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình gd phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
B. Vào giữa học kỳ I, cuối học kì I, giữ học kỳ II và cuối năm học, gv căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thước, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo 3 mức độ: HTT, HT và CHT.
C. Vào cuối học kỳ I, và cuối năm học ( riêng đối với 4, lớp 5 có thêm thời điểm đánh giá là vào giữ HK1 và giữa HK2), gv căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thưc, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo 3 mức độ: HTT, HT và CHT.
D. Vào giữa học kỳ I, cuối học kì I, giữ học kỳ II và cuối năm học, gv chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh để đánh giá học sinh theo 3 mức độ: HTT, HT và CHT.
Câu 9: Tại khoản 2, điều 6 Quyết định 14/2007/QĐ- BGĐT có tiêu chí về: “ Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học “ là:
A. Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
B. Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy.
C. Có kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội.
D. Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, có hiểu biết về phong tục tập quán, các hoạt động thể thao, văn hóa..
Câu 10: Ở các trường tiểu học hiện nay, việc điều chỉnh nội dung dạy học theo nguyên tắc nào?
A. Đảm bảo yêu cầu chuẩn KT- KN và phù hợp điều kiện thực tế, rà soát, phát hiện, lược bớt những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học, tinh giảm các nội dung quá khó, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh tiểu học.
B. Giáo viên lựa chọn nội dung đảm bảo chuẩn KT-KN ở sách giáo khoa, các tài liệu bổ trợ (vở thực hành) phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình, trường mình.
C. Căn cứ vào tình hình của lớp, của trường mình, giáo viên lựa chọn nội dung ở sách giáo khoa, vở thực hành và các tài liệu khác nhằm đảm bảo kiến thức và kỹ năng.
Câu 11; Nguyên tắc hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa là:
A. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học, có nội dung phù hợp.
B. Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về các nội dung giáo dục, chất lượng giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa.
C. Không vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm, Người học tham gia trên tinh thần tự nguyện.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 12. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học là:
A. Quản lý lớp học, tìm hiểu đặc điểm từng học sinh để tổ chức phối hợp giáo dục học sinh, Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học.
B. Quản lý toàn diện học sinh một lớp học. Tìm hiểu đặc điểm hoàn cảnh gia đình học sinh để tổ chức phối hợp giáo dục học sinh. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm. Xây dựng tập thể HS thành một tập thể tự giáo dục. Đánh giá giáo dục, rèn luyện toàn diện học sinh
C. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh, quản lý học sinh.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Một trong những nội dung cần đổi mới đối với giáo dục Tiểu học đó là “ Đổi mới tổ chức lớp học, tăng cường tự quản của học sinh” . Là giáo viên chủ nhiệm lớp, anh chị triển khai thực hiện nội dung này như thế nào? (2,5 điểm)
Câu 2: Theo anh(chị) để trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi, người giáo viên cần có những yếu tố nào? (1,5 điểm)
ĐÁP ÁN BÀI THI GVCNL GIỎI
Năm học: 2018-2019
Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
D
A
C
B
C
C
A
B
D
C
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Tự luận ( 4 điểm) 
Câu 1: Một trong những nội dung cần đổi mới đối với giáo dục Tiểu học đó là “ Đổi mới tổ chức lớp học, tăng cường tự quản của học sinh” . Là giáo viên chủ nhiệm lớp, anh chị triển khai thực hiện nội dung này như thế nào? (2,5 điểm)
Câu 2: Theo anh(chị) để trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi, người giáo viên cần có những yếu tố nào? (1,5 điểm)

File đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_chu_nhiem_gioi_cap_truong_nam_hoc_2018_2020.doc
Giáo án liên quan