Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 12 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: ( 1.5 điểm )

 Chỉ được dùng quì tím, hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt sau: H2SO4, MgCl2, Ba(NO3)2, K2SO3, Na2CO3 và K2S.

Câu 2: (1,5 điểm)

1. ( 1 điểm)

Chọn các chất A, B, C thích hợp và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) theo sơ đồ chuyển hoá sau:

A

B CuSO4 CuCl2 Cu(NO3)2 A B C

C

 2. ( 0,5 điểm)

 Trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch H3PO4 không thấy tạo thành kết tủa . Khi thêm dung dịch NaOH vào có kết tủa vàng. Khi thêm dung dịch HCl vào kết tủa vàng thấy xuất hiện kết tủa trắng. Giải thích các hiện tượng xảy ra bằng các phương trình hoá học.

Câu 3: (2 điểm)

 Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại là R hóa trị II và nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch 2 muối và 8,96 lít khí (ở đktc).

a/ Viết các phương trình hóa học đã xảy ra.

b/ Tính khối lượng muối thu được sau thí nghiệm và thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu cần dùng?

c/ Xác định kim loại R. Biết rằng trong hỗn hợp ban đầu tỉ lệ số mol R : Al là

1 : 2.

Câu 4: (2,5 điểm):

 Hỗn hợp A gồm các kim loại Mg, Al, Fe.

