Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề 15 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 : ( 3 điểm)

 Nước ta có mấy khu vực địa hình ? Nêu đặc điểm của khu vực địa hình đồng bằng ?

Câu 2: ( 2 điểm)

 Phân tích những mặt mạnh và mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

Câu 3: 2 điểm

 Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1994- 2005 ( đơn vị : tỉ USD)

 1994 1996 1998 2000 2004 2005

Xuất khẩu 4,1 7,3 9,4 14,5 26,5 32,4

Nhập khẩu 5,8 11,1 11,5 15,6 32,0 36,8

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1994- 2005.

b. Nhận xét và giải thích về hoạt động ngoại thương ở nước ta theo số liệu trên.

Câu 4: ( 1 điểm)

 Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta ?

Câu 5 : ( 2 điểm)

 Nêu những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

---------- HẾT ----------

(Đề thi gồm có 01 trang)

Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam.

 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề 15 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT LƯƠNG TÀI
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Địa lý- lớp 9
( Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 : ( 3 điểm)
 Nước ta có mấy khu vực địa hình ? Nêu đặc điểm của khu vực địa hình đồng bằng ?
Câu 2: ( 2 điểm)
 Phân tích những mặt mạnh và mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Câu 3: 2 điểm
 Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1994- 2005 ( đơn vị : tỉ USD)
1994
1996
1998
2000
2004
2005
Xuất khẩu
4,1
7,3
9,4
14,5
26,5
32,4
Nhập khẩu
5,8
11,1
11,5
15,6
32,0
36,8
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1994- 2005.
b. Nhận xét và giải thích về hoạt động ngoại thương ở nước ta theo số liệu trên.
Câu 4: ( 1 điểm)
 Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta ? 
Câu 5 : ( 2 điểm)
 Nêu những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
---------- HẾT ----------
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam. 
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:............................................; Số báo danh................................
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM 
 Môn thi: Địa Lý 9
Câu 1 : ( 3 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
a.
 Nước ta có 3 khu vực địa hình : Khu vực đồi núi ; Khu vực đồng bằng ; Địa hình bờ biển và thềm lục địa 
0,5 điểm
b.
Đặc điểm của khu vực đồng bằng :
 Chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. Nước ta có hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông và dải đồng bằng ven biển miền trung: 
* Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông: Gồm ĐBSCL và ĐBSH , Các đồng bằng này hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu sông. 
- ĐBSCLong: 
+ Do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp.
+ Có dạng 1 tứ giác
+ Diện tích khoảng 40.000km2
+ Độ cao trung bình 2- 3m so với mực nước biển. 
+ Bề mặt đồng bằng bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, do không có đê lớn để ngăn lũ-> mùa lũ nhiều vùng đất trũng rộng bị ngập úng sâu (Đồng tháp Mười, Tứ giác long Xuyên..) còn về mùa khô nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
+ Quá trình bồi đắp phù sa các vùng bên trong đồng bằng vẫn còn tiếp diễn.
+ Là vùng trọng điểm nông nghiệp lớn nhất nước ta, tập trung đông dân cư.
- ĐBS Hồng 
+ Nằm ở hạ lưu sông Hồng, phía đông nam Bắc Bộ
+ Diện tích rộng 15000Km2 lớn thứ 2 cả nước
+ Có dạng hình tam giác khổng lồ
+ Bề mặt tương đối bằng phẳng
+ Có hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc dài trên 2700m tạo thành nhiều ô trũng
+ Thấp hơn mực nước sông ngoài đê 3-7m
+ Các vùng trong đê không được bồi tụ phù sa thường xuyên
+ Được khai phá từ lâu đời, dân cư tập trung đông đúc.
+ Có giá trị trồng cây lương thực, cây vụ đông -> Là vùng trọng điểm nông nghiệp lớn thứ 2 nước ta, tập trung đông dân cư.
* Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ : 
