Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (4,0 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a) Chứng minh sự khác nhau về thời tiết, khí hậu nước ta trong mùa gió Đông Bắc.

b) Giải thích nhận định: “Vị trí địa lý làm cho khí hậu nước ta có những nét độc đáo”.

Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu và giải thích các đặc điểm sông ngòi nước ta.

Câu 3 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

 Nhiệt độ, lượng mưa tại trạm khí hậu A

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt độ

(0C) 20,0 20,9 23,1 26,0 28,3 29,3 29,4 28,9 27,1 25,1 23,1 20,8

Lượng mưa (mm) 161,3 62,6 47,1 51,6 82,1 95,3 116,7 104,4 473,4 795,6 580,6 297,4

a) Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa các tháng trong năm của trạm khí hậu A.

b) Qua bảng số liệu và biểu đồ, tính thời gian mùa mưa và cho biết trạm khí hậu A thuộc khu vực khí hậu nào của nước ta?

Câu 4 (1,0 điểm). Tại sao nói: “Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam” ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KINH MÔN
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS THẤT HÙNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (4,0 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: 
a) Chứng minh sự khác nhau về thời tiết, khí hậu nước ta trong mùa gió Đông Bắc.
b) Giải thích nhận định: “Vị trí địa lý làm cho khí hậu nước ta có những nét độc đáo”.
Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu và giải thích các đặc điểm sông ngòi nước ta.
Câu 3 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
 Nhiệt độ, lượng mưa tại trạm khí hậu A
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ
(0C)
20,0
20,9
23,1
26,0
28,3
29,3
29,4
28,9
27,1
25,1
23,1
20,8
Lượng mưa (mm)
161,3
62,6
47,1
51,6
82,1
95,3
116,7
104,4
473,4
795,6
580,6
297,4
a) Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa các tháng trong năm của trạm khí hậu A.
b) Qua bảng số liệu và biểu đồ, tính thời gian mùa mưa và cho biết trạm khí hậu A thuộc khu vực khí hậu nào của nước ta? 
Câu 4 (1,0 điểm). Tại sao nói: “Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam” ?
(Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài)
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(4,0 điểm)
a. Sự khác nhau về thời tiết và khí hậu nước ta trong mùa gió Đông Bắc:
- Thời gian hoạt động: Từ tháng 11 => tháng 4 năm sau.
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa đông bắc xen kẽ những đợt gió mùa đông nam.
- Thời tiết khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rõ rệt:
+ Miền Bắc:
 ++ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
 ++ Có 1 mùa đông không thuần nhất: Đầu đông lạnh khô, cuối đông mưa phùn ẩm ướt.
 ++ Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 150 C, miền núi có nơi xuất hiện sương muối, sương giá.
- Duyên hải Miền Trung Có mưa lớn nhất là vào các tháng cuối năm.
- Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
b. Vị trí địa lý làm cho khí hậu nước ta có những nét độc đáo:
- Những đặc điểm của vị trí làm cho khí hậu nước ta có nét độc đáo:
+ Nước ta nằm trong khoảng 8°34’B đến 23°23’B, nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu.
+ Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
+ Nước ta nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương có 2 mặt Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Biển là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm.
+ Nước ta có lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam (khoảng 15 vĩ độ), hẹp ngang theo chiều Đông - Tây.
- Với những đặc điểm trên, khí hậu có nét độc đáo:
+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: có nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.
Khí hậu phân bố theo mùa: có 2 mùa rõ rệt.
Có lượng mưa và độ ẩm lớn.
+ Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên nước ta không bị khô hạn, hoang mạc hóa như một số nước có cũng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi.
+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng điển hình theo chiều Bắc - Nam.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 2
(2,0 điểm)
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, phần lớn là các sông nhỏ, ngắn, dốc: Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). 
Nguyên nhân: Do nước ta có lượng mưa hàng năm lớn, lãnh thổ nước ta hẹp ngang, đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là TB - ĐN và vòng cung: Hướng TB - ĐN (Sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Cả) và hướng vòng cung (Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam). 
Nguyên nhân: Các mạch núi ở nước ta chủ yếu theo hai hướng chính là TB - ĐN và hướng vòng cung.
- Sông ngòi nước ta có hai nùa nước, mùa lũ và mùa cạn: mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70-80% cả năm. 
Nguyên nhân: Do khí hậu nước ta có hai mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn: Bình quân có 223 gam cát bùn/m3 nước. Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn/năm. 
Nguyên nhân: Do nước ta có lượng mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn cộng với địa hình cao, dốc, đất đai bị phong hóa mạnh có tính chất vụn bở, lớp phủ thực vật mỏng nên sông có lượng phù sa lớn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(3,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác, khoa học (Trục tung thể hiện đại lượng đo lượng mưa (mm), trục hoành thể hiện các tháng trong năm (gồm 12 tháng), các cột liền kề nhau, chiều rộng các cột bằng nhau, có tên biểu đồ.
b. Tính thời gian mùa mưa:
- Thời gian mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12.
- Trạm khí hậu A thuộc khu vực khí hậu Đông Trường Sơn ở nước ta.
2,0
0,5
0,5
Câu 4
(1,0 điểm)
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam:
- Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%.
+ Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1%
- Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ
- Đồng bằng: chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
0,25
0,25
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_dia_ly_lop_8_nam_ho.doc