Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm)

1. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn, hoa trắng là tính trạng lặn. Muốn xác định kiểu gen của cây đậu Hà Lan hoa đỏ là thuần chủng hay không thuần chủng ta làm thế nào?

 2. Ở một loài thực vật, phép lai P: AaBbdd x aaBbDd thu được F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.

 a. Xác định tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình ở F1.

 b. Tính tỉ lệ cá thể F1 có kiểu hình lặn ít nhất về 2 tính trạng trong số 3 tính trạng trên.

Câu 2 (2 điểm)

1. Những cơ chế sinh học nào xảy ra đối với các cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào đã làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính?

2. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

3. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao?

Câu 3 (2 điểm)

1. Nêu nguyên tắc cấu tạo của ADN? Đặc điểm nào của ADN giúp nó thực hiện được các chức năng di truyền?

2. Một gen có tích % giữa G với 1 loại nuclêôtit khác nhóm bổ sung bằng 5,25%. Trên mARN được tổng hợp từ gen này có Am = 40%, Xm = 18%. Hãy xác định:

a. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen.

b. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của mARN.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút. 
(Đề thi gồm :5 câu, 01 trang)
Câu 1 (2 điểm)
1. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn, hoa trắng là tính trạng lặn. Muốn xác định kiểu gen của cây đậu Hà Lan hoa đỏ là thuần chủng hay không thuần chủng ta làm thế nào? 
	2. Ở một loài thực vật, phép lai P: AaBbdd x aaBbDd thu được F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
	a. Xác định tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình ở F1.
	b. Tính tỉ lệ cá thể F1 có kiểu hình lặn ít nhất về 2 tính trạng trong số 3 tính trạng trên.
Câu 2 (2 điểm)
1. Những cơ chế sinh học nào xảy ra đối với các cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào đã làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính?
2. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
3. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3 (2 điểm)
1. Nêu nguyên tắc cấu tạo của ADN? Đặc điểm nào của ADN giúp nó thực hiện được các chức năng di truyền?
2. Một gen có tích % giữa G với 1 loại nuclêôtit khác nhóm bổ sung bằng 5,25%. Trên mARN được tổng hợp từ gen này có Am = 40%, Xm = 18%. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen.
b. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của mARN.
Câu 4 (2 điểm)
1. Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Có 4 tế bào mầm (2n) nguyên phân liên tiếp với số đợt bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào đều phát triển thành các tinh bào bậc 1 và giảm phân bình thường để tạo ra các tế bào con. Các tế bào con đều phát triển thành tinh trùng, trong các tinh trùng mang NST giới tính X có tổng số 1024 NST đơn. 
a. Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm ban đầu.
b. Nếu 6,25% số tinh trùng mang NST Y và 3,125% số tinh trùng mang NST X tham gia thụ tinh với các trứng thì sẽ tạo được bao nhiêu con đực, con cái? 
2. Một tế bào sinh tinh của động vật mang kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Là những loại giao tử nào?
Câu 5 (2 điểm)
Ở Đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và không xảy ra hiện tượng đột biến. 
1. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
2. Khi cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? 
3. Cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Xác định kết quả ở F2?
---------------HẾT---------------
