Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề 14 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: ( 2 ,5 điểm)

 Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta. Nhân tố nào thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ?

Câu 2 : ( 2.5 điểm)

 Nước ta có mấy mùa khí hậu, nêu đặc diểm của từng mùa ? Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đến sản xuất nông nghiệp ?

Câu 3 : ( 1,5 điểm)

 Cho bảng số liệu :

 Diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày và lâu năm ( Đơn vị: nghìn ha)

Cây công nghiệp 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005

Ngắn ngày 210,1 371,7 600,7 542,0 716,7 778,1 861,5

Lâu năm 172,8 256,0 470,3 657,3 902,3 1451,3 1633,6

a. Nhận xét xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta trong thời gian trên ?

b. Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp ?

 Câu 4: ( 2.5 điểm)

a. Nêu đặc điểm phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.

b. Tại sao Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp vào loại lớn nhất nước ta ?

Câu 5: (1 điểm) Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhất nước?

 

doc7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề 14 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Địa lý- lớp 9
 Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian chép đề)
Câu 1: ( 2 ,5 điểm)
 Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta. Nhân tố nào thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ?
Câu 2 : ( 2.5 điểm)
 Nước ta có mấy mùa khí hậu, nêu đặc diểm của từng mùa ? Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đến sản xuất nông nghiệp ?
Câu 3 : ( 1,5 điểm)
 Cho bảng số liệu :
 Diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày và lâu năm ( Đơn vị: nghìn ha)
Cây công nghiệp
1975
1980
1985
1990
 1995
2000
2005
Ngắn ngày
210,1
371,7
600,7
542,0
 716,7
778,1
861,5
Lâu năm
172,8
256,0
470,3
657,3
 902,3
1451,3
1633,6
a. Nhận xét xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta trong thời gian trên ?
b. Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp ?
 Câu 4: ( 2.5 điểm)
a. Nêu đặc điểm phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.
b. Tại sao Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp vào loại lớn nhất nước ta ?
Câu 5: (1 điểm) Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhất nước?
Hết 
( Đề thi gồm có 1 trang)
Thi sinh được mang Át lát, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD - ĐT LƯƠNG TÀI
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 LẦN 1 
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Địa lý- lớp 9
Câu 1 : ( 2,5 điểm)
Ý
 Đáp án
Điểm
a
Các nhân tố TN
* Tài nguyên đất:
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp .
- Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng 14 nhóm, trong đó có 2 nhóm chiếm diện tích lớn nhất là: đất phù sa. đất fe ralit là cơ sở phát triển nhiều loại cây trồng:
+ Đất phù sa có diện tích 3 triệu ha, ở các đồng bằng -> thích hợp với trồng lúa và nhiều cây ngắn ngày khác.
+ Các loại đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha, ở miền núi-> thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày
+ Các loại đất khác: đất phèn, đất mặn, đất xám bạc màu phù sa cổ
- Quỹ đất nông nghiệp có hạn. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp còn hơn 9 triệu ha. Nguy cơ đất mặn, phèn, đất bạc màu ngày càng gia tăng
* Tài nguyên khí hậu 
- Thuận lợi: 
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: nguồn nhiệt, ẩm phong phú ð cây cối xanh quanh năm, sinh trưởng nhanh, tạo điều kiện cho thâm canh , tăng vụ ( trồng 2-3 vụ một năm).
+ Khí hậu nước ta phân hoá rõ rệt theo chiều B-N, theo độ cao và theo mùa: ð trồng nhiều loại cây:cây nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới
- Khó khăn: Gió Lào, sâu bệnh, bão và các thiên tai khác=> gây tổn thất lớn đến sx nn
*Tài nguyên nước
- Thuận lợi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm khá dồi dào-> có giá trị lớn về thủy lợi
- Khó khăn: Lũ lụt gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân; hạn hán => thiếu nước tưới
