Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 8 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (1,5 điểm)

 Vì sao Việt Nam gia nhập ASEAN?

Câu 2: (1,5 điểm)

Nêu tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ 1945 đến nay đối với đời sống con người. Em cần có thái độ và hành động như thế nào để hạn chế các tác động tiêu cực?

Câu 3: (3 điểm)

Vì sao khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc chọn nước Pháp là nước đầu tiên để Người đặt chân đến? Những nét chính về quá trình hoạt động của Người trên đất nước này?

Câu 4: (2 điểm)

Vì sao nói rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

Câu 5: (2 điểm)

So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú?

 

doc7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 8 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
 Năm học 2015 - 2016
Môn thi:Lịch sử - Lớp 9
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
 Vì sao Việt Nam gia nhập ASEAN?
Câu 2: (1,5 điểm)
Nêu tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ 1945 đến nay đối với đời sống con người. Em cần có thái độ và hành động như thế nào để hạn chế các tác động tiêu cực?
Câu 3: (3 điểm) 
Vì sao khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc chọn nước Pháp là nước đầu tiên để Người đặt chân đến? Những nét chính về quá trình hoạt động của Người trên đất nước này?
Câu 4: (2 điểm)
Vì sao nói rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
Câu 5: (2 điểm)
So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng với Luận cương chính trị của đồng chí Trần Phú?
---------- HẾT ----------
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh................................ 
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Lịch sử - Lớp 9
Câu 1. (1,5 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
1
Hiệp hội các quốc gia ĐNA được thành lập năm 1967 với 5 nước thành viên ban đầu. Ngày nay ASEAN là một liên minh, chính trị, kinh tế quan trong ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ khi thành lập ASEAN không ngừng mở rộng các thành viên. Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Việt Nam tham gia vào ASEAN vì:
0,25
- Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước ta đó là: các nước tôn trọng chủ quyền, toàn ven lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau. Giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Hợp tác cùng phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
0,5
- Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, xu thế chung của thế giới chuyển dần sang đối thoại, hợp tác. Quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam chuyển sang đối thoại, hợp tác. Đặc biệt từ đầu những năm 90 thế kỷ XX, sau khi “chiến tranh lạnh” và vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị ĐNA được cải thiện. Xu hướng nổi bật đầu tiên của ASEAN là mở rộng thành viên.
0,25
- Từ năm 1986, Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới. Về đối ngoại ta chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, hợp tác cùng có lợi. ASEAN là cửa ngõ quan trọng và then chốt đầu tiên trong quá trình hội nhập với thế giới của Việt Nam. Tham gia vào ASEAN sẽ tạo cho Việt Nam có cơ hội hội nhập với kinh tế thế giới, thu hút vốn đầu tư, hội nhập với thế giới về mọi mặt.
-> Với những nguyên nhân trên năm 1995 Việt Nam đã tham gia ASEAN và trở thành thành viên thứ 7. Trong gần 20 năm gia nhập ASEAN, với những nỗ lực của mình Việt Nam đã góp phần làm cho ASEAN ngày càng phồn vinh, thịnh vượng.
0,5
Câu 2: (1,5 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
1
2
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật diến ra từ năm 1945 đến nay diễn ra trên mọi ngành, mọi lĩnh vực, đã đem lại những tiến bộ phi thường, những thành tự kì diệu. Những thành tựu đã đem lại những tác động vô cùng to lớn đối với đời sống con người nhưng bên cạnh đó cũng đem lại những hậu quả tiêu cực mà nhân loại phải gánh chịu:
* Tác động tích cực.
- Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động vô cùng to lớn làm đổi thay cuộc sống của con người. Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đã cho phép thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. 
0,25
- Đưa tới những đổi thay lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng trong ngành công- nông nghiệp giảm dần, cơ cấu dân cư trong ngành dịch vụ tăng
0,25
- Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới sau văn minh nông nghiệp, công nghiệp, đó là “văn minh trí tuệ”. Làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật ngày càng được quốc tế hóa cao
* Tiêu cực: 
- Cuộc cách mạng này đem lại những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo ra: Đã tạo ra những loại vũ khí hủy diệt, các phương tiện quân sự hủy diệt sự sống. Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, trái đất đang kêu cứu. Sinh ra nhiều dịch bệnh, cùng những đe dọa về đạo đức, tai nạn gắn với kĩ thuật hiện đại đe dọa cuộc sống con người.
0,25
0,25
3
* Thái độ và hành động của học sinh 
- Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với cuộc sống nói chung và công cuộc CNH – HĐH đất nước hiên nay. Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chiếm lĩnh những tri thức của nhân loại.Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học, áp dụng vào cuộc sống, học đi đôi với hành. 
0,25
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi như: bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Tuyên truyền với mọi người để sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường.
0,25
Câu 3: ( 3 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
1
* Nguyễn Ái Quốc chọn nước Pháp là nước đầu tiên để Người đặt chân đến vì: 
- Người không tán thành con đường cứu nước của các bậc tiền bối (Phan Bội Châu đi sang Nhật, nhờ Nhật đánh Pháp), Người quyết định tìm hướng đi mới, đi sang phương Tây. Người chọn Pháp là nơi đặt chân tới đầu tiên bởi theo Người muốn đánh đuổi kẻ thù phải có sự hiểu biết về kẻ thù.