Họ và tên thí sinh:................................................................. số báo danh................................
Giám thị 1:.............................................................. giám thị 2..................................................
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút. 
( Hướng dẫn chấm gồm có 5 trang)
Câu 1 (2 điểm)
1. * Dùng phép lai phân tích: Lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng:
- Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cây hoa đỏ đem lai là thuần chủng. 
Sơ đồ minh họa: P: AA (Hoa đỏ) x aa (Hoa trắng)
 F1: Aa (100% Hoa đỏ)
- Nếu kết quả phép lai phân tính thì cây hoa đỏ đem lai là không thuần chủng. 
Sơ đồ minh họa: P: Aa (Hoa đỏ) x aa (Hoa trắng) 
 F1: 1Aa (1 Hoa đỏ) : 1aa (1 Hoa trắng)
* Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn
+ Nếu F1 đồng tính thì kiểu gen của tính trạng hoa đỏ là thuần chủng.
+ Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 3 : 1 thì kiểu gen của cây hoa đỏ đem lai là không thuần chủng.
P : AA x AA -> F1 : 100% AA (100% hoa đỏ)
P : Aa x Aa -> F1 : 3 A- : 1 aa (3 hoa đỏ: 1 hoa trắng)
0,5
0,5
2. P: AaBbdd x aaBbDd
a. Tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình ở F1là:
 - Tỉ lệ các loại kiểu gen: (1Aa: 1aa)(1BB:2Bb:1bb)(1Dd:1dd) = 
1AaBBDd: 2AaBbDd: 1AabbDd: 1aaBBDd: 2aaBbDd: 1aabbDd: 1AaBBdd: 2AaBbdd: 1Aabbdd: 1aaBBdd: 2aaBbdd: 1aabbdd.
- Tỉ lệ các loại kiểu hình: (1/2A- : 1/2aa)(3/4B- : 1/4bb)(1/2D- :1/2dd) = 3/16A-B-D-: 3/16aaB-D-: 1/16A-bbD-: 1/16aabbD-: 3/16A-B-dd: 3/16aaB-dd: 1/16A-bbdd: 1/16aabbdd
b. Tỉ lệ cá thể F1 có kiểu hình lặn ít nhất về 2 tính trạng trong 3 tính trạng:
- aabbD- = 1/2.1/4.1/2 = 1/16
- aaB-dd = 1/2.3/4.1/2 = 3/16 
- A-bbdd = 1/2.1/4.1/2 = 1/16
- aabbdd = 1/2.1/4.1/2 = 1/16
Vậy tỉ lệ cá thể F1 có kiểu hình lặn ít nhất về 2 tính trạng trong 3 tính trạng: 1/16+3/16+1/16+1/16 = 6/16 = 3/8
0,25
0,25
0,5
Câu 2 (2 điểm)
1. - Ở kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatít khác nguồn trong cặp NST tương đồng.
- Tại kì giữa I các cặp NST kép tương đồng sắp xếp ngẫu nhiên trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
- Ở kì sau I diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực của tế bào. Khi kết thúc phân bào hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội kép (nNST kép) khác nhau về nguồn gốc.
- Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực với các giao tử cái giúp các cặp NST tương đồng tái tổ hợp.
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội
Bộ NST lưỡng bội
Bộ NST đơn bội
Có trong tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm sinh dục, hợp tử
Có trong giao tử
Chứa cặp NST tương đồng, mang tính chất 2 nguồn gốc 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ
Trong cùng 1 loài số lượng gấp đôi bộ NST đơn bội
Chỉ chứa 1 NST trong cặp tương đồng, mang tính chất 1 nguồn gốc hoặc từ bố, hoặc từ mẹ
Trong cùng 1 loài số lượng bằng 1 nửa bộ NST lưỡng bội
0,5
3. Sai.
Vì: người mẹ khi giảm phân chỉ cho 1 loại trứng mang NST X, còn bố giảm phân cho 2 loại tinh trùng là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y. Trong thụ tinh, nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng thì sinh được con có cặp NST giới tính XX (con gái), nếu tinh trùng mang NST Y thì sinh được con có cặp NST giới tính XY (con trai). Như vậy giới tính của con phụ thuộc vào sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 2 loại tinh trùng với trứng. Do đó quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai.
0,25
0,25
Câu 3 (2 điểm)
1. * Nguyên tắc cấu tạo của ADN 
