Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 15 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2 điểm)

Cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:

Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

 (Trích “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận)

Câu 2: (2 điểm):

 Phân tích nghệ thuật tả cảnh độc đáo của Nguyễn Du trong các câu thơ:

"Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".

 (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)

Câu 3:(6 điểm):

 Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cao đẹp qua bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 15 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi:Ngữ văn Lớp 9
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giaođề)
Câu 1: (2 điểm)
Cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 (Trích “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận)
Câu 2: (2 điểm):
 Phân tích nghệ thuật tả cảnh độc đáo của Nguyễn Du trong các câu thơ: 
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
 (Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du)
Câu 3:(6 điểm): 
 Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cao đẹp qua bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
 ------------------------------------ Hết ---------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN ĐỢT 1
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
NĂM HỌC: 2015- 2016
Câu
Nội dung cần đạt
Số điểm
1
 Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau:
 Hình thức:
 Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt, phân tích thỏa đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.
 B.Về nội dung:
 - Bức tranh ở khổ thơ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bức tranh tráng lệ với âm thanh, hình ảnh tràn đầy sức mạnh của con người, đoàn thuyền và ngập tràn ánh sáng.
 - Câu hát cùng gió khơi đưa thuyền đi nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền về. Nhưng giờ đây không chỉ còn là sức mạnh của gió mà sức mạnh niềm vui con người như được nhân lên vì thuyền đầy cá. Nếu ở khổ đầu, sau khi màn đêm bao trùm trên biển, khi đó con người mở cửa đêm ra khơi đánh cá thì giờ đây họ - những người dân chài đang “chạy đua cùng mặt trời”. Không còn là sự tiếp nối của nhịp sống tự nhiên, con người mà quan hệ của thiên nhiên, con người là quan hệ song song, đua tranh. Chạy đua vói mặt trời cũng là chạy đua với thời gian.Con người đang giữ lấy từng giây, từng phút, đang vượt lên trên cả thời gian để tạo của cải cho cuộc sống mới, để xây dựng cống hiến. Những con người lao động đã về đến bến khi bình minh vừa ló dạng.
 - Cảnh biển một ngày mới được mở rộng đến muôn dặm và tràn ngập ánh sáng. Hình ảnh nhân hóa “mặt trời đội biển” đi lên mở ra một ngày mới tốt đẹp hơn, ánh sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu của cảnh vật mà còn mang “ màu mới” cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng giờ cống hiến. Sức tưởng tượng của bút pháp lãng mạn khiến bờ bãi thuyền về trong dòng thơ cuối rực rỡ huy hoàng ánh sáng.
 - Mắt của ngàn vạn con cá phơi trên bờ biển như cùng hướng về một phía phản chiếu tia sáng bình minh rực sáng muôn dặm dài xa như bờ biển đất nước. Hình ảnh hoán dụ “ huy hoàng” như mở ra một tương lai tốt đẹp cho cuộc sống của người ngư dân nơi vùng mỏ Quảng Ninh
0,25
1
0,5
0,25
2
A. Hình thức : yêu cầu viết dưới dạng một bài văn ngắn.
B. Nội dung: Phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Bằng nghệ thuật đảo ngữ, các phối màu hài hoà, nhẹ nhàng đến mức tuyệt diệu, kết hợp với sử dụng từ ngữ điêu luyện
 - Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng,sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình, mang tính đặc tả: cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng
 - Bằng vài nét chấm phá bức tranh xuân hiện lên thật khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, tươi mát, sinh động, có hồn chứ không tĩnh nặng. Ẩn sau vần thơ đó là một tâm hồn nhạy cảm, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết của tác giả.
0,5
0,5
0,5
0,5
3
A. Hình thức: Đúng thể văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, bài viết không sai lỗi chính tả, bố cục 3 phần.
B. Nội dung: Cần làm rõ các nội dung sau:
 1. Mở bài: Giới thiệu hình tượng người lính trong hai cuộc kháng chiến thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ có nhiều nét đẹp chung của người lính bộ đội cụ Hồ.
 2. Thân bài: Cần làm rõ ba nội dung sau:
 * Họ đều là những con người bình dị, mộc mạc, thấm nhuần tinh thần yêu nước, luôn khát vọng độc lập tự do nên họ quyết tâm lên đường để giải phóng quê hương đất nước.
 - Nêu hoàn cảnh xuất thân của người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu (Dẫn chứng, phân tích)
 - Nêu hoàn cảnh xuất thân của những người lính trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.” (Dẫn chứng, phân tích)
 * Nhờ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn bền chặt và lòng dũng cảm, hiên ngang, mà họ đã bất chấp gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Thiếu thốn của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp( Dẫn chứng, phân tích)
 - Thiếu thốn của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (dẫn chứng, phân tích)
 * Qua hình ảnh anh lính chúng ta chợt nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kìở họ đều có chung một nét đẹp: kiên cường, bất khuất, dũng cảm, lạc quan, yêu đời
 - Nêu điểm giống nhau của những người lính
 - Nêu điểm khác nhau của nhưỡng người lính
 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề.
0,5
1,0
2,0
2,0
0,5
Lưu ý chung:
 Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản về cách chấm. Giám khảo linh hoạt khi chấm bài của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có tính sáng tạo.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc