Đề thi đề xuất chọn Học sinh giỏi môn Sinh học 12 - Hà Nội

Câu 8 (1,5 điểm)

a, Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định?

b, Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội (A) quy định tính trạng bình thường và di truyền tuân theo quy luật Men đen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được 3 người con, người con gái đầu bị bệnh, người con trai thứ hai và người con trai thứ ba đều bình thường.

- Hãy vẽ sơ đồ phả hệ bệnh bạch tạng của gia đình trên qua 3 thế hệ.

- Xác định kiểu gen của 3 người con đã sinh ra từ cặp vợ chồng trên.

Biết rằng, ngoài người em chồng, anh vợ và người con gái bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.

Câu 9 (1,5 điểm)

Tại sao quá trình giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại có vai trò quan trọng trong tiến hóa? Tại sao ở những loài giao phối, cá thể và loài không phải đơn vị tiến hóa cơ sở

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất chọn Học sinh giỏi môn Sinh học 12 - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề xuất	
Khi thi: Chọn học sinh giỏi
Môn thi: Môn Sinh học lớp 12. Thời gian làm bài: 180 phút
Nội dung đề thi
Câu 1 (3,0 điểm)
a, Nêu những đặc điểm của phân tử DNA thỏa mãn các yêu cầu đối với vật chất di truyền?
b, Qúa trình nhân đôi DNA ở sinh vật nhân thực, sinh vật nhân sơ diễn ra ở thời điểm nào? Cơ chế nhân đôi của DNA có ý nghĩa gì đối với chu kì tế bào?
c, Giả sử có một dạng sống mà axit nucleic của nó chỉ có một mạch đơn và gồm 3 loại nucleotit (A, U, X). Hãy cho biết dạng sống đó là gì? Số bộ ba trên axit nucleic có thể có là bao nhiêu? Số bộ ba không chứa X, số bộ ba chứa ít nhất 1 X?
Câu 2 (2,0 điểm) 
a, Tại sao đột biến gen hầu như gây hại cho thể đột biến nhưng lại được coi là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa ?
b, Trong trường hợp nào đột biến gen không được truyền lại cho thế hệ sau?
Câu 3 (2,0 điểm)
a, Một loài cây có bộ NST lưỡng bội 2n=20 người ta chiếu tia phóng xạ hạt của loài cây nói trên trong khi phôi mầm các NST trong các tế bào còn chưa nhân đôi
Quan sát dưới kính hiến vi người ta thấy số lượng NST lớn hơn 24 tuy nhiên hàm lượng DNA trong tế bào không thay đổi so với tế bào chứa bộ NST lưỡng bội 2n. Hãy giải thích hiện tượng nói trên, cho biết ở loài này nhiều phần trên 1NST có chức năng tương tự như tâm động
b, Giả thiết có 1 NST mang các gen có chiều dài bằng nhau. Do bị chiếu xạ, phân tử DNA tạo nên NST này bị đứt đi một đoạn tương ứng với 30 mARN, và làm mất đi 2% tổng số của gen trên NST đó. Khi phân tử DNA bị đột biến tự nhân đôi đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 36000 nucleotit tự do
Đột biến nói trên thuộc loại đột biến gì?
Xác định số gen trên NST đó
Xác định chiều dài trung bình của gen
Câu 4 (3,0 điểm) 
a , Một cá thể của một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Hãy xác định
Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Loại giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
b, Cho biết mỗi cặp alen qui định 1 tính trạng và tính trạng trội hoàn toàn, phân li độc lập
Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo ra F1
- Xác định tỉ lệ giao tử ABD, abd từ cá thể AaBbDd
- Xác định số kiểu hình, số kiểu gen ở F1
- Ở F1 loại kiểu hình có 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu, loại kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 5 (2,5 điểm) 
Lai giữa củ cải lưỡng bội (2n=18) và cải bắp lưỡng bội (2n=18) thu được cơ thể lai bất thụ có 18 NST. Giải thích hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa? Vì sao đa bội hóa khắc phục được sự bất thụ của cơ thể lai xa?