*Tài nguyên sinh vật
- Nước ta có tài nguyên thực, động vật phong phú => Là cơ sở thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng vật nuôi.
- Tuy nhiên tài nguyên sinh vật đang ngày càng cạn kiệt dần
1 điểm
b
Các nhân tố KT- XH
* Dân cư và lao động nông thôn:
 - Năm 2005 nước ta còn khoảng 73% dân số sống ở nông thôn, 57% lao động hoạt động trong ở nông nghiệp => Đây là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng
- Nông dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất, cần cù sáng tạo.
- Lao động còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn
*Cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi ngày càng hoàn thiện (hệ thống thủy lợi, vật tư trong nông nghiệp, dịch vụ về giống, phân bón, thuốc trừ sâu...).
- Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp.
- Tuy nhiên cơ sở VCKT trong nông nghiệp nước ta vẫn còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền
* Chính sách phát triển nông nghiệp: 
- Nhiều chính sách mới của Nhà nước là cơ sở động viên nhiên dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy sự PT nông nghiệp: C/S phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng xuất khẩu.
- Chính sách phát triển nông nghiệp còn chưa đồng bộ giữa các vùng miền, còn nhiều thủ tục rườm rà
* Thị trường trong và ngoài nước:
 - Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng , vật nuôi
- Biến động thị trường xuất khẩu, giá cả ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp
1 điểm 
c.
Nhân tố KT- XH là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp, trong đó thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp.
0, 5 điểm
Câu 2 : ( 2.5 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
a.
Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta:
a. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( mùa đông)
- Là thời kỳ hoạt động mạnh mẽ của gió đông bắc xen lẫn là những đợt gió đông nam.
- Thời tiết - khí hậu trên các miền của nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt:
+ Miền Bắc có mùa đông không thuần nhất: đầu đông là tiết thu se lạnh, khô hanh, cuối đông là tiết xuân ẩm ướt.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
+ Riêng Duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
b. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ)
- Là mùa thịnh hành của gió tây nam, xen kẽ là tín phong nửa cầu bắc thổi theo hướng đông nam.
- Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên 250c ở các vùng thấp, lượng mưa rất lớn trên 80% lượng mưa cả năm.
0,5 điểm
0,75 điểm
b. 
Nhứng thuận lợi, khó khăn do thời tiết mang lại:
*. Thuận lợi;
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt cao, độ ẩm phong phú => tạo điều kiện cho SX nông nghiệp có thể phát triển quanh năm, có điều kiện thâm canh, tăng vụ ( trồng 2- 3 vụ/ năm).
- Tính chất đa dạng của khí hậu tạo điều kiện SX nhiều nông sản ( nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới); với cơ cấu mùa vụ khác nhau theo vùng, miền.
* Khó khăn:
- Nguồn nhiệt ẩm phong phú là ĐK thuận lợi cho nhiều loại nấm mốc, sâu bệnh PT-> ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vật nuôi và chất lượng nông sản; phải chi phí nhiều cho việc bảo vệ thực vật, tiêm chủng phòng bệnh cho vật nuôi.
- Gió Lào, bão và các thiên tai khác => gây tổn thất lớn đến sản xuất nông nghiệp.
- Tốn kém nhiều kinh phí cho công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh
0,75 điểm
0,5 điểm
Câu 3 : ( 1,5 điểm)
Ý
Đáp án
Điểm
a.
Nhận xét xu hướng biến động..:
 DT cây hàng năm và cây lâu năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng của cây lâu năm mạnh hơn cây hàng năm :
- Tổng số cây CN năm 1975 là-> 2005 là=> tăng thêm., tăng gấp 6,5 lần. Trong đó:
+ DT cây lâu năm tăng mạnh : từ đến.., tăng gấp 9,4 lần
+ DT cây hàng năm tăng chậm hơn: d/c
- DT cây lâu năm tăng lt qua các năm : d/c
- DT cây hàng năm có sự biến động :
+ Gđ 1975- 1985: tưng ......nghìn ha
+ Gđ 1985- 1990: giảm .......nghìn ha
+ Gđ 1990- 2005: tăngnghìn ha
0,75 điểm
b. 
- Sự thay đổi cơ cấu:
Bảng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta ( đơn vị : %)
Cây công nghiệp
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Ngắn ngày
54,9
59,2
56,1
45,2
44,3
34,9
34,5
Lâu năm
45,1
40,8
43,9
54,8
55,7
65,1
65,5
+ Tỉ trọng cây CN lâu năm và hàng năm có sự biến động trái ngược nhau:
 . Gđoạn 1975- 1980: tăng % cây hàng năm, giảm % cây lâu năm: d/c
 . Gđoạn 1980- 2005: giảm % cây hàng năm, tăng % cây lâu năm: d/c
+ Năm 2005 so với năm 1975 :
 Tỉ trọng cây lâu năm có xu hướng tăng : ( d/c)
 Tỉ trọng cây hàng năm có xu hướng giảm : (d/c)
- Sự thay đổi cơ cấu DT cây CN trên dẫn đến sự thay đổi trong phân bố cây CN, chủ yếu là cây CN lâu năm : chè, cà phê, hồ tiêu, cao su được mở rộng vùng phân bố đó là sự hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây CN ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
0,75 điểm
Câu 4 ( 2,5 điểm)
Ý
 Đáp án
Điểm
a.
Đặc điểm phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng:
+ Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kỳ CNH- HĐH.
+ Tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002. 
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn tỷ đồng ( 1995) lên 55,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước năm 2002 
+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, gồm: Luyện kim, cơ khí, hóa chất, nhiệt điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác ( đá vôi, sét, cao lanh, khí tự nhiên)
+ Các ngành công nghiệp trọng điểm là: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí. 
+ Sản phẩm công nghiệp quan trong: Máy công cụ động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng 
+ Phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng – Là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng ( Hà Nội : là trung tâm quy mô lớn; Hải Phòng: là trung tâm quy mô vừa), tập trung nhiều ngành công nghiệp. 
+ Các trung tâm còn lại có quy mô nhỏ, mỗi trung tâm có một hoặc vài ngành công nghiệp gắn với nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ.
1,5 điểm
b.
Tại sao Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp vào loại lớn nhất nước ta?
* Hà Nội: Là trung tâm công nghiệp lớn thứ 2 nước ta. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt trên 120 nghìn tỉ đồng . Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, gồm: Luyện kim, cơ khí, hóa chất, nhiệt điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng .
* Nguyên nhân Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp vào loại lớn nhất nước ta vì:
- Hà Nội có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thủ đô – trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa vào loại lớn nhất nước ta, là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất miền Bắc ; nằm liền kề các vùng nguyên liệu lớn ( Trung du và miền núi Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ)
- Dân cư, lao động: là thành phố đông dân của cả nước, nên có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn; lao động dồi dào, có chuyên môn kĩ thuật cao 
- Có bề dày lịch sử 1000 năm Văn hiến.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, kết cấu hạ tầng vào loại tốt nhất cả nước ; chính sách phát triển năng động, phù hợp
1 điểm
Câu 5 ( 1 điểm)
Ý
 Đáp án
Điểm
+ Chè là cây có nguồn ngốc cận nhiệt . Trung du miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao, khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh và có nhiều diện tích đất feralít thích hợp để trồng chè.
 + Có vùng Trung du với các đồi thấp thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh chè.
 + Chè là cây truyền thống có hiệu quả kinh tế cao.
 + Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến chè.
 + Được nhà nước khuyến khích đầu tư vốn, xây dựng cơ sở chế biến che, đầu tư KH-KT.
 + Nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng cao : Chè là thứ uống được ưa chuộng trong nước và thị trường thế giới ( thị trường EU, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á.
1 điểm

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_dia_ly_lop_9_n.doc