Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 5

Câu 1: (3 điểm )

 Sau khi học xong đoạn trích Lục Vân tiên cứu Kiều nguyệt Nga, có một học sinh phát biểu : “ Hình ảnh Lục Vân tiên quả là một người anh hùng, một tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là trong quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa”. Từ nhận thức về xã hội hiện nay, em hãy viết bài trao đổi với bạn học sinh trên.

 Câu 2: ( 5 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Người đồng minh thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

 (Trích Nói với con - Y Phương, theo Ngữ văn 9, tập 2)

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HÀM TÂN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 
 	( Thời gian làm bài 120 phút – không kể thời gian phát đề )
ĐỌC – HIỂU : 2 điểm
 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
 Vân Tiên ghé lại bên đàng,
 Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
 Kêu rằng : “Bớ đảng hung đồ,
 Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
 Phong Lai mặt đỏ phừng phừng :
 “ Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
 Trước gây việc dữ tại mầy,
 Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
 Vân Tiên tả đột hữu xông,
 Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
 Lâu la bốn phía vỡ tan,
 Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
 Phong Lai trở chẳng kịp tay,
 Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
 ( Trích truyện Lục Vân Tiên )
Câu 1 : Đoạn thơ trên kể lại việc gì? Thể thơ ? Tác giả là ai ? ( 0,75 điểm)
 Câu 2 : Tìm và giải thích thành ngữ có trong đoạn thơ trên. (1,25 điểm).
II. LÀM VĂN: (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm )
 Sau khi học xong đoạn trích Lục Vân tiên cứu Kiều nguyệt Nga, có một học sinh phát biểu : “ Hình ảnh Lục Vân tiên quả là một người anh hùng, một tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là trong quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa”. Từ nhận thức về xã hội hiện nay, em hãy viết bài trao đổi với bạn học sinh trên.
 Câu 2: ( 5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Người đồng minh thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
 	 (Trích Nói với con - Y Phương, theo Ngữ văn 9, tập 2) 
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI
 A .ĐỌC – HIỂU : 2 điểm
 Câu 1 : Đoạn thơ trên kể lại việc Lục Vân Tiên đánh phong Lai và bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga . ( 0,25điểm )
 Thể thơ : Lục bát. ( 0,25điểm )
 Tác giả : Nguyễn Đình Chiểu ( 0,25điểm )
 Câu 2 . Học sinh nêu được 2 ý sau :
 - Thành ngữ có trong đoạn trích : Tả đột hữu xông. (0,25 điểm)
 - Giải thích nghĩa : Đánh bên trái, đánh bên phải, mạnh mẽ chống đỡ khắp các phía...
 ( 1 điểm )
B. LÀM VĂN :
 Câu 1 ( 3 điểm )
Yêu cầu : Học sinh biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận xã hội để giải quyết vấn đề.
* Về nội dung : 
+ Nêu được vấn đề nghị luận : Tinh thần vị nghĩa trong xã hội.
+ Từ vẻ đẹp của hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên, nhận thức về tinh thần vị nghĩa trong xã hội hiện nay
- Hiện nay rõ ràng không ít người bàng quan trước những sự “bất bình” trong xã hội
 ( dẫn chứng ).
- Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ người khác , không bàng quan trước những việc nghĩa trong xã hội .( dẫn chứng ).
- Tinh thần vị nghĩa ngày nay cần phải hiểu một cách rộng hơn , thoáng hơn .Đó còn là sự giúp đỡ người khác ( người nghèo, người tàn tật, đồng bào vùng lũ, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo ) ở những hoàn cảnh khác nhau.( dẫn chứng ).
- Nêu quan niệm về vấn đề làm việc nghĩa của lứa tuổi học sinh ( nên làm những việc gì? Cách làm thế nào ?...)
- Khẳng định tinh thần vị nghĩa là một truyền thống đẹp của con người Việt Nam cần được giữ gìn, phát huy trong thời đại mới
* Về hình thức : Bố cục rõ ràng, mạch lạc, giọng văn lưu loát, giàu hình ảnh, lập luận chăt chẽ ,thuyết phục, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
 BIỂU ĐIỂM 
Điểm 3:
+ Bài làm đáp ứng được những yêu cầu của đáp án.
+ Nêu dẫn chứng sát hợp.
+ Ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 2 :
+ Bài làm tương đối đáp ứng yêu cầu của đáp án.
+ Dẫn chứng đôi chỗ chưa được sát hợp.
+ Bố cục rõ ràng.
+ Mắc khoảng 4-5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
Điểm 1.
 + Hiểu vấn đề còn hời hợt, nhưng không lạc đề.
 + Văn viết lủng củng, bố cục không rõ ràng, chữ viết cẩu thả .
+ Mắc khoảng nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 0: Bài làm hoàn toàn lạc đề.
 Câu 2: ( 5 điểm )
 a.Về hình thức:
 - Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận văn học.
 - Học sinh diễn đạt thành một bài văn hoàn chỉnh có bố cục ba phần.
 - Hành văn trôi chảy, lời lẽ nhẹ nhàng, trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai chính tả.
 - Biết phân tích kết hợp giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
b. Về nội dung:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
 - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm để dẫn vấn đề nghị luận vào bài 
 - Những đức tính cao đẹp của người đồng mình: 
 + Tuy giản dị, mộc mạc nhưng kiên cường, có chí khí mạnh mẽ 
 + Sống thủy chung tình nghĩa; phóng khoáng, đầy nghị lực; giàu lòng tự trọng; yêu quê hương và giàu khát vọng xây dựng quê hương 
 (Học sinh kết hợp phân tích các giá trị nghệ thuật để làm nổi bật những đức tính cao đẹp )
 - Mong ước của người cha: 
 + Con lớn lên cần kế tục, phát huy truyền thống của quê hương .
 + Luôn tự tin vững bước trên đường đời, sống cao đẹp, không cúi đầu trước khó khăn, không nhỏ bé tầm thường.
( kết hợp phân tích từ ngữ, điệp ngữ, giọng điệu để chỉ ra được lời dặn dò vừa tha thiết vừa sâu lắng )
Lời người cha dạy con cũng chính là lời nhắn nhủ tâm tình cho tất cả mọi người.
Liên hệ bản thân .
 BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc những lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 4: Đạt được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, có sáng tạo, khoảng 4-5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 3: Đạt quá nửa yêu cầu về kiến thức. Mắc khoảng 8-9 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Đạt quá nửa yêu cầu về kiến thức, cảm nhận chưa sâu sắc, lập luận chưa chặt chẽ, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
** Lưu ý: Giáo viên linh động khi chấm bài. Cần tôn trọng những sáng tạo riêng của học sinh, tùy mức độ mà cho điểm hợp lý.

File đính kèm:

  • docDE THAM KHAO HAM TAN 1.doc
Giáo án liên quan