Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 5 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1 : ( 3 điểm )
Dựa vào At lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học , em hãy trình bày :
a/ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta ?
b/ Ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển nông nghiệp ở nước ta ?
Câu 2 :( 2 điểm )
1.Cho đoạn thông tin sau :
“ Việt Nam là một nước đông dân , có cơ cấu dân số trẻ . Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của đân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi .
( Sách giáo khoa Địa lý 9 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2012 )
Bằng kiến thức đã học, em hãy chứng minh nhận định trên .
2. Ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta ?
Câu 3 :(2điểm )
Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 (đơn vị: %)
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN ĐỢT I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2015- 2016 Môn thi : Địa lý - lớp 9 ĐỀ BÀI Câu 1 : ( 3 điểm ) Dựa vào At lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học , em hãy trình bày : a/ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta ? b/ Ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển nông nghiệp ở nước ta ? Câu 2 :( 2 điểm ) 1.Cho đoạn thông tin sau : “ Việt Nam là một nước đông dân , có cơ cấu dân số trẻ . Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của đân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi . ( Sách giáo khoa Địa lý 9 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2012 ) Bằng kiến thức đã học, em hãy chứng minh nhận định trên . 2. Ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta ? Câu 3 :(2điểm ) Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 (đơn vị: %) 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm, ngư nghiệp 40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 Công nghiệp - xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002. Câu 4 : ( 1 điểm ) Vai trò của yếu tố chính sách phát triển nông thôn đã tác động lên những vấn đề gì trong nông nghiệp? (Tại sao yếu tố chính sách được coi là đòn bẩy đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta)? Câu 5 :( 2 điểm ) Nêu những thế mạnh về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? ---------- HẾT ---------- (Đề thi gồm có 02 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:;Số bá danh:. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS . Môn thi : Địa lý- lớp 9. ĐÁP ÁN Câu 1 : ( 3 điểm ) Ý Đáp án Điểm a *Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta : Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nên nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn . Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilicalo, số giờ nắng đạt 1400-3000 gió trong một năm . Nhiệt độ trung bình năm là trên 21 độ và tăng dần từ Bắc vào Nam . Khí hậu nước ta chia làm hai mùa rõ rệt , phù hợp với hai mùa gió . Mùa đông lạnh và khô với gió mùa đông bắc , mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam . Gió mùa mang đến cho nước ta một lượng mua lớn 1500mm- 2000mm/ năm .Một số nơi lượng mưa hàng năm rất cao như : Hà Giang 4802mm, Lào Cai 3552mm, Độ ẩm không khí cao trên 80 %. 0,5 0,5 0,25 0,25 b *Ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp ở nước ta : - Thuận lợi : + Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm , do đó cây cối xanh tươi , quanh năm sinh trưởng nhanh , sản xuất nhiều vụ trong năm .Khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây CN , cây ăn quả . + Sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta theo mùa và theo không gian lãnh thổ tạo cho cơ cấu cây trồng đa dạng , có thể trồng được các loại cây nhiệt đới , ôn đới , cận nhiệt đới . -Khó khăn : + Những thiên tai thất thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như bão , gió tây khô nóng , sương muối , rét hại . + Khí hậu nóng ẩm còn là môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc , sâu bệnh có hại phát triển + Hiện tượng sa mạc hóa đang mở rộng ở Ninh Thuận , Bình Thuận . Tất cả các khó khăn đó làm ảnh hưởng lớn đến năng suất , và sản lượng cây trồng , vật nuôi. 0,75 0,75 Câu 2 :( 2 điểm ) Ý Đáp án Điểm a) Việt Nam là một nước đông dân ( dẫn chứng ) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần ( dẫn chứng ) Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa ( dẫn chứng ) Cơ cấu dân số theo giới thay đổi theo hướng tăng tỉ lện nam , giảm tỉ lệ nữ . 