Lấy 14,7 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Mặt khác cũng lấy 14,7 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 10,08 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa tạo thành được rửa sạch, nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m và tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 12 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn thi: Hoá học 9. 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1: ( 1.5 điểm ) 
 Chỉ được dùng quì tím, hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt sau: H2SO4, MgCl2, Ba(NO3)2, K2SO3, Na2CO3 và K2S.
Câu 2: (1,5 điểm) 
1. ( 1 điểm) 
Chọn các chất A, B, C thích hợp và viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) theo sơ đồ chuyển hoá sau:
(1)
(3)
A	
B CuSO4 CuCl2 Cu(NO3)2 A B C
C	
	2. ( 0,5 điểm)
	 Trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch H3PO4 không thấy tạo thành kết tủa . Khi thêm dung dịch NaOH vào có kết tủa vàng. Khi thêm dung dịch HCl vào kết tủa vàng thấy xuất hiện kết tủa trắng. Giải thích các hiện tượng xảy ra bằng các phương trình hoá học.
Câu 3: (2 điểm) 
	Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại là R hóa trị II và nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch 2 muối và 8,96 lít khí (ở đktc).
a/ Viết các phương trình hóa học đã xảy ra.
b/ Tính khối lượng muối thu được sau thí nghiệm và thể tích dung dịch H2SO4 2M tối thiểu cần dùng?
c/ Xác định kim loại R. Biết rằng trong hỗn hợp ban đầu tỉ lệ số mol R : Al là 
1 : 2.
Câu 4: (2,5 điểm): 
	Hỗn hợp A gồm các kim loại Mg, Al, Fe.
Lấy 14,7 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Mặt khác cũng lấy 14,7 gam hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 10,08 lít khí (đktc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa tạo thành được rửa sạch, nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m và tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Câu 5: ( 2,5 điểm ) 
 	X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều thì trong cốc tạo ra 7,8 gam kết tủa. Lại thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều thì lượng kết tủa có trong cốc là 10,92 gam. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch X
(Thí sinh được sử dụng bất cứ tài liệu nào)
----------------HẾT--------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016 
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1
- Nhận biết được mẫu thử làm quì tím hóa đỏ là H2SO4
0,25đ
- Nhóm không làm đổi màu quì tím là : MgCl2, Ba(NO3)2 (nhóm 1)
0,125đ
- Nhóm làm quì tím đổi thành xanh là: K2SO3, Na2CO3, K2S (nhóm 2)
0,125đ
- Dùng axit H2SO4 vừa nhận biết được ở trên nhỏ vào các mẫu thử ở nhóm 1 và nhóm 2. Ở nhóm 1, mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là Ba(NO3)2, mẫu thử không có hiện tượng gì là MgCl2.
	Ba(NO3)2 + H2SO4 ® BaSO4¯ + 2HNO3
0,25đ
- Ở nhóm 2, mẫu thử xuất hiện chất khí mùi trứng thối là K2S
	K2S + H2SO4 ® K2SO4 + H2S­
0,25đ
- Mẫu thử xuất hiện khí mùi hắc là K2SO3
	K2SO3 + H2SO4 ® K2SO4 + SO2­ + H2O
0,25đ
- Mẫu thử xuất hiện khí không mùi là Na2CO3
	Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + CO2­ + H2O
0,25đ
 2
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng
(1) Cu(OH)2 + H2SO4 ® CuSO4 + 2H2O
0,125đ
(2) CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
0,125đ
(3) Cu + 2H2SO4 đ, nóng ® CuSO4 + SO2­+ 2H2O
0,125đ
(4) CuSO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + CuCl2
0,125đ
(5) CuCl2 + 2AgNO3 ® 2AgCl¯ + Cu(NO3)2
0,125đ
(6) Cu(NO3)2 + 2NaOH ® Cu(OH)2¯ + 2NaNO3
0,125đ
(7) Cu(OH)2 CuO + H2O
0,125đ
(8) CuO + H2 Cu + H2O
0,125đ
2. 
H3PO4 + 3AgNO3 Ag3PO4 + 3HNO3
Phản ứng trên không xảy ra vì do HNO3 mạnh hơn H3PO4 chỉ xảy ra ngược lại : Ag3PO4 + HNO3 H3PO4 + AgNO3 
0,25đ
Khi thêm NaOH vào thì trung hoà H3PO4 
 3NaOH + H3PO4 Na3PO4 + 3H2O
v à phản ứng giữa AgNO3 + Na3PO4 xảy ra 
 3AgNO3 + Na3PO4 Ag3PO4 +3NaNO3
 ( vàng)
0,125đ
Khi thêm HCl thì Ag3PO4 bị hoà tan 
 Ag3PO4 + 3HCl AgCl + H3PO4
 ( Trắng)
0,125đ
3
a/ Các PTHH: R + H2SO4 à RSO4 + H2 (1)
 2Al + 3H2SO4 àAl2(SO4)3 + 3H2 (2)
b/ -Gọi x là số mol của kim loại R đã phản ứng à số mol Al đã phản ứng là 2x.
 -Số mol khí hidro sinh ra: nH2 = 8,96 : 22,4 = 0,4 (mol)
 -Khối lượng khí hidro sinh ra là: 0,4 . 2 = 0,8 (g)
 R + H2SO4 à RSO4 + H2 (1)
 x x x x (Mol)
 2Al + 3H2SO4 àAl2(SO4)3 + 3H2 (2)
 2x 3x x 3x (Mol)
 -Theo PTHH (1) và (2) ta có: nH2SO4 = nH2 = 0,4 (mol)
 -Khối lượng axit H2SO4 đã phản ứng: 0,4 . 98 = 39,2 (g)
 -Khối lượng hỗn hợp 2 muối thu được là: 7,8 + 39,2 – 0,8 = 46,2 (g).
 -Thể tích dung dịch H2SO4 đã phản ứng là:V(dd H2SO4) = = 0,2 (lít)
c/ -Tổng số mol khí hidro thu được là: 
 x +3x = 0,4 à x = 0,1 (mol) (*)
 -Khối lượng hỗn hợp 2 muối : ( R + 96 ). x + 342.x = 46,2
 Rx + 96x + 342x = 46,2
 Rx + 438x = 46,2
 x .(R + 438) = 46,2 (**)
 à Thế (*) vào (**) ta được R = 24
 Vậy R là kim loại Magie (Mg)
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25
0,125 
0,125
0,125
0,125
 4
Gọi x, y, z tương ứng la số mol của Mg, Al, Fe có trong 14,7 g hỗn hợp A:
Hoà tan trong NaOH dư:
Al + NaOH + H2O NaAlO2 + 1,5H2
 y 1,5y / mol
1,5y = 3,36/22,4 = 0,15 à y = 0,1
- Hòa tan trong HCl dư:
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
 x x / mol
Al + 3HCl AlCl3 + 1,5H2
 y 1,5y / mol
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 z	 z / mol
Theo đề và trên, ta có:
24x + 27y + 56z = 14,7 (1)
x + 1,5y + z = 10,08/22,4 = 0,45 (2)
y = 0,1 (3)
Giải hệ (1, 2, 3), ta được: x = z = 0,15; y = 0,1.
Vậy % về khối lượng:
m (Mg) = 24.0,15 = 3,6 (g) chiếm 24,49%
m (Al) = 27.0,10 = 2,7 (g) chiếm 18,37%
m (Fe) = 56.0,15 = 8,4 (g) chiếm 57,14%.
- Cho ddB + NaOH dư, nung kết tủa trong không khí thu được rắn gồm (MgO, Fe2O3)
m = 18 gam.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,125
0,25
0,125
 5
- Số mol NaOH và Al(OH)3 lần 1 là:
 nAl(OH)3 = 7,8/78 = 0,1 mol ; nNaOH = 0,15x 2 = 0,3 mol
- Số mol NaOH và Al(OH)3 lần 2 là:
 nAl(OH)3 = 10,92/ 78 = 0,14 mol ; nNaOH = 0,1x 2 = 0,2 mol
* Lần 1: 3NaOH + AlCl3 --> Al(OH)3 + 3NaCl (1)
 0,3mol 0,1mol 0,1mol
Như vậy sau lần 1 thì số mol của AlCl3 vẫn còn dư.
Gọi x là số mol của AlCl3 còn dư sau lần phản ứng 1 với NaOH
* Lần 2: Nếu sau khi cho thêm 100ml dung dịch NaOH vào nữa mà AlCl3 phản ứng đủ hoặc dư thì số mol của Al(OH)3 là:
0,1 + 0,2/3 = 0,167 mol > 0,14 mol => Vô lí
Vậy AlCl3 hết mà NaOH còn dư, có phản ứng tạo NaAlO2 với Al(OH)3 theo các phản ứng: 
 3NaOH + AlCl3 --> Al(OH)3 + 3NaCl (2)
 3x mol x mol x mol
 NaOH + Al(OH)3 --> NaAlO2 + 2H2O (3)
 (0,2 – 3x) (0,2 – 3x) mol
Theo phản ứng (1)(2)(3) số mol Al(OH)3 còn lại là:
 (0,1 + x ) - (0,2 – 3x ) = 0,14 => x = 0,06 (mol)
Theo phản ứng (1)(2) thì số mol AlCl3 phản ứng là :
 0,1 + x = 0,1 + 0,06 = 0,16 mol
Vậy nồng độ mol của AlCl3 là: 0,16/0,1 = 1,6 M
0,25
0,25
0,25
0,25 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,125®
0,125®

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_hoa_hoc_lop_9.doc