Ngoài phương pháp lai xa hiện nay có 1 phương pháp có thể tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen khác nhau mang những đặc tính của những loài khác nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được, hãy cho biết tên của phương pháp này? Nêu cách tiến hành
Câu 6 (3 điểm)
a, Ở chuột lang màu lông chuột được quy định bởi 4 alen. C1 màu đen C2: màu kem C3:màu bạc C4: màu bạch tạng. Hãy phân tích kết quả phép lai, xác định thứ tự trội lặn của các gen và viết kiểu gen của các cặp bố mẹ
Phép lai
Kiểu hình P
Kiểu hình của đời con
đen
Bạc
Kem
Bạch tạng
1
Đen x đen
33
11
0
0
2
Đen x bạch tạng
10
9
0
0
3
Kem x kem
0
0
30
11
4
Bạc x kem
0
23
11
12
b, Ở một loài động vật, con đực (XY) lông trắng chân cao thuần chủng lai với con đen thân thấp thuần chủng thu được F1 đồng loạt lông trắng chân thấp. Cho con đực F1 lai phân tích Fa thu được 
Ở giới đực: 50% lông trắng, chân cao: 50% lông đen, chân cao
Ở giới cái: 50% lông trắng, chân thấp: 50% lông đen, chân thấp
Cho biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen qui định. Biện luận viết sơ đồ lai từ P tới F1.
Câu 7 (1,0 điểm) Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau
Thế hệ
Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
Kiểu gen aa
F1
0,49
0,42
0,09
F2
0,36
0,48
0,16
F3
0,25
0,50
0,25
F4
0,16
0,48
0,36
Quần thể đạng chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào? Giải thích
Câu 8 (1,5 điểm)
a, Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định?
b, Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội (A) quy định tính trạng bình thường và di truyền tuân theo quy luật Men đen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được 3 người con, người con gái đầu bị bệnh, người con trai thứ hai và người con trai thứ ba đều bình thường. 
- Hãy vẽ sơ đồ phả hệ bệnh bạch tạng của gia đình trên qua 3 thế hệ.
- Xác định kiểu gen của 3 người con đã sinh ra từ cặp vợ chồng trên.
Biết rằng, ngoài người em chồng, anh vợ và người con gái bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh.
Câu 9 (1,5 điểm)
Tại sao quá trình giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại có vai trò quan trọng trong tiến hóa? Tại sao ở những loài giao phối, cá thể và loài không phải đơn vị tiến hóa cơ sở
*HẾT*
Đáp án đề thi đề xuất thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 12 năm học 2015-2016
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,0điểm)
a, Những đặc điểm của phân tử DNA thỏa mãn các yêu cầu đối với vật chất di truyền:
- Chứa và truyền đạt thông tin di truyền
- Tự sao chép (nhân đôi) chính xác
- Có khả năng biến dị di truyền
- Có khả năng tự sửa sai
b, 
Đối với sinh vật nhân thực: nhân đôi DNA ở pha S kì trung gian khi đó NST đang dãn xoắn
Đối với sinh vật nhân sơ: nhân đôi DNA diễn ra liên tục và đồng thời với quá trình phiên mã và dịch mã
Ý nghĩa của cơ chế nhân đôi:
+ Là cơ sở cho NST tự nhân đôi
+Đảm bảo sự duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ
c , Dạng sống đó là virut vì axit nucleic của nó là ARN (chứa U)
- Số bộ ba có thể có là 33 = 27	
- Số bộ ba không chứa X là 23 = 8
- Số bộ ba chứa ít nhất 1 X: 27 – 8 = 19
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(2,0điểm)
a, Đột biến gen hầu như gây hại cho thể đột biến nhưng lại được coi là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa:
- Mặc dù tần số đột biến gen rất thấp nhưng cơ thể có rất nhiều gen gên số lượng cá thể mang gen đột biến là đáng kể
- Đột biến gen ít ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản hơn so với đột biến NST, do đó gen đột biến thường được di truyền cho các thế hệ sau, qua giao phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hóa
