Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 8

4. *Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết viết một bài văn nghị luận xã hội có bố cục hợp lý.

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, được triển khai tốt

- Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, ít mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả

 *Yêu cầu về nội dung:

Cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây:

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện:

+Truyện kể về việc cho – nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

+Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá nhất ta tặng cho người khác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN
 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
 Năm học: 2015 - 2016
 Môn thi: NGỮ VĂN 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (5.0 điểm) 
 NGƯỜI ĂN XIN
 Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
 - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
 - Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
 - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
 (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2010, tr.22)
Phương thức biểu đạt của văn bản? (0.25 điểm)
“ Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi” là câu đơn hay câu ghép? Xác định rõ các thành phần cấu trúc của câu. (0.75 điểm)
Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Phương châm hội thoại nào được tuân thủ ở đây? (1.0 điểm)
Hãy viết một bài văn nói về những suy nghĩ của em được gợi ra từ câu chuyện. (3.0 điểm)
Câu 2. (5.0 điểm) 
 Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
----------- Hết -----------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN
 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
 Năm học: 2015 - 2016
 Môn thi: NGỮ VĂN 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả.
B. Hướng dẫn cụ thể:
Câu 1. (5.0 điểm)
 Nội dung cần đạt 
 Điểm
1. Phương thức biểu đạt: Tự sự
 0.25
2. - Câu ghép
 - Có 4 vế:
 +Vế 1: đôi mắt ông (CN), đỏ hoe (VN)
 +Vế 2: nước mắt ông (CN), giàn giụa (VN)
 +Vế 3: đôi môi (CN), tái nhợt (VN)
 +Vế 4: quần áo (CN), tả tơi (VN)
 0.25
 0.5
3. - Tuy không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm, sự tôn trọng của người của người kia dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng, cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đến người khác. 
 - Phương châm lịch sự.
 0.75
 0.25
4. *Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết viết một bài văn nghị luận xã hội có bố cục hợp lý.
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, được triển khai tốt
- Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, ít mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả
 *Yêu cầu về nội dung:
Cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây:
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện:
+Truyện kể về việc cho – nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
+Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá nhất ta tặng cho người khác.
+Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy, ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự.
- Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống:
Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ...thái độ khi cho – nhận cần phải chân thành, có văn hóa.
- Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm, chia sẻ với mọi người....
- Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta.
 1.0
 1.0
 1.0
Câu 2. (5.0 điểm)
 Nội dung cần đạt 
 Điểm
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết viết một bài văn nghị luận văn học có bố cục hợp lý.
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, được triển khai tốt
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, ít mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả
*Yêu cầu về nội dung:
Cần đảm bảo một số ý cơ bản dưới đây:
a. Mở bài:
- Đề tài mùa thu trong thi ca xưa và nay rất phong phú: “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệuvà Hữu Thỉnh góp vào đề tài thu ấy với một thoáng “Sang thu”. Bài thơ ghi lại thời khắc giao mùa hạ - thu vô cùng tinh tế.
 0.5
b. Thân bài:
*Những dấu hiệu ban đầu của sự giao mùa:
- Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng”, nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra từ “hương ổi” vườn quê quen thuộc (khứu giác) được “làn gió se” (xúc giác cảm nhận được làn gió nhẹ, khô và hơi lạnh) đưa đi, lan tỏa trong không gian.
- Rồi bằng thị giác, tác giả nhận thấy “Sương chùng chình qua ngõ” (nhân hóa), sương tan chậm, cố tình báo hiệu sự hiện diện của mình bằng cách nhẹ nhàng giăng mắc, len lõi đó đây
- Tất cả các tín hiệu đều rất nhẹ nên nhà thơ dường như chưa dám khẳng định mà chỉ là cảm nhận rất mơ hồ “Hình như thu đã về”. Chính sự mơ hồ không rõ rệt này đã hấp dẫn người đọc.
- Các từ “bỗng”, “hình như”diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả.
*Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật được tiếp tục cảm nhận qua cái nhìn tinh tế của tác giả:
- Sự ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế về sự chuyển mình rất dịu, rất nhẹ, rất êm của nàng thu:
 Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu
- Nghệ thuật nhân hóa: “sông dềnh dàng” như con người được lúc thư thả, không còn oằn mình cuộn chảy dưới cơn mưa lũ mùa hạ, dòng sông êm trôi. Trái lại, những loài chim di cư bắt đầu vội vã. Sự vật hiện lên có hồn, sống động.
- Sự giao mùa còn được thể hiện duyên dáng qua hình ảnh nhân hóa “ Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu”. Thật đặc biệt, đám mây mang trên mình cả hai mùa. Qua câu thơ, ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ, trắng xốp, nhẹ nhàng như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữthảnh thơi làm chiếc cầu nối giữa hai mùa hạ - thu. Câu thơ có tính tạo hình về không gian nhưng lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời giangợi lên khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng.
*Tiết thu đã rõ dần hơn: 
- Nắng cuối hạ còn nồng nhưng đã vơi dần đi những cơn mưa
- Sấm không nổ to, không xuất hiện đột ngột, có chăng chỉ là ầm ì, xa xa nên “hàng cây đứng tuổi không bị giật mình” (nhân hóa)
- Sự thay đổi nhẹ nhàng không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ chỉ mức độ rất tinh tế: vẫn còn, đã vơi, cũng bớt.
*Khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng mà cũng thì thầm triết lí:
- Hình ảnh “sấm và hàng cây” vừa tả thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư thâm trầm. Cuối hạ, đầu thu, khi đã không còn những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã qua bao cuộc chuyển mùa? Không biết chính xác là bao nhiêu nhưng chắc cũng đủ để điềm nhiên trước những biến động. 
- Ý thơ còn gợi liên tưởng đến con người từng trải thì những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm cho con người bất ngờ, bị động. Những suy tư của tác giả có lẽ đã góp phần làm cho “Sang thu” trở nên giàu ý nghĩa. 
 1.0
 1.0
 1.0
 1.0
c. Kết bài:
Bài thơ ngắn nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị bởi vì mỗi chữ, mỗi dòng là một phát hiện mới mẻHữu Thỉnh - một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, một tài thơ đặc sắc
 0.5

File đính kèm:

  • docĐỀ THAM KHẢO HAM THUAN NAM CO CHINH.doc
Giáo án liên quan