Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (4,0 điểm)

a. Hãy cho biết hai câu thơ sau nói đến miền khí hậu nào của nước ta? Nêu vị trí và đặc điểm của miền khí hậu đó.

“ Hải Vân đèo lớn vừa qua

Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc có vị trí ở đâu? Địa hình mỗi vùng có những đặc điểm gì nổi bật?

Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Chứng minh Việt Nam là nước đông dân. Dân số đông ảnh hưởng như thế nào đến nguồn lao động của nước ta?

b) Hãy nhận xét dân số Việt Nam giai đoạn 2000-2007.

Câu 3 (5,0 điểm) Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007.

b. Xác định các tuyến đường sắt chính và cho biết quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế nào của nước ta ?

c. Cho biết cơ cấu hàng xuất- nhập khẩu và những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta.

Câu 4: (5 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam:

 - Hãy kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Nêu và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí vùng đến việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày sự khác biệt về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía Tây và Đông của vùng Bắc Trung Bộ ?

- Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút mạnh sự đầu tư nước ngoài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 16
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: ĐỊA LÝ
Ngày thi: 21 tháng 12 năm 2015
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang)
Câu 1 (4,0 điểm)
a. Hãy cho biết hai câu thơ sau nói đến miền khí hậu nào của nước ta? Nêu vị trí và đặc điểm của miền khí hậu đó.
“ Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc có vị trí ở đâu? Địa hình mỗi vùng có những đặc điểm gì nổi bật?
Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Chứng minh Việt Nam là nước đông dân. Dân số đông ảnh hưởng như thế nào đến nguồn lao động của nước ta?
b) Hãy nhận xét dân số Việt Nam giai đoạn 2000-2007. 
Câu 3 (5,0 điểm) Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007.
b. Xác định các tuyến đường sắt chính và cho biết quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế nào của nước ta ?
c. Cho biết cơ cấu hàng xuất- nhập khẩu và những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta.
Câu 4: (5 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam: 
 - Hãy kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Nêu và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí vùng đến việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày sự khác biệt về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía Tây và Đông của vùng Bắc Trung Bộ ?
- Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút mạnh sự đầu tư nước ngoài.
Câu 5: (4 điểm) Cho bảng số liệu sau
Tổng giá trị xuất nhập khập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2010 ( Đơn vị : Triệu USD)
Năm
1999
2003
2005
2007
2010
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
23283,5
45405,1
69208,2
111326,1
157075,3
Cán cân xuất nhập khẩu
- 200,7
- 5106,5
-4314,0
-14203,3
-12601,9
1, Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn trên.
2, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1999 – 2010.
3, Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của nước ta, và phương hướng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
	 ..........Hết..........	
Họ và tên thí sinh:....................................SBD:..........................
Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm	
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ VÒNG II
NĂM HỌC: 2015 - 2016
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(4,0 điểm)
a) Hai câu thơ:
“ Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”
1,0
- Hai câu thơ trên nói đến miền khí hậu phía Nam của nước ta.
0,25
- Vị trí của miền khí hậu phía Nam: từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở vào.
0,25
- Đặc điểm khí hậu của miền khí hậu phía Nam: có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
0,5
a Vị trí, đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
3,0
*) Vùng núi Đông Bắc
+ Vị trí: nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
0,25
+ Đặc điểm địa hình
- Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam.
0,25
- Hướng núi: chủ yếu theo hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông.
0,5
- Độ cao địa hình: núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Các đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở vùng thượng nguồn sông Chảy; các khối núi đá vôi đồ sộ nằm sát biên giới Việt - Trung; trung tâm là vùng núi thấp với độ cao trung bình từ 500 – 600m.
0,5
*) Vùng núi Tây Bắc
+ Vị trí: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
0,25
+ Đặc điểm địa hình:
- Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam
0,25
- Hướng núi: gồm 3 dải địa hình hướng Tây Bắc - Đông Nam( dc)
0,5
- Độ cao địa hình: cao nhất cả nước. Phía đông là dãy núi đồ sộ Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng cao nhất nước ta (3143m). Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào (dãy Pu Đen Đinh và Pu Sam Sao). Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng.
0,5
Câu 2
(2,0 điểm)
a) Chứng minh Việt Nam là nước đông dân. Ảnh hưởng của dân số đông đến nguồn lao động của nước ta.
1,0
Chứng minh Việt Nam là nước đông dân:
- Số dân lớn (hơn 85,1 triệu người năm 2007). 
0,25
- Đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
0,25
Ảnh hưởng của dân số đông đến nguồn lao động của nước ta:
- Nguồn lao động dồi dào.
0,25
- Là cơ sở để tăng thêm nguồn lao động nước ta (mỗi năm có thêm hơn 1 triệu lao động).
0,25
b) Nhận xét dân số Việt Nam giai đoạn 2000-2007:
1,0
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 15
- Dân số nước ta đông, dân số nông thôn nhiều hơn dân số thành thị.
0,25
