Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 7

Câu 1

(3 đ )

 a. Yêu cầu về kỹ năng:

 Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng hợp lý. Bố cục 3 phần, cân đối, không dài dòng. Diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

 b. Yêu cầu về kiến thức:

 Thí sinh có thể lập luận nhiều cách khác nhau, nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề bài và đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Tầm quan trọng của việc lưu hành giao thông trong cuộc sống, đặc biệt là thời kì làm ăn kinh tế hiện nay: Phương tiện giao thông là mạch máu của nền kinh tế, giúp cho việc trao đổi, lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người

- Thực trạng: Tai nạn giao thông ngày càng tăng. Người chết ngày càng nhiều. Đặc biệt là giao thông đường bộ ( có số liệu cụ thể- nếu có). Đối tượng chủ yếu là người tham gia giao thông bằng xe mô tô

( Phần nhiều là nam giới, chủ yếu thanh thiếu niên).

- Nguyên nhân: thiếu ý thức, bất chấp luật lệ, phóng nhanh vượt ẩu, lấn chiếm ranh giới người đi bộ, không quan sát mọi hướng khi sang đường, đua xe trái phép, uống rượu bia khi tham gia giao thông

- Hậu quả: gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh, gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần, để lại những thương tật vĩnh viễn, biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán với cuộc đời .