0,25
- Từ năm 1789-1794 nước Pháp diễn ra cách mạng tư sản, đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất nên Người muốn tìm hiểu nước Pháp có thực sự “tự do-bình đẳng-bác ái” hay không? Nhân dân Pháp sống thế nào?
0,25
- Người hiểu rằng: chân lý cách mạng không phải ở phương Đông mà ở phương Tây, các nước phương Tây giàu lên, mạnh lên là nhờ con đường tư bản chủ nghĩa – con đường triển vọng (trước CMXHCN tháng Mười Nga 1917, xã hội tư bản là xã hội tiến bộ hơn tất cả các xã hội trước đó), có khoa học - kỹ thuật, có văn minh phát triển. Người muốn đi sang phương Tây xem họ làm ăn như thế nào rồi về giúp đồng bào mình.
0,5
2
* Những nét chính về quá trình hoạt động của Người trên đất nước này: 
- Ngày 5/6/1911, với tên gọi Văn Ba Người xuống làm phụ bếp cho tàu buôn Pháp, bắt đầu hành trình cứu nước. ..
0,25
- Từ năm 1911-1917, Người trải qua nhiều nước Châu Âu, châu Phi, làm nhiều nghề khác nhauNgười đã rút ra bài học đầu tiên là phân biệt bạn thù.
0,25
- Năm 1917, Người trở lại Pháp, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã tác động đến tư tưởng cứu nước của Người đã hướng Người đi theo con đường cách mạng vô sản. 
0,25
- Tháng 6 – 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Tuy không được đáp ứng, song Bản yêu sách đã gây tiếng vang lớn.
0,25
- Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
0,25
- Tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
0,25
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.
0,25
- Năm 1922, Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về VN góp phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin, làm thức tỉnh lòng yêu nước.
0,25
Câu 4. ( 2 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
1
Trước năm 1930, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra liên tục, sôi nổi và quyết liệt song đều bị thất bại vì khủng hoảng về đường lối. Đảng ra đời vạch ra đường lối chiến lược cho cách mạng. Đường lối đó là: Trước làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi sau tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Từ nay cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và có sự lãnh đạo đúng đắn để đi đến thắng lợi.
0,5
Đảng ra đời, xây dựng được một lực lượng mới cho cách mạng mà chủ yếu là liên minh công nông. Trước năm 1930, các nhà cách mạng chỉ kêu gọi nhân dân ta chống Pháp, giành độc lập dân tộc, mà không kêu gọi chống phong kiến giao ruộng đất dân cày, không chú ý đúng mức đến quyền lợi nông dân. Đảng ra đời đề ra hai khẩu hiệu chiến lược là: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. Hai khẩu hiệu này đáp ứng được nguyện vọng của đa số nhân dân, nhất là nông dân. Do đó , lôi cuốn được đông đảo nông dân đi theo cách mạng, xây dựng được khối liên minh công nông, tạo ra được một nhân tố cơ bản nữa, đảm bảo thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
0,5
Đảng ra đời vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn. Trước năm 1930, nhân dân ta chống Pháp rất anh dũng, nhưng thường sai lầm về phương pháp. Người thì dùng khởi nghĩa vũ trang (như các chiến sĩ Cần Vương), nhưng khởi nghĩa thường diễn ra lẻ tẻ, dễ bị bao vây, tiêu diệt. Người thì dùng vũ lực nhưng lại dựa vào sự cầu viện bên ngoài (như cụ Phan Bội Châu). Người thì dùng biện pháp cỉa lương (như cụ Phan Châu Trinh) không ai dựa vào sức mạnh của chính mình. Đảng ra đời vạch ra phương pháp đấu tranh mới. Đó là dùng phương pháp đấu tranh cách mạng bằng bạo lực của quần chúng, theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhờ đó ta biết xây dựng và sử dụng hai lực lượng chính trị, vũ trang để tiến hành khởi nghĩa.
0,5
Đảng ra đời xây dựng được bạn đồng minh mới. Trước năm 1930, nhiều nhà cách mạng Việt nam ra nước ngoài, tìm lực lượng cứu nước nhưng chưa ai biết đoàn kết với lực lượng cách mạng thế giới. Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của thế giới. Nhờ vậy, từ đó đến nay, ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù.
0,5
Câu 5: (2 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
1
2
Nội dung
Cương lĩnh chính trị
Luận cương chính trị
Tính chất
Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
Nhiệm vụ
Chống đế quốc, phong kiến
Đánh phong kiến, đánh đổ đế quốc
Lực lượng cách mạng
Công-nông liên lạc với trí thức tiểu tư sản, trung nông, còn phú nông, trung tiểu địa chủ , tư sản dân tộc thì phải lợi dụng hoặc trung lập họ.
Công nhân, nông dân
Vai trò lãnh đạo của Đảng
Là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Vị trí của cách mạng
Là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
Quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới.
Phương pháp cách mạng
Tập hợp tổ chức quần chúng đấu tranh.
0,5
* Giống nhau:
 Đều xác định tính chất của cách mạng Việt Nam là làm cách mạng tư sản dân quyền rồi chuyển sang cách mạng XHCN.
0,25
Mục tiêu: giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
0,25
Lãnh đạo: Đảng Cộng sản.
0,25
0,25
3
* Khác nhau:
Luận cương chính trị chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà đặt nhiệm vụ chống phong kiến lên trên nhiệm vụ chống đế quốc và không thấy được khả năng cách mạng của các giai tầng khác trong xã hội Việt Nam như trí thức, địa chủ vừa và nhỏ
0,25
Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng không chỉ đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn thể hiện sự vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, mang tính dân tộc và giai cấp sâu sắc. Còn Luận cương chính trị tiếp thu những vấn đề cơ bản của văn kiện thành lập Đảng và bổ sung thêm phương pháp cách mạng, song hai vấn đề xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng của Luận cương chính trị còn hạn chế. Những hạn chế này phải trải qua quá trình đấu tranh thực tiễn thì Đảng ta mới khắc phục được.
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_lich_su_lop_9.doc
Giáo án liên quan