Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 14 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm)

 Dưới đây là bảng niên biểu các sự kiện lịch sử Việt Nam. Em hãy điền các sự kiện lịch sử vào cột B sao cho đúng với các niên đại ở cột A.

A B

1. Ngày 05- 06- 1911

2. Tháng 12- 1920

3. Tháng 06- 1925

4. Tháng 06- 1929

5. Tháng 08- 1929

6. Tháng 09- 1929

7 Ngày 03- 02-1930

8. Ngày 19-05-1941

 Câu 2( 1.5diểm) :

 Trình bày sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 3 ( 3.5 điểm):

 Thông qua các sự kiện lịch sử có chọn lọc về cuộc đời hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930, em hãy làm sáng tỏ vai trò của Người đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 4 ( 1.5 điểm)

 Em hãy nêu những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

Câu 5 ( 1.5 điểm)

 Tại sao nói: Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN vừa là cơ hội vừa là thách thức?

---------- HẾT ----------

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 14 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Lịch sử
 Thời gian: 120 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm) 
 Dưới đây là bảng niên biểu các sự kiện lịch sử Việt Nam. Em hãy điền các sự kiện lịch sử vào cột B sao cho đúng với các niên đại ở cột A.
A
B
1. Ngày 05- 06- 1911
2. Tháng 12- 1920
3. Tháng 06- 1925
4. Tháng 06- 1929
5. Tháng 08- 1929
6. Tháng 09- 1929
7 Ngày 03- 02-1930
8. Ngày 19-05-1941
 Câu 2( 1.5diểm) :
 Trình bày sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 3 ( 3.5 điểm): 
 Thông qua các sự kiện lịch sử có chọn lọc về cuộc đời hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930, em hãy làm sáng tỏ vai trò của Người đối với cách mạng Việt Nam. 
Câu 4 ( 1.5 điểm)
 Em hãy nêu những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
Câu 5 ( 1.5 điểm)
 Tại sao nói: Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN vừa là cơ hội vừa là thách thức?
---------- HẾT ---------- 
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:...............................................; Số báo danh.........................
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Lịch sử 9
Câu 1: 2 điểm
ý/ phần
Đáp án
Điểm
A
B
 Ngày 05- 06- 1911
Từ cảng Nhà Rồng, NAQ ra đi tìm đường cứu nước
Tháng 12- 1920
Đại hội thứ XVIII Đảng XH Pháp, họp tại TP Tua, NAQ 
Tháng 06- 1925
NAQ thành lập Hội VNCMTN tại Quảng Châu( TQ)
Tháng 06- 1929
Đông Dương Cộng Sản Đảng thành lập ở Bắc Kì
Tháng 08- 1929
NAQ thành lập Hội VNCMTN tại Quảng Châu( TQ)
Tháng 09- 1929
Đông Dương Cộng Sản Đảng thành lập ở Bắc Kì
Ngày 03-02-1930
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
Ngày 19-05-1941
Hội Việt Nam độc lập Đồng Minh ( Việt Minh) ra đời.
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
Câu 2: 1.5 điểm
ý/ phần
Đáp án
Điểm
- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp, xã hội VN ngày càng phân hoá sâu sắc. Bên cạnh những giai cấp đã có từ trước( nông dân, địa chủ phong kiến), xuất hiện thêm những giai cấp mới( tư sản, tiểu tư sán và vô sản). Mỗi giai cấp có địa vị kinh tế, xã hội khác nhau nên thái độ chính trị và khả năng cách mạng cũng khác nhau
- Giai cấp nông dân: bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt, là cơ sở bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đây là lực lượng đông đảo của cách mạng. 
- Giai cấp địa chủ phong kiến: phân hoá thành hai bộ phận: Tiểu địa chủ và đại địa chủ. Một bộ phận tiểu và trung địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng. Họ có ý thức dân tộc dân chủ, chổng Pháp và tay sai. Đây là lực lương quan trọng của cách mạng
- Giai cấp tư sản: Ra đời sau CTTG I và phân hoá thành hai bộ phận: Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp và tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ . Đây là lực lượng góp phần vào phong trào đấu tranh
- Giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, bị áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,là lực lượng sớm vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng. 