b, Đột biến gen không được truyền cho thế hệ sau trong các trường hợp:
- Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (đột biến xoma) không được truyền lại cho đời sau qua sinh sản hữu tính vì đột biến đó không đi vào giao tử
- Đột biến đi vào giao tử nhưng giao tử đó không được thụ tinh do sức sống kém hoặc bị đào thải bởi yếu tố ngẫu nhiên
- Đột biến gây chết hoặc làm cho cơ thể bị mất khả năng sinh sản
- Đột biến xảy ra ở tế bào chất của giao tử đực
0,25
0,5
 0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(2,0điểm)
a , Do tia phóng xạ làm đứt NST thành nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có phần chứa có chức năng như tâm động do đó các đoạn bị đứt ra trở thành NST độc lập, làm cho số lượng NST tăng mà không thay đổi hàm lượng DNA trong tế bào đó
b, Đây là dạng đột biến cấu trúc NST : mất đoạn
- Xác định số gen trên NST đó
Đoạn mất đi 30 mARN như vậy là mất đi 30 gen, và chiếm 2% tổng số gen của NST
→ NST có 30*100/2=150 gen
Số gen còn lại trên NST là 150-30=120 gen
Số nucleotit của môi trường nội bào cần cung cấp cho 120 gen tự nhân đôi là 36000
→ số nucleotit của môi trường nội bào cung cấp cho 1 gen là 36000/120=300 nucelotit
Chiều dài trung bình của một gen là: 300/2 *3,4=510 A0
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(3,0điểm)
a , Khi giảm phân bình thường thì giao tử có bộ NST đơn bội là n=6→vậy giao tử bình thường chỉ được tạo ra từ các tế bào giảm phân bình thường
Số tế bào giảm phân bình thường là: 2000-20=1980 tế bào
Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ: 1980/2000*100=99%
Khi có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân I thì sẽ tạo ra hai loại giao tử đột biến là n+1, n-1 hai loại này có tỉ lệ bằng nhau
Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ 20/2000*100=1%
Vì hai loại giao tử đột biến có tỉ lệ bằng nhau nên giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ 0,5%
b ,
Mỗi cặp alen dị hợp khi giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ½
→ tỉ lệ giao tử ABD từ cá thể ABD là: ½*1/2*1/2= 1/8
→ tỉ lệ giao tử abc từ cá thể ABD là : ½*1/2*1/2= 1/8
Số loại kiểu hình, kiểu gen ở F1
Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd = (Aa x Aa)(Bbx Bb)(Ddx Dd)
Số kiểu gen chung ở F1 là: 3*3*3=27
Số kiểu hình chung ở F1 là: 2*2*2=8
Tỉ lệ kiểu hình có 3 tính trạng trội là:3/4*3/4*3/4=27/64
Tỉ lệ kiểu hình có 3 tính trạng lặn là: ¼*1/4*1/4=1/64
Tỉ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là:1-1/64=63/64
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(2,5điểm)
- Hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa: 
+ Là bộ NST của hai loài bố, mẹ khác nhau về số lượng, hình dạng và cách sắp xếp các gen trên NST, sự không phù hợp giữa nhân và tế bào chất của hợp tử. 
+Sự không tương hợp giữa bộ NST của hai loài ảnh hưởng tới sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng trong kì đầu của giảm phân I do đó quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại
- Đa bội hóa khắc phục được sự bất thụ của cơ thể lai xa : đa bội hóa làm cho cơ thể lai xa từ 2n thành 4n khi đó đều hình thành các cặp NST tương đồng, không trở ngại cho sự tiếp hợp của NST ở kì đầu I, và sự phân li của NST ở kì sau I của giảm phân tạo giao tử
-Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần)
*Cách tiến hành
- Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai
- Cho tế bào đã mất thành tế bào của hai loài vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau→ tế bào lai
- Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây khác loài
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6