- Nguyên tắc đa phân: ADN được cấu tạo bởi hàng triệu, chục triệu đơn phân. Mỗi đơn phân là một nuclêôtit, gồm 4 loại A, T, G, X.
- NTBS: Trên 2 mạch của phân tử ADN các nuclêôtit bắt cặp với nhau theo NTBS A-T, G-X và ngược lại.
* Để thực hiện được chức năng di truyền ADN có đặc điểm:
- Để thực hiện chức năng lưu giữ thông tin di truyền: ADN là cấu trúc mang gen, gen mang thông tin quy định cấu trúc của phân tử Prôtêin. Các gen khác nhau được phân bố theo chiều dài của phân tử ADN
- Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền: ADN có khả năng tự nhân đôi 
0,25
0,25
0,25
0,25
2. a. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.
- Theo bài ra ta có: Am = 40%, suy ra gen tổng hợp nên mARN có:
 %A = %T = (%Am + %Um) : 2 = (40 + %Um) : 2 > 20% (*)
- Theo NTBS: %A +%G = 50% hay %A+%G= 0,5 (1)
%A+%G= 0,5
%A . %G = 0,0525
{
 Theo bài ra: Tích % giữa G với 1 loại nu khác nhóm bổ sung bằng 5,25% hay ta có %G . %A = 5,25% hay %A. %G = 0,0525 (2)
Từ (1) và (2) ta có:
Giải hệ phương trình trên ta được: 
%A= 0,15 hay %A = 15% (loại vì không thỏa mãn (*))
Hoặc % A=0,35 hay %A=35% (thỏa mãn (*))
- Vậy tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen là: 
 % A = %T = 35% 
 %G = %X = 15%.
b. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của mARN.
- Am = 40% Um = 30% 
- Xm = 18% Gm = 12%
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 (2 điểm)
1. a. Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào mầm sinh dục (k nguyên dương)
Số tế bào con tạo ra sau k lần nguyên phân là: 4.2k
Số tế bào con tạo ra sau giảm phân là 4.4.2k
Các tế bào con đều phát triển thành tinh trùng. Vì số tinh trùng X = Số tinh trùng Y nên số tinh trùng X được tạo ra là 4.4.2k: 2 = 8.2k
Trong các tinh trùng mang NST giới tính X có tổng số 1024 NST đơn, ta có n.8.2k= 1024 ó 4.8.2k= 1024 ó k = 5
Vậy tế bào ban đầu nguyên phân 5 lần
b. Số tinh trùng mang NST X= số tinh trùng mang NST X = 8.25 = 256
Số tinh trùng Y thụ tinh là: 256.6,25% = 16 (tinh trùng)
Số con đực XY được tạo ra là 16 (con)
Số tinh trùng X thụ tinh là 256.3,125% =8 (tinh trùng)
Số con cái XX được tạo ra là 8 (con)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2. - Số loại giao tử có thể có: 2 loại.
- Các loại giao tử: 
 ABD và abd
Hoặc: ABd và abD
Hoặc: AbD và aBd
Hoặc: aBD và Abd
0,25
0,5
Câu 5 (2 điểm)
1. Ta có P: Hoa đỏ x Hoa đỏ® F1 xuất hiện cây hoa trắng. Chứng tỏ hoa đỏ là tính trạng trội; hoa trắng là tính trạng lặn. 
* Quy ước: Gen A quy định tính trạng hoa đỏ; a- Hoa trắng 
Để F1 xuất hiện cây hoa trắng có kiểu gen aa thì bố mẹ đều cho giao tử a. Suy ra P có kiểu gen Aa (Hoa đỏ)
Sơ đồ lai P: Aa (Đỏ) x Aa (Đỏ) 
 G: A; a A; a 
F1: TLKG: 1AA : 2Aa : 1aa
 TLKH: 3A – (hoa đỏ) : 1 aa (hoa trắng) 
- Cây hoa đỏ F1 có kiểu gen AA và Aa với tỉ lệ 1/3AA: 2/3 Aa. 
2. Khi cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, có các phép lai sau:
- F1 x F1: 1/3 (AA x AA) 
 F2: 1/3 AA 
- F1 x F1: 2/3 (Aa x Aa) 
F2: 2/3 (1/4AA: 2/4 Aa : 1/4aa) 
Vậy tỉ lệ kiểu gen ở F2: (1/3 + 2/3.1/4)AA : 2/3. 2/4Aa : 2/3.1/4 aa = 3/6AA : 2/6Aa : 1/6 aa. 
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 5 đỏ : 1 trắng. 
3. Khi cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên. Sẽ có 3 phép lai xảy ra: 
Phép lai 1: F1: 1/3.1/3( AA x AA) 
F2: 1/9 AA 
 1/9 đỏ 
Phép lai 2: F1: 1/3.2/3(AA x Aa) 
 F2: 2/9AA : 2/9 Aa 
 4/9 đỏ 
Phép lai 3: F1: 2/3.2/3(Aa x Aa) 
 F2: 1/9AA: 2/9Aa : 1/9 aa 
 3/9 đỏ: 1/9 trắng 
Vậy tỉ lệ kiểu gen ở F2: 4/9 AA : 4/9 Aa : 1/9 aa 
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 8 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2.doc