Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Nguyễn Trực (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 : (4 điểm)

- Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.

- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia xẻ niềm vui như con người.

- Phép so sánh 1 : Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh.

- Phép so sánh 2 : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió.

- Phép so sánh 3 : Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ.

- Sự kết hợp khéo léo tự nhiên của các phép tu ừ với việc sử dụng các từ đặc tả : "khổng lồ", "lửa hồng", "trong xanh" đã tả được hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, sống động và gần gũi thân thiết của cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp.

Câu 2 : (6 điểm)

(2 điểm)

- Yêu cầu về hình thức : Viết thành bài văn có bố cục ba phần rõ. Dùng từ diễn đạt trôi chảy, tự nhiên hợp lý, rõ ý. Không sai quá 5 lỗi.

(4 điểm)

- Nội dung : Làm rõ được những ý chính sau :

1) Làm rõ được nội dung câu thơ của Bác Hồ.

2) Phân tích làm rõ được việc làm và quyết tâm của bạn học sinh lớp 6 đã hiểu và làm theo lời Bác dạy trong công việc cụ thể của mình :

- Luyện chữ đẹp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Nguyễn Trực (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRỰC - TT KIM BÀI
Họ và tên: ..............................................................
Lớp: ...........................................................................
ĐỀ THI OLYMPIC
Năm học 2013 - 2014
Môn: Văn 6
Thời gian: 120 phút
Câu 1 : (4 điểm)	
Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau :
"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ : hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".
Câu 2 : (6 điểm)
Có một bạn học sinh lớp 6 sau khi được đọc câu thơ của Bác Hồ :
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."
đã mua một quyển vở đẹp và nắn nót viết lại như sau :
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Luyện chữ đẹp, học giỏi
Quyết chí ắt làm nên".
Trình bày suy nghĩ của em về nội dung sự việc đó.
Câu 3 : (10 điểm)
Câu chuyện của mùa xuân quê hương; về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về.
- HẾT -
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI OLYMPIC VĂN 6
Câu 1 : (4 điểm)	
- Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.
- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia xẻ niềm vui như con người.
- Phép so sánh 1 : Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh.
- Phép so sánh 2 : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió.
- Phép so sánh 3 : Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ.
- Sự kết hợp khéo léo tự nhiên của các phép tu ừ với việc sử dụng các từ đặc tả : "khổng lồ", "lửa hồng", "trong xanh" đã tả được hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, sống động và gần gũi thân thiết của cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp.
Câu 2 : (6 điểm)	
(2 điểm)
- Yêu cầu về hình thức : Viết thành bài văn có bố cục ba phần rõ. Dùng từ diễn đạt trôi chảy, tự nhiên hợp lý, rõ ý. Không sai quá 5 lỗi.
(4 điểm)
- Nội dung : Làm rõ được những ý chính sau :
1) Làm rõ được nội dung câu thơ của Bác Hồ.
2) Phân tích làm rõ được việc làm và quyết tâm của bạn học sinh lớp 6 đã hiểu và làm theo lời Bác dạy trong công việc cụ thể của mình :
- Luyện chữ đẹp.
- Học giỏi
- Có ý chí, quyết tâm cao, vượt qua điều kiện khó khăn đặc biệt là vượt qua chính bản thân mình để đạt được ước mơ, mục đích tốt đẹp của mình của cha mẹ thầy cô và mọi người.
3) Liên hệ với bản thân.
Câu 3 : (10 điểm)	
	A - Yêu cầu chung : Nhập vai "Mùa Xuân" để kể và tả về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống đầm ấm hạnh phúc của con người mỗi khi Tết cổ truyền đến và mùa xuân tới. Lời văn trôi chảy tự nhiên biểu cảm nội dung cân đối. Mắc không quá 5 lỗi.
	B -Yêu cầu cụ thể :
	Mở bài : Giới thiệu nhân vật "tôi" - mùa xuân, kể sự việc đến khắp mọi nơi làm cho thiên nhiên và con người thêm tươi đẹp và hạnh phúc.
	Thân bài :
	1) . Tả vẻ đẹp và kể tả việc mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời.
	- Mỗi khi Mùa Xuân (tôi) đến đất trời bừng tỉnh chào đón tôi khơi dậy tô điểm cho thiên nhiên đất trời cỏ cây hóa lá ...
	2) . Mùa xuân mang lại niềm vui hạnh phúc cho cuộc sống con người.
	- Không khí chuẩn bị đón tết và mùa xuân. Niềm vui hạnh phúc của con người, gia đình sum họp sau một năm lao động vất vả. Ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu, con cháu kính trọng thờ tổ tiên trang hoàng bàn thờ ngày tết.
	- Mùa xuân khơi dậy sức sống tình yêu của con người đối với cảnh vật thiên nhiên làm tâm hồn tình cảm con người trong sáng ấm áp hơn.
	- Mùa xuân đem đến cho con người ấm no hạnh phúc đầy đủ về cuộc sống tinh thần và vật chất rau hoa củ quả ...
	- Mùa xuân khơi dậy ước mơ về tương lại tươi sáng, về ngày mai tốt đẹp.
	Kết bài :
	- Mùa xuân là quy luật vĩnh hằng tuần hoàn của trời đất.
	- Tình cảm của "tôi" (Mùa xuân) đối với thiên nhiên, con người. Mùa Xuân lưu luyến mỗi khi tạm biệt các bạn và sẽ trở lại với các bạn, ở mãi trong lòng các bạn.
	* Tùy theo mức độ bài viết cho điểm. Học sinh có thể có những nội dung miêu tả kể chuyện khác nhưng tự nhiên, hợp lí, sáng tạo đều được chấp nhận và đánh giá đúng mức. Nội dung trên chỉ là những yêu cầu và gợi ý để người chấm vận dụng.
----Hết----

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.doc