Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 15 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1. (3.0 điểm)
Em hiểu như thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình? Ở trường, lớp em đã có những hoạt động như thế nào về bảo vệ hòa bình? Em hãy xây dựng một kế hoạch cho lớp em về hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường phát động?
Câu 2. (2.0 điểm)
Em hiểu như thế nào là tự chủ? Nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ? Em đã rút ra những bài học gì cho bản thân về rèn luyện tính tự chủ?
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây và giải thích rõ vì sao?
a) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.
b) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống giao tiếp;
c) Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
d) Người tự chủ biết kiềm chế những ham muốn của bản thân;
e) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
f) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động;
Câu 3. (2 điểm)
Vì sao xã hội cần phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chinh tuân theo pháp luật?
Câu 4. (3 điểm)
a, Tệ nạn xã hội là gì? Tại sao nói : “Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác”?
b, Có ý kiến cho rằng tệ nạn mại dâm là chuyện xã hội, học sinh không cần phải quan tâm.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 1 Năm học 2015 - 2016 Môn thi: GDCD - Lớp 9 Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3.0 điểm) Em hiểu như thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình? Ở trường, lớp em đã có những hoạt động như thế nào về bảo vệ hòa bình? Em hãy xây dựng một kế hoạch cho lớp em về hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường phát động? Câu 2. (2.0 điểm) Em hiểu như thế nào là tự chủ? Nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ? Em đã rút ra những bài học gì cho bản thân về rèn luyện tính tự chủ? Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây và giải thích rõ vì sao? Người tự chủ luôn hành động theo ý mình. Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống giao tiếp; Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác. Người tự chủ biết kiềm chế những ham muốn của bản thân; Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động; Câu 3. (2 điểm) Vì sao xã hội cần phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chinh tuân theo pháp luật? Câu 4. (3 điểm) a, Tệ nạn xã hội là gì? Tại sao nói : “Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác”? b, Có ý kiến cho rằng tệ nạn mại dâm là chuyện xã hội, học sinh không cần phải quan tâm. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? ---------- HẾT ---------- (Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.....................................................; Số báo danh................................ UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: GDCD - Lớp 9 Câu 1: (3điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm Ý 1 Nêu được khái niệm hòa bình, bảo vệ hòa bình 1.5 - Nêu được khái niệm hòa bình Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia-dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. 0.75 - Nêu được khái niệm bảo vệ hòa bình Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. 0.75 Ý 2: Nêu được tồi thiểu 4 hoạt động về bảo vệ hòa bình 0.5 - Biểu diễn văn nghệ; vẽ tranh về chủ đề hòa bình. - Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh thiếu nhi quốc tế. - Giao lưu với học sinh trường khác. - Lên diễn đàn bày tỏ quan điểm của lớp về về chiến tranh và hòa bình, về các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh 0.5 Ý 3 Xây dựng một kế hoạch cho lớp về hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường phát động. 1.0 Lập được Kế hoạch có tên, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm, cách tổ chức thực hiện (ví dụ lập kế hoạch về một trong các hoạt động: Biểu diễn văn nghệ; vẽ tranh về chủ đề hòa bình; giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế, lên diễn đàn bày tỏ quan điểm của lớp về về chiến tranh và hòa bình, về các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh thiếu nhi quốc tế). 1.0 Câu 2: (2 điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm Ý 1 Nêu được thế nào là tự chủ 0.5 - Tự chủ là làm chủ bản thân. Người tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. Ý 2 Những biểu hiện của người có tính tự chủ 0. 5 - Những biểu hiện của người có tính tự chủ như: Trước mọi việc, người có tính tự chủ thường tỏ ra bình tĩnh, không nóng nảy, vội vàng; khi gặp khó khăn không sợ hãi hoặc chán nản; trong cư xử với mọi người thường tỏ ra ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự. Những người có tính tự chủ luôn biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình, luôn biết tự điều chỉnh (bằng lời nói, việc làm) để sửa chữa những điều không đúng trong thái độ, cách cư xử của mình. Ý 3 Học sinh rút ra được bài học cho bản thân về rèn luyện tính tự chủ 0. 5 - Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày cụ thể là: - Phải tập điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo yêu cầu của nếp sống văn hóa: bình tĩnh, lễ độ, ôn hòa. - Phải tập hạn chế những đòi hỏi, mong muốn hưởng thụ cá nhân và xa lánh những cám dỗ để tránh những việc làm xấu. - Phải suy nghĩ trước và sau khi hành động( về phương thức, cách thức xử sự, về hậu quả của việc làm), xem việc làm đó là đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa. Ý 4 Bài tập 0.5 Đồng ý với các ý: b, c, d, f. Bởi vì các ý kiến đó chính là những biểu hiện của tính tự chủ, thể hiện sự tự tin, suy nghĩ chín chắn. Câu 3: (2.0 điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm Ý 1 Học sinh giải thích được: Xã hội cần phải có pháp luật vì: Các quy định cả pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong moị lĩnh vực của đời sống, giúp xã hội tồn tại và phát triển bình thường. Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo sao cho mọi hành động của công dân trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự. Bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh. Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước, quản ký xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có pháp luật, xã hội sẽ bị rối loạn, tính mạng mỗi người dân sẽ bị đe dọa, xã hội ấy sẽ không thể tồn tại được. 0.5 0.5 0.5 Ý 2 Mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì: 0.5 Khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không những ta đảm bảo quyền lợi cho mình và mọi người mà đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Câu 4: (3.0 điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm a Nêu được khái niệm: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. 0.5 Học sinh giải thích được: Sở dĩ nói: “Tệ nạn xã hội là con đường ngắn nhất dẫn đến tội ác” bởi vì chính tệ nạn xã hội hủy hoại sức khỏe tinh thần và đạo đức của con người. Làm tiêu tán của cải vật chất và tan vỡ hạnh phúc gia đình, những hậu quả này khiến con người rơi vào tuyệt vọng, không làm chủ được chính mình và dễ dàng sa vào con đường tội ác. Học sinh lấy ví dụ chứng minh như: Tệ nạn ma túy thì dẫn đến hậu quả gì... và không ít những tội ác đã làm đau lòng mọi người chỉ vì nghiện ma túy như giết người, cướp của... 1.0 0.5 b Học sinh nêu được : Không tán thành với ý kiến đó vì: + Mại dâm là mọt trong ba tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. + Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân trong đó có học sinh. + Học sinh có thể phòng chống tệ nạn này bằng cách: Xác định mục đích của bản thân là học tập tốt, sống lành mạnh giản dị. Tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, tố cáo các hành vi mua dâm, bán dâm và dụ dỗ dẫn dắt mại dâm. 0.25 0.25 0.25 0.25
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_giao_duc_cong.doc