(3,0điểm)
a, Ở cặp 1: đen x đen thu được 3 đen: 1 Bạc→ đen trội so với bạc (C1> C3) kiểu gen của P là C1C3 X C1C3
Ở cặp 2: đen x bạch tạng: 1 đen:1 bạch tạng→ đen trội so với bạc và bạc trội so với bạch tạng (C1>C4) → P: C1C4 x C4C4
Ở cặp 3: Kem x kem: 3 kem: 1bạch tạng→ kem trội so với bạch tạng (C2>C4)→ P: C2C4 x C2C4
Ở cặp 4: bạc x kem: 2 bạc :1 kem:1 bạch tạng→ bạc trội so với kem, kem trội so với bạch tạng (C3>C2>C4)
→ P: C3C4 X C2C4
b, 
*Xác định quy luật di truyền của từng tính trạng
- Tính trạng màu sắc thân
P t/c: Lông trắng x lông đen → F1: 100% lông trắng
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là:
ở giới đực: lông trắng/ lông đen= 1:1
ở giới cái: lông trắng/ lông đen=1:1
ở cả hai giới đều cho tỉ lệ chung là 1:1
→ tính trạng màu lông do 1 cặp alen quy định, tính trạng lông trắng trội hoàn toàn so với tính trạng lông đen . Gen qui định tính trạng màu lông nằm trên NST thường
Qui ước: A : lông trắng, a: lông đen
- Tính trạng chiều cao chân
Pt/c: chân cao x chân thấp→ F1: 100% chân thấp
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là:
 ở cả hai giới cho tỉ lệ : Chân thấp: chân cao= 1:1 
Ở giới đực: 100 % chân cao
Ở giới cái: 100% chân thấp
Tính trạng chân thấp chỉ có ở giới cái và tính trạng chân cao chỉ có ở giới đực
→ Tính trạng chiều cao chân do một cặp alen qui định, tính trạng chân thấp trội hoàn toàn so với tính trạng chân cao, gen qui định tính trạng chiều cao chân nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y
Qui ước: B: chân cao; b: chân thấp
*Xác định quy luật di truyền của cả hai tính trạng
(chân thấp: chân cao)(lông trắng :lông đen)= (1:1)(1:1)= 1:1:1:1 trùng với tỉ lệ đề bài (1:1:1:1)
→Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau
P: AAXbY x aaXBXB
GP : 1/2AXb: ½ AY aXB
F1: ½ AaXBXb: ½ AaXB Y
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
 0,5
0,5
Câu 7
(1,0điểm)
Xác định đúng tần số của các alen qua các thế hệ 
Tần số alen A thay đổi theo hướng giảm dần qua các thế hệ còn tần số alen a thay đổi theo hướng tăng qua các thế hệ. Điều đó chứng tỏ quần thể đạng chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Vì chỉ có chọn lọc tự nhiên mới làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
0,5
 0,5
Câu 8
(2,0điểm)
a , Có thể theo dõi phả hệ để biết được bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường hay NST X quy định dựa vào đặc điểm di truyền của gen lặn trên NST X
Nếu gen lặn trên NST X:
- Tính trạng di truyền chéo - có sự gián đoạn trong biểu hiện qua các thế hệ
- Tính trạng dễ biểu hiện ở nam giới
b , 
- Vẽ sơ đồ phả hệ
- Xác định kiểu gen của ba người con của cặp vợ chồng trên:
+ Nhận thấy người con số 9 bị bệnh nên có kiểu gen aa à Cặp vợ chồng 6 và 7 đều dị hợp tử Aa.
+ Vậy người con trai 10 và 11 có kiểu gen AA hoặc Aa
0,5
 0,25
0,25
0,5
 0,25
 0,25
Câu 9
(1,5điểm)
- Vai trò của giao phối
+Giao phối tạo ra vô số các biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên 
+Giao phối làm cho các đột biến được nhân lên và phát tán trong quần thể, tạo nguồn dự trữ biến dị di truyền trong quần thể
- Ở những loài giao phối, cá thể và loài không phải đơn vị tiến hóa cơ sở
+ Mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi cá thể đó có thể bị chết hoặc mất khả năng sinh sản
+ Đời sống cá thể ngắn, quần thể tồn tại lâu dài
+Loài không thể là đơn vị tiến hóa: trong tự nhiên, loài tồn tại như một hệ thống quần thể, cách li tương đối với nhau
+Quần thể là hệ gen mở còn loài là hệ gen kín không trao đổi gen với các loài khác
0,25
0,25
 0,25
 0,25
 0,25
 0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_de_xuat_mon_Sinh_hoc_12_Hn.doc
Giáo án liên quan