0,25 0,25 0,25 0,25 b) * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ - Theo ngành : Giam tỉ trọng khu vực nông , lâm , ngư nghiệp , tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng , khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động . - Theo lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh , các lãnh thổ tập trung công nghiệp , dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động . * Ảnh hưởng đến vấn đề việc làm . _ Đa dạng hóa kinh tế nông thôn , đưa nông nghiệp từ tự cấp , tự túc lên sản xuất hàng hóa , phát triển công nghiệp và dịch vụ nhất là những ngành cần nhiều lao động tạo ra việc làm mới cho người lao động . _Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động . 0,5 0,5 Câu 3 ( 2 điểm ) *Vẽ biểu đồ: Biểu đồ miền với yêu cầu: - Biểu đồ là hình chữ nhật. Trục tung có trị số là 100%. Trục hoành là các năm, khoảng cách giữa các điểm trên trục hoành dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm. ( 0,5đ) - Vẽ lần lượt từng tiêu chí: nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có ghi chú cho từng tiêu chí. ( 1 đ) - Biểu đồ có đủ tên và bảng chú giải, đảm bảo tính thẩm mĩ và chính xác.(0,5 đ) Câu 4 : 1 điểm Ý Đáp án Điểm - Tác động mạnh tới dân cư và lao động nông thôn : + Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh trong lao động nông nghiệp + Thu hút, tạo việc làm, cải thiện đời sống nông dân - Hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp - Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có : mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, hướng xuất khẩu - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi . ( 0,25đ) ( 0,25đ) ( 0,25 đ) ( 0,25đ) Câu 5 :( 2 điểm ) Ý Đáp án Điểm Những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của trung du và miền núi Bắc Bộ : Vị trí địa lí: - Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Thượng Lào, phía đông giáp Biển Đông, phíá nam giáp ĐBSH, thuận lợi cho giao lưu KT - XH trong và ngoài nước, phát triển kinh tế biển. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên: *Địa hình: - Địa hình khá đa dạng, có sự khác biệt giữa 2 tiểu vùng ĐB và TB: tiểu vùng Tây Bắc núi non hiểm trở, chạy theo hướng Tây bắc- đông nam, có dãy núi Hoàng Liên Sơn cao trên 2500m. Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung. -> Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh phát triển nhiều ngành sx nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm- ngư nghiệp. * Đất đai: - Chủ yếu là đất Feralít với diện tích rộng, là điều kiện tốt để phát triển các cây công nghiệp, trồng rừng và đồng cỏ để chăn nuôi. Ngoài ra còn có đất phù sa ở các thung lũng sông và trên các cánh đồng giữa núi: Than Uyên, Điện Biênlà cơ sở để sản xuất thực phẩm cho vùng * Khí hậu: Nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh. Vùng có khả năng phát triển các loại cây công nghiệp cận nhiện và rau quả ôn đới ... * Tài nguyên nước: - Sông ngòi của vùng có trữ năng thủy điện rất lớn - Hệ thống sông Hồng có tiềm năng lớn về thuỷ điện (37% trữ năng thủy điện của cả nước.), * Tài nguyên sinh vật: Rất đa dạng. - Trong rừng có nhiều gỗ , thú quý hiếm thuận lợi phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. - Biển: Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường Vịnh Bắc Bộ, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản. * Khoáng sản: Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta -> có thế mạnh phát triển công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện: - Khoáng sản nhiên liệu : + Mỏ than (Quảng Ninh) có trữ lượng và chất lượng tốt nhất ĐNA. Hiện nay sản lượng than khai thác đạt 30 triệu tấn /năm. Ngoài ra còn có các mỏ than nâu ( Na Dương – Lạng Sơn) ; than mỡ ( Thái Nguyên) - Khoáng sản kim loại: Có nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như : Sắt ( Thái Nguyên), Thiếc ( Cao Bằng), Chì- kẽm ( Bắc Cạn ) , Bô xít ( Cao Bằng), Đồng – Niken (Sơn La), . - Các khoáng sản phi kim loại: Đáng kể nhất là Apatit (Lào Cai) trữ lượng khoảng hơn 2 tỉ tấn; pirit ( Phú Thọ), Photphat ( Lạng Sơn)... - Vật liệu xây dựng : đá vôi, sét, cao lanh ( Quảng Ninh), đá quí ( Yên Bái)... => Các loại khoáng sản: than, sắt, đồng, chì, apatit, đá vôi có giá tri kinh tế cao. * Tài nguyên du lịch: Phong phú thuận lợi phát triển kinh tế du lịch đem lại nguồn thu nhập lớn - Vịnh Hạ Long - được UNETCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới. Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. - Du lịch sinh thái : Vùng có nhiều tài nguyên du lịch sinh thái : + Các vườn quốc gia ( Hoàng Liên, Xuân Sơn, Ba Vì, Bái Tử Long...) + Hang động : Tam Thanh, Hang Chui... + Các thắng cảnh : Sa Pa, Hồ Thác Bà, Hồ Ba Bể.... - Du lịch biển : Bãi tắm Trà cổ . ( 0,25đ) ( 0,25đ) ( 0,25đ) ( 0,25đ) ( 0,25đ) ( 0,25đ) ( 0,25đ) ( 0,25đ) *****************************HẾT*******************************
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_dia_ly_lop_9_n.doc