Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,5 điểm):

 1. Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản? Lấy ví dụ? Tại sao Men đen lại dùng các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

2. Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục.

a.Viết các kiểu gen quy định cây thân cao, quả tròn và cây thân thấp, quả bầu dục.

b. Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để:

- F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1.

- F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1.

- F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. NST là gì? Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?

b. Trình bày các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử?

c. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân.

Câu 3 (2,0 điểm):

a. Hãy nêu các chức năng của ADN? Để thực hiện được các chức năng đó, phân tử ADN có đặc điểm cấu tạo và hoạt động như thế nào?

b. Tại sao ADN ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền?

c. Cho biết đoạn mạch gốc ADN gồm 6 bộ ba:

 - AAT - XAG - TXG - TAG - ATX - GXX -

 (1) (2) (3) (4) (5) (6)

 - Hãy viết bộ ba mã sao thứ (4) tương ứng trên mARN.

 - Nếu tARN mang bộ ba đối mã là UXG thì sẽ tương ứng với bộ ba thứ mấy trên mạch gốc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN:Sinh học - Lớp 9
Thời gian làm bài:120 phút
( Đề này gồm 5 câu, 1 trang)
Câu 1 (2,5 điểm):
	1. Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản? Lấy ví dụ? Tại sao Men đen lại dùng các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
2. Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. 
a.Viết các kiểu gen quy định cây thân cao, quả tròn và cây thân thấp, quả bầu dục.
b. Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để:
- F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1.
- F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1.
- F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1.
Câu 2 (2,0 điểm):
a. NST là gì? Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?
b. Trình bày các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử?
c. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân.
Câu 3 (2,0 điểm):
a. Hãy nêu các chức năng của ADN? Để thực hiện được các chức năng đó, phân tử ADN có đặc điểm cấu tạo và hoạt động như thế nào?
b. Tại sao ADN ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền? 
c. Cho biết đoạn mạch gốc ADN gồm 6 bộ ba:
 - AAT - XAG - TXG - TAG - ATX - GXX -
 (1) (2) (3) (4) (5) (6)
 - Hãy viết bộ ba mã sao thứ (4) tương ứng trên mARN.
 - Nếu tARN mang bộ ba đối mã là UXG thì sẽ tương ứng với bộ ba thứ mấy trên mạch gốc.
Câu 4 (2,0 điểm): 
Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng cây thân cao; gen a quy định tính trạng cây thân thấp; gen B quy định tính trạng hoa đỏ; gen b quy định tính trạng hoa trắng. Khi đem F1 giao phối với hai cây khác thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: F1 x cây 1, đời F2-1 xuất hiện 1200 cây trong đó có 75 cây thân thấp, hoa trắng.
Phép lai 1: F1 x cây 2, đời F2-2 xuất hiện 480 cây trong đó có 60 cây thân thấp, hoa trắng.
 Hãy biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 và các cây đem lai?
Câu 5 (1,5 điểm):
	Ở một loài sinh vật có 2n = 48. Số lượng NST kép trong tế bào của các tế bào ứng vào thời điểm tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít hơn số lượng NST đơn của các tế bào cùng đang phân li về 2 cực của tế bào là 2400, còn tổng số NST có trong 2 nhóm tế bào đó bằng 5280.
 a. Tìm số lượng tế bào con của từng nhóm ứng vào thời điểm nói trên đang nguyên phân?
 b. Số lượng tế bào con được tạo ra khi hai nhóm tế bào nói trên kết thúc nguyên phân? 
-----------Hết-----------
Họ và tên thí sinh:................................................................Số báo danh...........................HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN:Sinh học – Năm học 2015-2016
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,5 đ)
1. 
- Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể: Ví dụ cây đậu có tính trạng thân cao, hạt vàng...
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng: Ví dụ thân cao - thân thấp...
- Khi tiến hành các thí nghiệm Menđen đã dùng các cặp TT tương phản bởi vì: 
+ Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo rõi và quan sát hết được.
+ Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận lợi cho việc theo rõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn. 
2. 
a. TH: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau:
 KG cây thân cao, quả tròn: AABB; AaBB; AABb; AaBb
 KG cây thân thấp, quả bầu dục: aabb
 TH: Hai cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng:
 KG cây thân cao quả tròn: AB/AB, AB/aB, Ab/AB, Ab/aB, AB/ab,
 KG cây thân thấp quả bầu dục: ab/ab
b. F1: có tỉ lệ: 9:3:3:1 => P: AaBb x AaBb
 F1 có tỉ lệ: 1:1:1:1 => P: AaBb x aabb
 F1 có tỉ lệ: 1:1, có: 
+ TH: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau: => P: AaBB x aabb; AABb x aabb
+ TH: Hai cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng:
 - AB/aB (Cao, tròn) X ab/ab (Thấp, bầu dục)
 - Ab/aB (Cao, tròn) X ab/ab (Thấp, bầu dục)
 - AB/Ab (Cao, tròn) X ab/ab (Thấp, bầu dục)
 - AB/ab (Cao, tròn) X ab/ab (Thấp, bầu dục)
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
 0,25
 0,25
0.25
0.25
2
(2.0 đ)
a. 
- NST là cấu trúc di truyền nằm trong nhân của tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng thuốc nhuộm mang tính kiềm.
- Cấu trúc NST biểu hiện rõ nhất ở kì giữa 
- Mô tả: NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh. Một số NST còn có eo thứ 2. Mỗi crômatit gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
b. Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử:
- Sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng làm hình thành các NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen.
- Sự phân li độc lập của các NST kép có nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ trong cặp NST tương đồng ở kỳ sau giảm phân I và sự phân ly của các NST đơn ở kỳ sau giảm phân II (lúc này không còn giống nhau do trao đổi chéo) một cách ngẫu nhiên về các tế bào con.
c. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân.
NST ở kỳ giữa của NP
NST ở kỳ giữa của GP
- Mỗi NST kép có 2 cromatit giống hệt nhau. Trong 1 tế bào, số lượng NST ở kỳ giữa là 2n NST kép.
- Mỗi NST kép gồm 2 cromatit có thể có sự khác nhau về mặt di truyền do trao đổi chéo ở kỳ đầu GP I. Trong 1 tế bào ở kỳ giữa giảm phân II số lượng NST là n NST kép.
- NST ở kỳ giữa xếp thành một hàng trên mặt phẳng phân bào.
NST ở kỳ giữa giảm phân I xếp thành 2 hàng. 
0,25
0,25
0.5
0.25
0.25
 0.25
0,25
3
(2,0 đ)
a. Chức năng của ADN:
ADN được xem là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử nhờ thực hiện được các chức năng quan trọng :
	+ Chứa đựng thông tin di truyền.
	+ Truyền đạt thông tin di truyền.
- Những đặc điểm cấu tạo và hoạt động giúp ADN thực hiện chức năng di truyền:
* Để thực hiện chức năng chứa đựng thông tin di truyền :
+ADN mang gen, gen chứa thông tin di truyền.
+ Các gen phân bố theo chiều dọc của phân tử ADN.
+ ADN có cấu trúc 2 mạch xoắn kép đảm bảo sự ổn định và bền vững của thông tin di truyền.
* Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền:
+ Giữa 2 mạch có các liên kết hiđrô linh động
+ Nhờ hoạt động tự nhân đôi của ADN.
b. Cần ARN trung gian vì:
- Đối với sinh vật nhân thực, ADN ở trong nhân mà quá trình giải mã xảy ra ở tế bào chất nên cần ARN trung gian. Việc sử dụng trung gian là ARN giúp việc truyền đạt thông tin di truyền. 
- ADN có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđro nên không phù hợp để thực hiện quá trình giải mã.
c. - Bộ ba mã sao thứ (4) trên mARN là: AUX
 - Nếu tARN mang bộ ba đối mã là UXG thì sẽ tương ứng với bộ ba thứ 3 (TXG) trên mạch gốc.
0.5
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(2.0 đ)
- Phép lai 1: F1 x cây 1, đời F2-1 xuất hiện cây thân thấp, hoa trắng với tỉ lệ = 75/1200 = 1/16
Ta có: thân thấp, hoa trắng (aa,bb) = 1/16 = 1/4 ab x 1/4 ab
=> F1 và cây 1 đều dị hợp về 2 cặp gen, các gen phân li độc lập với nhau
Vậy cây F1: thân cao, hoa đỏ có kiểu gen: AaBb
 Cây 1: thân cao, hoa đỏ có kiểu gen: AaBb
- Phép lai 2: F1 x cây 2, đời F2-2 xuất hiện cây thân thấp, hoa trắng với tỉ lệ = 60/480 = 1/8
Ta có: thân thấp, hoa trắng (aabb) = 1/8 = 1/4 ab x 1/2 ab
=> Vì F1 có kiểu gen AaBb nên cây 2 cho giao tử ab với tỉ lệ ½
=> Cây 2 có thể có kiểu gen: Aabb ( thân cao, hoa trắng)
 hoặc aaBb (thân thấp, hoa đỏ)
 0,5
 0.5
 0,5
 0,5
5
(1.5 đ)
Gọi số lượng NST kép trong nhóm TB1 là x
Gọi số lượng NST đơn trong nhóm TB2 là y
Ta có: x + y = 5280
 y – x = 2400. 
 Giải ra ta được : x = 1440 ; y = 3840.
- Nhóm TB1: NST đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo chúng đang ở kỳ giữa. Số TB con là: 1440 : 48 = 30 TB.
- Nhóm TB2: NST đang phân li về 2 cực -> chúng đang ở kì sau. Số TB con là: 3840 : (30 x 2) = 40 TB.
Số lượng TB con tạo ra từ 2 nhóm TB là: (40 x 2) + (30 x 2) = 140 TB.
0,25
0,5
0,5
0,25
(Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
-----------Hết-----------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_h.doc
Giáo án liên quan