 0,25 
 0,25 
0,25 
 0,25 
0,25 
 0,25 
Câu 3: 3.5 điểm
ý/ phần
Đáp án
Điểm
Yêu cầu HS viết thành bài luận sử, cần đạt các ý cơ bản sau:
a. Mở bài. HS có thể nêu tình hình cách mạng VN đầu thế kỉ XX , chính trong bối cảnh lịch sử đó Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
b. Thân bài
HS cần nêu đựơc các sự kiện có chọn lọc thể hiện được những hoạt động chủ yếu của NAQ từ 1920-1930 với một số sự kiện như sau :
- Tháng 7- 1920, NAQ đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê Nin, Người tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc- con đường cách mạng vô sản( vai trò đầu tiên)
- Tháng 12- 1920, Tại Đại hội của Đảng XH Pháp họp ở Tua: Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Ba và tham gia sáng lập ĐCS Pháp đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác- Lê nin và đi theo con đường cách mạng vô sản. Sự kiện đó đã mở đường giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc VN ( vai trò thứ hai)
- Từ 1921-> 1924, trong thời gian ở Pháp và Liên Xô, người đã tham gia lập ra cá tổ chức, tham gia các Hội nghị quốc tế, viết sách báo, vạch trần tội ác của CNĐQ nói chung và CNĐQ Pháp nói riêng, bí mật chuyển về nước nhằm giác ngộ quần chúngđặc biệt Người đã nêu mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước ĐQ với phong trào cách mạng ở các thuộc địa, vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân ở các thuộc địa. Đây là bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng, chính trị cho sự thành lập chính đảng ở nước ta( vai trò thứ ba)
- Tháng 6- 1925, Người thành lập tổ chức VN cách mạng thanh niên và tuần báo Thanh niên với mục tiêu là “ Làm cách mạng dân tộc”, từ 1925- 1927 mở các lớp huấn luyện cán bộ và chủ trương “ vô sản hoá” nhằm thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong nước, từ hội thanh niên yêu nước tiến lên thành một đảng cộng sản Đây là bước chuẩn bị tiếp theo về tổ chức cho sự thành lập chính đảng ở nước ta( vai trò thứ tư)
- Năm 1929: Ba tổ chức cộng sản ra đời trong nước( Đông Dương Cộng Sản Đảng) nhưng hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởngNgày 3-2-1930-> 7-2-1930: NAQ đã triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở VN thành một chính đảng duy nhất là ĐCS Việt Nam . Đây là vai trò thứ 5 của Người .
c. Kết bài( Kết thúc vấn đề): Sự ra đời ĐCS Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử VN
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 4: 1.5 điểm
ý/ phần
Đáp án
Điểm
Biến đổi của Đông Nam Á sau 1945:
- Trước CTTG thứ hai, hầu hết các nước ĐNA đều là thuộc địa , lệ thuộc vào các Đế quốc Phương Tây. Đời sống của nhân dân các nước rất khổ cực.
- Từ sau chiến tranh thế giới hai, nhân dân nhiều nước đã nổi dậy giành chính quyền như: In- đô- nê- xi- a( 17/8/1945), Việt Nam ( 19/8/1945), Lào( 12/10/1945)Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đã giành được độc lập
- Từ 1950, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng chủ yếu do sự can thiệp của ĐQ Mĩ.
- Sau khi độc lập, các nước bắt tay xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, một số nước trở thành nước Công nghiệp mới( NIC): Thái Lan, Xin-ga- po.
- Đến nay 11 nước trong khu vực đã tham gia ASEAN, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước ĐNA.
 0.25 
 0.25
 0.25
 0.25
 0.5
Câu 5: 1.5 điểm
ý/ phần
Đáp án
Điểm
Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập ASEAN:
* Cơ hội :
 - Nền kinh tế VN được hội nhập với kinh tế khu vực, với thị trường các nước ĐNA, có cơ hội vươn ra thế giới.
- Có điều kiện dể thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, mở rộng giao lưu văn hoá, khoa học, TDTT.
- Rút gần khoảng cách kinh tế nước ta với các nước.
* Thách thức
- VN phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế.
- Hoà nhập nếu không đứng vững sẽ tụt hậu về kinh tế, bị hoà tan về chính trị, xã hội, và đánh mất bản sắc dân tộc.
à Nắm vững cơ hội vượt qua thách thức là yêu cầu lịch sử khi Việt Nam gia nhập ASEAN
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_lich_su_lop_9.doc