Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT năm học 2008-2009 (Thái Bình) môn thi: Lịch sử (có đáp án)
5. Khó khăn lớn nhất đặt chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là:
A. Chính quyền cách mạng vừa thành lập, chưa được củng cố.
B. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng.
C. Âm mưu của Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc cùng tay sai của chúng.
D. Ngân sách nhà nước trống rỗng.
6. Thắng lợi lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là:
A. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ.
B. Giải phóng dải biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
C. Con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.
D. Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình đề chính thức Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THpt Năm học 2008-2009 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm) Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi vào bài làm chữ cái A, B, C, D (chữ đứng đầu các phương án trả lời) mà em cho là đúng: 1. Sự kiện nào đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam? A. 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật). B. 8-1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công thắng lợi. C. 2-1925, nhóm Cộng sản đoàn thành lập. D. 3-1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam thành lập. 2. Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm thực hiện nhiệm vụ gì? A. Làm cho phong trào yêu nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. B. Tăng nhanh số lượng hội viên. C. Tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. D. Kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. 3. Trong các nguyên nhân bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? A. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. B. Sự ra đời và lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp. D. Cả A và C. 4. Điều gì đã chứng tỏ từ tháng 9-1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930 - 1931 dần đạt tới đỉnh cao? A. Phong trào diễn ra khắp cả nước. B. Thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh. C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết. D. Đã thực hiện liên minh công - nông vững chắc. 5. Khó khăn lớn nhất đặt chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là: A. Chính quyền cách mạng vừa thành lập, chưa được củng cố. B. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng. C. Âm mưu của Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc cùng tay sai của chúng. D. Ngân sách nhà nước trống rỗng. 6. Thắng lợi lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là: A. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. B. Giải phóng dải biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. C. Con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông. D. Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ). Phần II: Tự luận (17,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Trình bày các hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930 - 1945 (được học trong chương trình Lịch sử lớp 12 THPT) theo yêu cầu sau: Số TT Tên hội nghị Thời gian Địa điểm Chủ trương lớn Câu 2. (3,0 điểm) Phân tích nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945. Câu 3. (4,0 điểm) Chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ cách mạng đối với Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc trong hai thời kì trước và sau ngày 6-3-1946 có gì khác nhau? Tại sao lại khác nhau như vậy? Câu 4. (6,0 điểm) Sách giáo khoa Lịch sử 12 (Nhà xuất bản Giáo dục 2008, trang 69) có viết: “Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.” Bằng hiểu biết của mình, em hãy: a. Phân biệt toàn cầu hóa và quốc tế hóa ? b. Nêu những biểu hiện chủ yếu và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa? c. Tại sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển? d. Nêu những sự kiện lớn chứng tỏ Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế? Họ và tên thí sinh:.................................................................. Số báo danh:.................
File đính kèm:
- De_Lich su.doc
- DA_Lich su (D).doc
- DA_Lich su.doc