- Biện pháp khắc phục: tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông .Ý thức giao thông là thể hiện nét văn hóa của một quốc gia.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 BÌNH THUẬN NĂM HỌC: 2014- 2015 - Khóa ngày: . 
 Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút 
 (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
( Đề thi có 1 trang)
 ĐỀ
I. Văn - Tiếng Việt: 2 điểm
 Đọc kỹ đoạn văn sau:
 Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có.
Cho biết vấn đề chính được nói tới trong đoạn văn trên là gì? Đoạn văn trình bày theo phương thức biểu đạt nào? ( 0.75 đ)
Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết đó? ( 1.25 đ)
II. Làm văn: 8 điểm.
 Câu 1: 3 điểm.
 Suy nghĩ của em về tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta.
 ( Viết không quá một trang giấy thi)
 Câu 2: 5 điểm.
 Phân tích đoạn thơ sau:
 []
 Tôi làm con chim hót
 Tôi làm một cành hoa
 Tôi nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.
 (Trích Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải- Theo sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2006)
 Hết 	
Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2014- 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN
 Đáp án
 Điểm
Phần I: Văn – Tiếng Việt
Câu 1
( 1 đ)
- Vấn đề chính: tầm quan trọng của việc đọc sách .
 0,5 đ
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
 0,25đ
Câu 2
( 1 đ)
- Từ: học vấn , toàn nhân loại
- Phép lặp 
 0,5 đ
 0,25 đ
- Quan hệ từ bởi vì 
- Phép nối 
 0,25 đ
 0,25 đ
Phần II: Làm văn
Câu 1
(3 đ )
a. Yêu cầu về kỹ năng:
 Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng hợp lý. Bố cục 3 phần, cân đối, không dài dòng. Diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
 1 đ
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể lập luận nhiều cách khác nhau, nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề bài và đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Tầm quan trọng của việc lưu hành giao thông trong cuộc sống, đặc biệt là thời kì làm ăn kinh tế hiện nay: Phương tiện giao thông là mạch máu của nền kinh tế, giúp cho việc trao đổi, lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người
- Thực trạng: Tai nạn giao thông ngày càng tăng. Người chết ngày càng nhiều. Đặc biệt là giao thông đường bộ ( có số liệu cụ thể- nếu có). Đối tượng chủ yếu là người tham gia giao thông bằng xe mô tô 
( Phần nhiều là nam giới, chủ yếu thanh thiếu niên).
- Nguyên nhân: thiếu ý thức, bất chấp luật lệ, phóng nhanh vượt ẩu, lấn chiếm ranh giới người đi bộ, không quan sát mọi hướng khi sang đường, đua xe trái phép, uống rượu bia khi tham gia giao thông 
- Hậu quả: gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh, gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần, để lại những thương tật vĩnh viễn, biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán với cuộc đời. 
- Biện pháp khắc phục: tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông.Ý thức giao thông là thể hiện nét văn hóa của một quốc gia.
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
* Lưu ý: 
- Nếu thí sinh có lối lập luận riêng mà hợp lý vẫn chấp nhận.
- Nếu thí sinh lập luận không sát ý cơ bản nhưng có kỹ năng viết tốt giáo viên cần trân trọng ghi điểm cho các em.
- Tuyệt đối không ghi điểm cho những bài viết có tư tưởng lệch lạc, tiêu cực; hoặc bài viết mới trình bày vài dòng. 
Câu 2
( 5 đ)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, dẫn chứng chính xác. Bố cục hợp lý. Diễn đạt có hình ảnh, có thể hiện cảm nhận riêng, lời văn trong sáng, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
 2 đ 
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Thanh Hải và đoạn trích Mùa xuân nho nhỏ, thí sinh có thể phân tích đoạn thơ nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
 Nêu được vài nét chính về nhà thơ Thanh Hải, vị trí đoạn thơ và khái quát vấn đề nghị luận. Trích dẫn đoạn thơ .
 0,5đ
Nội dung
- Đi từ cảm nhận mùa xuân thiên nhiên trên quê hương xứ Huế, nghĩ về mùa xuân của đất nước, nhà thơ chuyển sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm chân thành: đó là khát vọng hóa thân vào những hình ảnh tự nhiên, giản dị ( con chim hót, một cành hoa, một nốt nhạc trầm xao xuyến) để được hòa nhập vào cuộc sống, dâng hiến cho đời một mùa xuân nho nhỏ- một ước nguyện thật khiêm nhường.
 1đ
- Ở đây ta bắt gặp hình ảnh thơ lặp lại ( bông hoa và tiếng chim ở đoạn mở đầu). Phải chăng nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng: sống là phải sống đẹp, phải biết cống hiến- đó như là một lẽ tự nhiên.
 0,5đ
-Sự chuyển đổi đại từ tôi (mở đầu bài thơ) đến đoạn này bằng đại từ ta không phải là một sự ngẫu nhiên, vì: Ta vừa là số ít, vừa là số nhiều, vừa nói lên nỗi niềm riêng của tác giả vừa thể hiện được ý nguyện chung của mọi người: cùng đem hương sắc, niềm vui đến cho đời .
- Mượn diệp ngữ dù là, nhà thơ như muốn khẳng định với mọi người: làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước không phải nhất thời mà suốt cả cuộc đời, bất chấp cả thời gian.
 1đ
 0,5đ
- Thái độ dâng hiến một cách thầm lặng ( lặng lẽ dâng cho đời). Ở
 đây ta thấy được một nhân cách sống đáng trân trọng: không ồn ào,
 không khoa trương, tự nguyện dâng hiến( Dẫn chứng: Thực tế nhà thơ cống hiến rất nhiều, ngay cả trong hoàn cảnh bệnh tật ông còn dâng lên một tặng phẩm cho nền thơ ca Việt Nam; hoặc có thể đối chiếu thêm hình ảnh những nhân vật vô danh trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long).
1đ
Đánh giá, liên hệ:
 Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ đẹp, đẹp cả ngôn từ, nhạc điệu, cả ý thơ. Đặc biệt là đoạn thơ bày tỏ mùa xuân trong lòng người. Đoạn thơ giúp ta hiểu thêm về cách nghĩ, cách nhìn và thái độ của nhà thơ Thanh Hải về cuộc sống. Qua đó giáo dục cho lớp trẻ một thái độ sống tích cực, có trách nhiệm với cuộc đời.
*Lưu ý: Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt, cơ bản trình bày các yêu cầu về kiến thức, giáo viên ghi điểm tối đa cho các em.
 0,5 đ
 -----Hết-----

File đính kèm:

  • docDE THAM KHAO HAM THUAN BAC.doc
Giáo án liên quan