Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 9 (Có hướng dẫn chấm)

I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu 1 (1,5 điểm)

 Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945?

Câu 2 (1,5 điểm)

 Thế nào là chiến tranh lạnh ? Biểu hiện của chiến tranh lạnh ? Hậu quả của nó?

II. LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1 (3 điểm).

 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam?

Câu 4: (5,0 điểm)

 Trên cơ sở những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930, hãy phân tích vai trò của Người trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 9 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học: 2015-2016
Môn thi : Lịch sử - Lớp 9 
Thời gian làm bài 120 phút( không kể thời gian giao đề)
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1 (1,5 điểm) 
 Em hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945?
Câu 2 (1,5 điểm)
 Thế nào là chiến tranh lạnh ? Biểu hiện của chiến tranh lạnh ? Hậu quả của nó? 
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1 (3 điểm).
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam?
Câu 4: (5,0 điểm) 
 Trên cơ sở những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930, hãy phân tích vai trò của Người trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- - - HẾT - - -
( Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm.
 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi : Lịch sử - Lớp 9 
Thời gian làm bài: 120 phút.
Bài 1: ( 1,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
- Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh như Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-lađã giành được độc lập ngay những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của đế quốc Mĩ.
0, 5
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một cao trào đấu tranh đã diễn ra ở nhiều nước Mĩ La-tinh với mục tiêu là thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ và tiến hành cải cách tiến bộ, nâng cao đời sống nhân dân. Tiêu biểu là cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba đầu năm 1959
0, 5
- Các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc, dân chủ và đời sống chính trị, tiến hành cải cách dân chủ...
0,25
- Tuy nhiên ở một số nước có lúc đã gặp phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái...
0,25
Bài 2:(1,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
1)
* Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước Đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
0,25
2)
 *Biểu hiện của chiến tranh lạnh
- Về phía Mĩ:
+ Mĩ và các nước Đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “ Chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ( NATO, SEATO, CENTO.) 
+ Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp nhiều cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
- Về phía Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của minh.
0,25
0,25
0,25
0,25
3)
 *Hậu quả của chiến tranh lạnh.
- Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới. Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự.
 0,25
Câu 3( 3 điểm )
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
1)
* Những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất :
1,5
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau :
- Giai cấp địa chủ phong kiến : Tiếp tục phân hóa ở nông thôn, câu kết chặt chẽ với Thực dân Pháp, bóc lột kinh tế, đàn áp về chính trị với nông dân. Cũng có một bộ phận địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước khi có điều kiện.
- Giai cấp tư sản : Phân hóa thành hai bộ phận :
+ Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc.
+ Tầng lớp tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến, thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị : Tăng nhanh về số lượng, bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Một bộ phận trí thức, sinh viên,  có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
- Giai cấp nông dân : Chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, bị cướp đoạt ruộng đất, họ bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp công nhân : Phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, đời sống ngày càng khổ cực nên tinh thần chống Pháp ngày càng cao.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2)
* Giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam vì :
1,5
- Giai cấp công nhân là lực lượng mạnh, sống tập trung, có kỉ luật nghiêm minh, đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ; bị ba tầng áp bức, bóc lột nặng nề nên có tinh thần cách mạng cao độ và triệt để.
- Có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với tầng lớp nông dân, dễ tạo thành khối liên minh công nông.
- Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Với những đặc điểm trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm được giác ngộ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới, tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lênin nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một lực lượng chính trị độc lập và trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
0, 5
0,25
0,25
0, 5
Câu 4 : (4,0 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
1)
- Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được vai trò của Đảng Cộng sản, từ đó Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta.
*Chuẩn bị về tư tưởng chính trị:
- Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước Việt Nam thuộc địa, xây dựng nên lí luận cách mạng giải phóng dân tộc để truyền bá cho nhân dân Việt Nam. Những tư tưởng cách mạng của Người được thể qua nhiều tờ báo và các bài tham luận:
+ Các tờ báo, các bài viết của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), báo Đời sống công nhân (của Liên đoàn Lao động Pháp); Sự thật (Đảng Cộng sản Liên Xô); tạp chí Thư tín quốc tế (Quốc tế Cộng sản), báo Người cùng khổ, báo Thanh niên (trong những năm 1912 - 1925).
+ Các bài tham luận của Nguyễn Ái Quốc trình bày trong Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên, Đại hội Quốc tế Nông dân, Phụ nữ (1924).
+ Qua các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927).
- Những tư tưởng này là ngọn cờ hướng đạo cho phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kì vận động thành lập Đảng, là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đang đi tìm chân lí đầu thế kỷ XX; là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đồng thời cũng đặt nền móng cơ sở để xây dựng cương lĩnh cách mạng Việt Nam sau này.
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
2)
*Chuẩn bị về tổ chức:
- Sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925). Đây là tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, một tổ chức tiền thân để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản, một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Từ năm 1925 đến năm 1927, Người mở các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đã đào tạo được 75 người; một số được cử đi học ở Liên Xô, một số vào học ở trường Quân sự Hoàng Phố - Trung Quốc, còn phần lớn trở về nước hoạt động, tuyên truyền lí luận cách mạng trong quần chúng và xây dựng hệ thống tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
1.0
0, 5
0, 5
.* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng:
- Chủ động triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản. 
+ Năm 1929, khi biết tình hình Đông Dương có các tổ chức cộng sản không thống nhất được với nhau (các tổ chức hoạt động riêng rẽ, thậm chí còn công kích, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng làm cho phong trào cách mạng có nguy cơ bị chia rẽ), Người đã rời Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản. Với tư cách là người có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập đại biểu các nhóm cộng sản đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để họp Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản.
+ Bằng uy tín tuyệt đối, Người đã phân tích tình hình và đưa Hội nghị đến thành công, thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Là người soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng và được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Theo sự phân công của Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã viết lời kêu gọi quần chúng tham gia, ủng hộ Đảng và đứng dưới ngọn cờ đấu tranh của Đảng
 Như vậy, Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam.
1.0
0,25
0,25
0,25
0,25
*Lưu ý : Giám khảo khi chấm , bài làm của thí sinh phải đủ ý và kết cấu chặt chẽ mới cho điểm tối đa. Ngoài ra nếu bài làm không sai lỗi chính tả,sạch đẹp câu văn logic, trong sáng thì tùy theo ban giám khảo có thể thưởng từ 0,5 đến 1.0 điểm

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_lich_su_lop_9.doc
Giáo án liên quan