-Tổng diện tích 15.000 km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành những vùng đồng bằng nhỏ do các hệ thống núi đâm ngang ra sát biển, chỉ có một vài đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn như ĐB Thanh Hoá, ĐB Nghệ An, Đồng bằng Quảng Nam và Đb Phú Yên. 
- Đất có đặc tính nghèo mùn, ít phù sa -> thích hợp phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thuỷ sản.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
 0,5 điểm
Câu 2 : ( 2 điểm)
Ý
 Nội dung
Điểm
*
 Những mặt mạnhcủa nguồn lao động nước ta:
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm một triệu lao động.
+ Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
+ Khả năng tiếp nhận trình độ kỹ thuật.
+ Đội ngũ lao động kỹ thuật ngày càng tăng: Hiện nay lao động kỹ thuật có khoảng 5 triệu người ( chiếm 13% tổng số lao động) trong đó số lao động có trình độ Đại học Cao Đẳng là 23%.
 + Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ lệ lao động trong ngành nông – lâm- ngư nghiệp
0,5 điểm
* 
Những mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta:
+ Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.
+ Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có tay nghề còn ít.
+ Lực lượng lao động phân bố không đều chỉ tập trung ở đồng bằng. Đặc biệt lao động kỹ thuật ở các thành phố lớn dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở đồng bằng, thất nghiệp ở thành phố, trong khi đó ở Miền núi và Trung du lại thiếu lao động.
+ Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp còn chiếm ưu thế.
0,5 điểm
*
 Việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta vì:
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta.
- Số người thiếu việc làm cao, số người thất nghiệp đông ( dẫn chứng kèm theo năm cụ thể
VD: Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 28,2%; Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 6,8%. Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động ( số liệu năm 2003
- Do cơ cấu mùa vụ và hoạt động ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông thôn.
- Thiếu việc làm sẽ gây nhiều vấn đề phức tạp cho xã hội nên hiện nay vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta. Gay gắt nhất là đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
-> Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia , nếu không sử dụng hết hết sẽ gây lãng phí, gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
1 diểm
Câu 3 : ( 2 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
a
* Xử lý số liệu :
Bảng kết quả : Coi tổng giá trị xuất nhập khẩu = 100%
Cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1994- 2005 ( đơn vị : %)
1994
1996
1998
2000
2004
2005
Xuất khẩu
41,4
39,7
45
48,2
45,3
46,8
Nhập khẩu
58,6
60,3
55
51,8
54,7
53,2
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
100
100
100
100
100
100
* Vẽ biểu đồ miền
0,25 điểm
0,75 điểm
b
* Nhận xét : Giai đoạn 1994- 2005
- Hoạt động ngoại thương ở nước ta phát triển mạnh : Giá trị nhập khẩu, xuất khẩu, tổng giá trị xuất nhập khẩu nước ta đều tăng nhanh liên tục ( d/c)
- Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu ( d/c )
- Giá trị nhập khẩu luôn cao hơn giá trị xuất khẩu -> nước ta là nước nhập siêu ( d/c)
- Tỉ lệ giá trị xuất khẩu và nhập khẩu có xu hướng biến động trái ngược nhau ( d.c)
* Giải thích :
- Sau Đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển, cùng với nó là sự thay đổi trong cơ chế quản lý xuất- nhập khẩu, thị trường được mở rộng theo hướng đa phương, đa dạng hóa => cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu tăng kéo theo tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh.
- VN là nước có nền kinh tế đang phát triển, trình độ công nghệ, máy móc, vật tư còn nhiều hạn chế => nhu cầu nhập khẩu nhiều.
- Do biến động của thị trường, giá cả và do tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu, nhập khẩu có sự khác nhau theo từng thời kỳ nên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu biến động trái ngược nhau .
0, 5 điểm
0, 5 điểm
Câu 4 : ( 1 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
 Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta vì các nguyên nhân: 
- Vai trò Hà nội là thủ đô, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
- Đây là 2 thành phố lớn nhất, đông dân nhất nước ta
- Là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
- 2 thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
- Là 2 trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta
- Các dịch vụ khác như: quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuật... đều phát triển
- Phát triển các hoạt động dịch vụ có vai trò thúc đẩy hơn nữa vị thế của 2 trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kĩ thuật lớn nhất cả nước
=> Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở thành 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta.
1điểm
Câu 5 : ( 2 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
a.
Những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của trung du và miền núi Bắc Bộ : 
Vị trí địa lí:
- Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Thượng Lào, phía đông giáp Biển Đông, phíá nam giáp ĐBSH, thuận lợi cho giao lưu KT - XH trong và ngoài nước, phát triển kinh tế biển. 
0,25điểm
b.
Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên:
*Địa hình: 
 - Địa hình khá đa dạng, có sự khác biệt giữa 2 tiểu vùng ĐB và TB: tiểu vùng Tây Bắc núi non hiểm trở, chạy theo hướng Tây bắc- đông nam, có dãy núi Hoàng Liên Sơn cao trên 2500m. Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung.
-> Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh phát triển nhiều ngành sx nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm- ngư nghiệp. 
* Đất đai: 
- Chủ yếu là đất Feralít với diện tích rộng, là điều kiện tốt để phát triển các cây công nghiệp, trồng rừng và đồng cỏ để chăn nuôi. Ngoài ra còn có đất phù sa ở các thung lũng sông và trên các cánh đồng giữa núi: Than Uyên, Điện Biênlà cơ sở để sản xuất thực phẩm cho vùng
* Khí hậu: 
 Nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh. Vùng có khả năng phát triển các loại cây công nghiệp cận nhiện và rau quả ôn đới ...
* Tài nguyên nước: 
- Sông ngòi của vùng có trữ năng thủy điện rất lớn 
- Hệ thống sông Hồng có tiềm năng lớn về thuỷ điện (37% trữ năng thủy điện của cả nước.), 
* Tài nguyên sinh vật: Rất đa dạng. 
- Trong rừng có nhiều gỗ , thú quý hiếm thuận lợi phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
- Biển: Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường Vịnh Bắc Bộ, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
* Khoáng sản: 
Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta  -> có thế mạnh phát triển công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện:
- Khoáng sản nhiên liệu : 
 + Mỏ than (Quảng Ninh) có trữ lượng và chất lượng tốt nhất ĐNA. Hiện nay sản lượng than khai thác đạt 30 triệu tấn /năm. Ngoài ra còn có các mỏ than nâu ( Na Dương – Lạng Sơn) ; than mỡ ( Thái Nguyên) 
 - Khoáng sản kim loại:
 Có nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như : Sắt ( Thái Nguyên), Thiếc ( Cao Bằng), Chì- kẽm ( Bắc Cạn ) , Bô xít ( Cao Bằng), Đồng – Niken (Sơn La), . 
- Các khoáng sản phi kim loại: Đáng kể nhất là Apatit (Lào Cai) trữ lượng khoảng hơn 2 tỉ tấn; pirit ( Phú Thọ), Photphat ( Lạng Sơn)...
- Vật liệu xây dựng : đá vôi, sét, cao lanh ( Quảng Ninh), đá quí ( Yên Bái)...
=> Các loại khoáng sản: than, sắt, đồng, chì, apatit, đá vôi có giá tri kinh tế cao.
* Tài nguyên du lịch: Phong phú thuận lợi phát triển kinh tế du lịch đem lại nguồn thu nhập lớn 
- Vịnh Hạ Long - được UNETCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới. Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
- Du lịch sinh thái : Vùng có nhiều tài nguyên du lịch sinh thái :
+ Các vườn quốc gia ( Hoàng Liên, Xuân Sơn, Ba Vì, Bái Tử Long...)
+ Hang động : Tam Thanh, Hang Chui...
+ Các thắng cảnh : Sa Pa, Hồ Thác Bà, Hồ Ba Bể....
- Du lịch biển : Bãi tắm Trà cổ .
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
- Hết-

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_dia_ly_lop_9_n.doc