- Tổng số dân, dân số thành thị, dân số nông thôn liên tục tăng (tổng số dân tăng 55,0 triệu người, dân số thành thị tăng 18,64 triệu người, dân số nông thôn tăng 36,36 triệu người)
0,5
- Tốc độ tăng dân số thành thị nhanh hơn tốc độ tăng dân số nông thôn (dân số thành thị tăng 4,94 lần, dân số nông thôn tăng 2,43 lần)
0,25
Câu 3
(5,0 điểm)
a) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007:
2,0
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 21
Giai đoạn 2000-2007, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta có sự thay đổi:
0,25
- Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác chiểm tỉ trọng nhỏ, có xu hướng giảm (từ 15,7% xuống còn 9,6%, giảm 6,1%)
0,5
- Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chiểm tỉ trọng lớn nhất, có xu hướng tăng (từ 78,7% lên 85,4%, tăng 6,7%)
0,5
- Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước chiểm tỉ trọng nhỏ nhất, có xu hướng giảm (từ 5,6% xuống còn 5,0%, giảm 0,6%)
0,5
-> Đây là sự chuyển dịch tích cực, song sự chuyển dịch này còn chậm.
0,25
b. Xác định các tuyến đường sắt chính và cho biết quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế nào của nước ta:
Dựa vào át lát bản đồgiao thông trang 23
* Các tuyến đường sắt chính:
- Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (đường sắt thống nhất)
- Hà Nội – Lào Cai
- Hà Nội – Lạng Sơn
- Hà Nội – Hải Phòng
- Hà Nội – Thái Nguyên
0,75
* Quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Vùng Đông Nam Bộ
0,75
c. Cho biết cơ cấu hàng xuất- nhập khẩu và những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta.
Dựa vào át lát bản đồ thương mại trang 24- biểu đồ cơ cấu giá trị hàng xuất nhập khẩu
* Hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng và khoảng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông lâm thủy sản.
0,5
* Hàng nhập khẩu: Máy móc thiết bị phụ tùng; nguyên nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng.
0,5
* Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Dầu thô, hàng dệt may, thủy sản, than đá, gạo, cà phê
0,5
Câu 4
(5,0 điểm)
 - Hãy kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Nêu và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí của vùng đến việc phát triển kinh tế- xã hội.
 Dựa vào át lát địa lí Việt Nam bản đồ trung du và miền núi Bắc Bộ
1,5
Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Đông Bắc : Lào Cai, yên Bái , Phú Thọ , Hà Giang, tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
0,25
+ Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình 
0,25
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt:
+ Có biên giới kéo dài giáp Trung Quốc, lào thuận lợi cho việc giao lưu với Trung Quốc và Lào qua các cửa khẩu (DC)
0,25
+ Nằm liền kề với vùng ĐB sông Hồng .........
0,25
+ Giáp biển ( Tỉnh Quảng Ninh) thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và mở rộng giao lưu trong và ngoài nước. Tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
0,5
- Trình bày sự khác biệt về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía Tây và Đông của vùng Bắc Trung Bộ?
2,0
Chỉ tiêu
Phía Tây
Phía Đông
Tự nhiên
- Núi, gò, đồi
- Đồng bằng hẹp, vùng biển
Dân cư
- Dân tộc ít người, mật độ thấp
- Người Việt, mật độ cao
Kinh tế
- Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi gia súc lớn 
- Trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, thủy sản
- Sản xuât công nghiệp, thương mại và dịch vụ 
- Vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút mạnh sự đầu tư nước ngoài 
1,5
+ Vị trí thuận lợi giao lưu các vùng trong và ngoài nước với nước ngoài bằng nhiều loại hình vận tải	
0,25
+ Điều kiện địa chất, khí hậu ổn định, mặt bằng xây dựng tốt
0,25
+ Có trữ lượng dầu khí khá lớn ở vùng thềm lục địa, nguồn nguyên liệu cây công nghiệp phong phú, liền kề các nguồn nguyên liệu( nông sản, thủy sản, lâm sản)
Gần các thị trường quan trọng ( ĐB SCL, Tây Nguyên, Cam-pu- chia
0,25
+ Dân số đông, năng động tập trung nhiều lao động lành nghề, có chuyên môn kỹ thuật
0,25
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển tương đối đồng bộ
0,25
+ Có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài	
0,25
Câu 5
( 4,0 điểm)
1. Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta
1,0
 Giá trị xuất nhập khập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2010 
 ( Đơn vị : Triệu USD)
Năm
1999
2003
2005
2007
2010
Xuất khẩu
11541,4
20149,3
32447,1
48561,4
72236,7
Nhập khẩu
11742,1
25255,8
36761,1
62764,7
84838,6
1,0
2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu 
1,5
- Xử lí bảng số liệu ra % ta có bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị xuất nhập khập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2010 
 ( Đơn vị : %)
Năm
1999
2003
2005
2007
2010
Xuất khẩu
49,6
44,4
46,9
43,6
46,0
Nhập khẩu
50,4
55,6
53,1
56,4
54,0
Tổng
100
100
100
100
100
- Vẽ biểu đồ miền ( đảm bảo mỹ quan chính xác có ghi chú, tên biểu đồ)
Các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí không đạt hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí
0,5
1,0
3. Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của nước ta, và phương hướng trong hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
1,5
Nhận xét:
+ Tình hình chung
Tổng giá tị xuất nhập khẩu tăng ( DC)
Giá trị xuất khẩu tăng( DC)
Giá trị nhập khẩu tăng tăng ( DC)
0,5
+ Tường quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu cơ cấu xuất nhập khẩu chưa thật cân đối. Nước ta vẫn là nước nhập siêu, mức độ có su hướng tăng
0,5
Phương hướng
Nước ta cần tạo ra các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn 
Mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí.
0,5
* Lưu ý: 
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh.
- Thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. 

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_ly_lop.doc