Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 3
A/. Văn – Tiếng Việt: (2.0 điểm)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” (0.25 điểm). Tác giả là Nguyễn Đình Thi (0.25 điểm)
b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: Nghị luận (0.25 điểm).
c) - Chủ ngữ 1: Nghệ thuật (0.25 điểm); Vị ngữ 1: không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi (0.25 điểm)
- Chủ ngữ 2: nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta (0.25 điểm); Vị ngữ 2: khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy (0.25 điểm)
- Câu trên là câu ghép (0.25 điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC BÌNH TRƯỜNG THCS BẮC BÌNH 3 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-1016 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐỀ: A/. Văn – Tiếng Việt: (2.0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn” (Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy” và cho biết nó thuộc kiểu câu gì? B/. Làm văn: (8.0 điểm) Câu 2: (3.0 điểm) “ Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” ( Tục ngữ Nga, Ngữ văn 7, tập hai trang 14) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên Câu 3: (5.0 điểm) Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC BÌNH TRƯỜNG THCS BẮC BÌNH 3 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-1016 A/. Văn – Tiếng Việt: (2.0 điểm) a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” (0.25 điểm). Tác giả là Nguyễn Đình Thi (0.25 điểm) b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: Nghị luận (0.25 điểm). c) - Chủ ngữ 1: Nghệ thuật (0.25 điểm); Vị ngữ 1: không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi (0.25 điểm) - Chủ ngữ 2: nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta (0.25 điểm); Vị ngữ 2: khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy (0.25 điểm) - Câu trên là câu ghép (0.25 điểm) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM B/. Làm văn: (8.0 điểm) I. Yêu cầu chung: Về kiến thức: Trong quá trình làm bài, học sinh có thể cảm nhận và trình bày sáng tạo theo cách riêng, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản ở phần Yêu cầu cụ thể Về kỹ năng: Bố cục bài viết rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt II. Yêu cầu cụ thể: Câu 2: (3.0 điểm) Đề yêu cầu học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về câu tục ngữ “ Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Đây là một vấn đề nghị luận xã hội. Yêu cầu học sinh làm rõ đươc các ý cơ bản sau: a. Câu tục ngữ thể hiện thái độ của con người đối với việc học và sự hiểu biết b. Bàn luận: b1- Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả b2- Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. - Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay - Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, Học phải kết hợp với hành b3- Bài học từ câu tục ngữ: không giấu dốt, không ngại thú nhận điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập vươn lên. Khẳng định việc học là một nghĩa vụ thiêng liêng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. Không xấu hổ thì không biết nhưng không lấy đó làm điều để tự đánh lừa mình, để biện hộ cho thái độ không chịu học tập, tìm hiểu thêm. Phải biết xấu hổ nhưng xấu hổ đúng với điều cần xấu hổ và biết phấn đấu để không còn phải xấu hổ nữa - Khẳng định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên. Và luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng “Học, học nữa, học mãi” BIỂU ĐIỂM Điểm 3: + Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án + Biết liên hệ thực tế một cách sát hợp, sinh động + Ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt Điểm 2: + Chưa đề cập đến nội dung ở phần a hoặc chưa đề cặp đến nội dung phần b1, nhưng nhận thức được không có gì phải xấu hổ khi không biết vì chưa học và biết cách liên hệ thực tế sát hợp + Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường Điểm 1: + Hiểu vấn đề còn hời hợt nhưng không lạc đề. Chữ viết cẩu thả, hành văn nhiều đoạn còn rối + Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường Điểm 0: + Bài làm hoàn toàn lạc đề + hoặc chỉ viết đôi ba câu nhập đề không liên quan đến nội dung đề Câu 3: (5.0 điểm) ĐÁP ÁN Yêu cầu học sinh trong quá trình làm bài phải làm rõ được các ý cơ bản sau: a. Có nêu vài nét về tác giả, tác phẩm b. Hình ảnh người bà được khắc họa thông qua dòng hồi tưởng nhớ thương của đứa cháu nơi xa hiện lên rất chân thực và xúc động b1- Bà giữ gìn tổ ấm, cưu mang, yêu thương, nuôi cháu suốt những năm tháng gian khó trong kháng chiến “Lên bốn tuổi.Tám năm ròng ”; bà chăm sóc, dạy dỗ cháu “bảo cháu nghe dạy cháu làm chăm cháu học” => Bà đã dạy cho cháu biết bao điều về cuộc sống, về lẽ sống làm người b2- Bà kiên gan vững vàng trong khó khăn thử thách: “giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi”, bà trở thành hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp để người đi xa công tác được yên lòng => Tấm lòng bà bao la không chỉ dành cho con cháu mà cho cả mọi người, cho đất nước. Bà đã nhen nhóm trong cháu tình yêu thương, niềm tin tưởng b3- Bà sống chịu thương, chịu khó nhưng giàu lòng yêu đời “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa, mấy chục năm rồi ” => Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp “Nhóm bếp lửa Nhóm niềm yêu thương Nhóm nồi xôi” c. Bà là hiện thân của biết bao người bà, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam trong những năm kháng chiến: yêu nước, tần tảo, nhẫn nại, giàu đức hy sinh và đầy lòng yêu thương BIỂU ĐIỂM Điểm 5: + Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án + Cảm nhận tinh tế, văn trong sáng, giàu cảm xúc + Biết trích dẫn trực tiếp để minh chứng với ngữ liệu chính xác + + Ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt Điểm 4: + Bài làm chưa nêu được nội dung a + Biết cách cảm nhận nhân vật, diễn đạt trôi chảy, bố cục rõ ràng + Trích dẫn trực tiếp nhiều hơn trích dẫn gián tiếp + Mắc khoảng vài ba lỗi chính tả và lỗi diễn đạt Điểm 3: + Chưa nêu được nội dung a và chưa cảm nhận được nội dung c + Bài viết chủ yếu rơi vào trích dẫn gián tiếp + Văn viết rõ ý + Mắc khoảng bốn, năm lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường Điểm 2: + Bài làm chủ yếu rơi vào kể chuyện, nhìn chung chưa biết cách cảm nhận, đôi chỗ còn nhầm lẫn về các chi tiết, hình ảnh thơ + Diễn đạt chưa được trôi chảy, đôi chỗ còn rối + Mắc khoảng năm, sáu lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường Điểm 1: + Nhìn chung không nhớ hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa, nhiều chỗ nhầm lẫn về kiến thức nhưng không lạc đề + Chữ viết cẩu thả, hành văn còn rối, đôi chỗ tối nghĩa + Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường Điểm 0: + Bài làm hoàn toàn lạc đề + hoặc chỉ viết đôi ba câu nhập đề không liên quan đến nội dung đề
File đính kèm:
- Bac Binh 3.docx