Đề thi chọn học sinh giỏi trường lớp 9, năm học 2014-2015 Môn: Hóa Học

Câu 5 (4,5 điểm):

 Hòa tan hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp gồm Fe(OH)3 và ZnO bằng một lượng vừa đủ 200ml dung dịch H2SO4 1,25M.

a) Tính phần trăm theo khối lượng của oxit trong hỗn hợp ban đầu.

b) Tính khối lượng từng chất tan trong dung dịch thu được.

Câu 6 (3 điểm):

Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl; Na2CO3; HCl; AgNO3; BaCl2.

 

docx4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi trường lớp 9, năm học 2014-2015 Môn: Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MINH HƯNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
LỚP 9, NĂM HỌC 2014-2015
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Môn: Hóa học
	Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề).
	Ngày thi: /10/2014
	(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1 (2 điểm): Tổng số hạt trong nguyên tử A là 93 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23 hạt. Tìm số p, e, n trong A. 
Câu 2 (3 điểm): Từ CuSO4, nước và các dụng cụ có đủ hãy trình bày cách pha chế 500 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 250C. Biết ở 250C độ tan của CuSO4 là 40 gam.
Câu 3 (2,5 điểm): Viết các phương trình hoá học thể hiện theo sơ đồ biến hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có).
 FeCl2 (2) Fe(NO3)2 (3) Fe(OH)2
 (1 ) 	
 Fe (4) Fe2O3 (9) Fe
 (5) (8)
 Fe2O3 (6) Fe(NO3)3 (7) Fe(OH)3 
Câu 4 (5 điểm): 
Hãy tìm công thức hóa học của hợp chất (A) có chứa 36,8% Fe; 21% S và còn lại là O. Biết khối lượng mol phân tử của hợp chất là 152g.
Hãy tìm công thức hóa học của khí (B), biết rằng:
Khí B nặng hơn khí hidro 17 lần.
Thành phần theo khối lượng của khí B là: 5,88% H, còn lại là S.
Câu 5 (4,5 điểm):
 Hòa tan hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp gồm Fe(OH)3 và ZnO bằng một lượng vừa đủ 200ml dung dịch H2SO4 1,25M.
Tính phần trăm theo khối lượng của oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Tính khối lượng từng chất tan trong dung dịch thu được.
Câu 6 (3 điểm): 
Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl; Na2CO3; HCl; AgNO3; BaCl2.
(Cho biết: Cu = 64, S = 32, O = 16, H = 1, Fe = 56, Zn = 65)
=== HẾT===
TRƯỜNG THCS MINH HƯNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
LỚP 9, NĂM HỌC 2014-2015
Môn: 	Hóa học
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
(Gồm có 3 trang)
CÂU
LỜI GIẢI
ĐIỂM
1
Ta có: p + e + n = 93
 Mà: p = e g 2p + n = 93 (1)
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23 nên ta có:
 n = 2p – 23 (2) 
Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 23) = 93
 1 4p = 93 + 23 g p = 29
Vậy, e = p = 29
 n = 2p – 23 = 2´29 – 23 = 35
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
Tính toán:
C% dung dịch CuSO4 bão hòa ở 250C là:
C%bh = 100×S(100+S) = 100×40100+40 » 28,6 ( %)
m= 500×28,6100= 143 (g)
m = 500 – 143 = 357 (g)
Pha chế: Cân 143 gam CuSO4 cho vào bình có dung tích 750 ml sau đó cân 357 gam nước (hoặc đong 357 ml nước) cho vào cốc trên. Khuấy đều cho đến khi CuSO4 tan hết.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,5 đ
3
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 FeCl2 + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2AgCl$
 Fe(NO3)2 + 2NaOH Fe(OH)2 $ + 2NaNO3
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
 4Fe + 3O2 2Fe2O3 
 Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O
 Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3$ + 3NaNO3
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
4
Đặt công thức hóa học của A là: FexSyOz
Theo đề ta có:
% Fe = 56x×100%152=36,8% →x=152×36,856×100≈1
% S = 32y×100%152=21% →y=152×2132×100≈1
Ta có: 16z = 152 – 56´1 + 32´1 = 64
 g z = 6416=4
Vậy, công thức hóa học của A là: FeSO4
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5đ
Đặt công thức hóa học của khí B là: HxSy
MB = dB/H2´MH2= 17´2 = 34 (g)
Theo đề ta có:
% H= x×100%34=5,88% →x=5,88×34100≈2
Ta có: 32y = 34 – 2´1 = 32
 g y = 3232 = 1
Vậy, công thức hóa học của khí (B) là: H2S
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
5
nH2SO4=1,25×0,2=0,25mol
Đặt: x = nH2SO4 phản ứng với Fe(OH)3
 g nH2SO4phản ứng với ZnO = 0,25 – x 
PTHH: 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 g Fe2(SO4)3 + 6H2O (1)
	2mol 3mol 1mol
	2x3mol ¬ x mol g x3 mol
 ZnO + H2SO4 g ZnSO4 + H2O (2)
	1mol 	 1mol	 1mol
 (0,25-x)mol ¬(0,25-x)molg(0,25-x)mol
Theo đề ta có: mFe(OH)3 + mZnO = 18,8 gam
 1 2x3 ×107 + 81´(0,25 – x) = 18,8
 g x = 0,15 mol
Ta có: mFe(OH)3 = 2´0,153 ×107= 10,7 gam
g mZnO = 18,8 – 10,7 = 8,1 gam
Vậy, %ZnO = 8,118,8×100%≈43,1%
Trong dung dịch sau phản ứng có các chất tan là: Fe2(SO4)3 và ZnSO4
Theo phương trình (1): nFe2(SO4)3= x3=0,153=0,05mol
g mFe2(SO4)3= 0,05´400 = 20 gam
Theo phương trình (2): 
nZnSO4=0,25-x=0,25-0,15=0,1mol
g mZnSO4= 0,1´161 = 16,1 gam
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
6
Đánh dấu, lấy mẫu thử.
Nhúng quỳ tím vào các mẫu thử, mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là HCl g Dán nhãn.
Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào 4 mẫu còn lại:
+ Mẫu có sủi bọt khí là Na2CO3 g Dán nhãn.
PTHH: Na2CO3 + 2HCl g 2NaCl + H2O + CO2#
+ Mẫu có kết tủa trắng là AgNO3 g Dán nhãn.
PTHH: AgNO3 + HCl g AgCl$ + HNO3
Nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 mẫu còn lại, mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng là BaCl2 g Dán nhãn
PTHH: BaCl2 + Na2CO3 g BaCO3$ + 2NaCl
Mẫu còn lại là NaCl g Dán nhãn.
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
(Học sinh làm cách khác nhưng đúng thì vẫn cho điểm tối đa)

File đính kèm:

  • docxDE THI HSG HOA TRƯỜNG THCS MINH HƯNG (2014-2015).docx