Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 15

1. Về kiến thức :

Đề yêu cầu học sinh suy nghĩ về vai trò và giá trị của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người. Đây cũng là vấn đề thuộc nghị luận xã hội ( Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ). Đối với học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10, chỉ yêu cầu làm rõ được các ý sau :

a. Giải thích : Môi trường tự nhiên là những yếu tố xung quanh, có tác động đến cuộc sống của chúng ta như không khí, nguồn nước, rác thải .

b. Biểu hiện cụ thể của việc môi trường tự nhiên đang dần bị phá hủy là không khí đặc quánh do khói bụi, khói công nghiệp; nguồn nước ô nhiễm, rác thải có mặt khắp nơi .

 

docx6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 (THAM KHẢO)
 BÌNH THUẬN 	*** 
 Năm học : 2015 – 2016
 Môn thi : NGỮ VĂN
 (Đề này chỉ có 1 trang) Thời gian : 120 phút
 (Không kể thời gian giao đề) 
I. Văn – Tiếng Việt : 2 điểm
Câu 1 : 1,25 điểm.
 Quê hương anh nước mặn đồng chua
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
 Hai câu trên trích trong bài thơ nào ? Tác giả ? Năm sáng tác ? 
 Em hiểu nước mặn đồng chua và đất cày lên sỏi đá là những nơi như thế nào ?
Câu 2 : 0,75 điểm.
Nhưng vì bom nổ gần nên Nho bị choáng.
Câu trên là câu đơn hay câu ghép ? Chỉ ra các thành phần câu ?
II. Làm văn : 8 điểm.
Câu 1 : 3 điểm.
 Trước thực trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên như hiện nay thì việc mỗi người bảo vệ môi trường tự nhiên, chính là bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
 Ý kiến của em về vấn đề trên. 
 ( Bài làm không quá một trang giấy thi )
Câu 2 : 5 điểm.
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : 
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao
 Đất nước bốn ngàn năm 
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước.
 (Trích Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải, theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2012, trang 56)
 Hết 
 Lưu ý : - Thí sinh không chép đề vào giấy thi.
 - Giám thị không giải thích gì thêm. 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 
 BÌNH THUẬN *** 
A. Văn – Tiếng Việt : 2 điểm
Câu 1 : 1,25 điểm.
Bài thơ “ Đồng chí”(0,25 điểm).
Tác giả Chính Hữu (0,25 điểm).
Sáng tác năm 1948 (0,25 điểm).
Là những miền quê nghèo khổ vì vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao hay vùng đất xấu, ít phù sa, nhiều sỏi đá, khó trồng trọt.
 .(0,5 điểm).
Câu 2 : 0,75 điểm.
Câu ghép(0,25 điểm).
Chủ ngữ : bom, Nho (0,25 điểm).
Vị ngữ : nổ gần, bị choáng.(0,25 điểm).
B. Làm văn :
I. Yêu cầu chung : Học sinh có thể cảm nhận và trình bày theo cách riêng của bản thân, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản ở phần yêu cầu cụ thể.
II. Yêu cầu cụ thể :
Câu 1 : 3 điểm.
Về kiến thức :
Đề yêu cầu học sinh suy nghĩ về vai trò và giá trị của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người. Đây cũng là vấn đề thuộc nghị luận xã hội ( Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ). Đối với học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10, chỉ yêu cầu làm rõ được các ý sau :
Giải thích : Môi trường tự nhiên là những yếu tố xung quanh, có tác động đến cuộc sống của chúng ta như không khí, nguồn nước, rác thải.
 Biểu hiện cụ thể của việc môi trường tự nhiên đang dần bị phá hủy là không khí đặc quánh do khói bụi, khói công nghiệp; nguồn nước ô nhiễm, rác thải có mặt khắp nơi.
Nguyên nhân (Chủ quan - khách quan ) và tác hại là : Do dân cư đông đúc, nhu cầu di chuyển nhanh, lưu lượng xe máy, xe ô tô hoạt động dày đặc nên khói xe thải ra quá nhiều. Các khu công nghiệp phát triển nhiều, mạnh nên khói bụi thải ra bất kể ngày đêm; Nguồn nước bị lẫn tạp chất từ các nhà máy, do con người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Rác nhiều nhất là ở những nơi công cộng; Cây xanh bị chặt phá bừa bãi khiến cho việc trao đổi chất của cây ngày càng ít..
 Giải pháp khắc phục : Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người nâng cao ý thức giữ gìn môi trường chung. Trồng thêm cây xanh. Có biện pháp chế tài đối với những người cố tình làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Khuyến khích mọi người dùng xe đạp, xe buýt khi di chuyển trong cự li ngắn.
Học sinh liên hệ bản thân một cách thiết thực nhất.
2. Về kĩ năng :
 - Bố cục bài viết rõ ràng, trình bày vấn đề mạch lạc.
 - Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
 - Ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
 BIỂU ĐIỂM
- Điểm 3 :
 + Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án.
 + Biết liên hệ thực tế một cách sát hợp, sinh động.
 + Ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Điểm 2 :
 + Chưa đề cập đến phần a, hoặc đề cập nhưng nội dung chưa rõ ràng. Ở nội dung b,c,d chỉ nêu được 2/3 số ý nhưng phải đảm bảo phương pháp và trình tự hợp lý.
 + Có liên hệ thực tế nhưng còn khập khiễng hoặc chưa được sát hợp. 
 + Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 1 :
 + Hiểu vấn đề còn hời hợt, nhưng không lạc đề.
 + Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 0 :
 + Bài viết hoàn toàn lạc đề.
 + Hoặc chỉ viết được đôi ba câu nhập đề.
Câu 2 : 5 điểm.
Về kiến thức : Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau :
Về hình ảnh mùa xuân trong toàn bài : 
Từ mùa xuân của thiên nhiên, nhà thơ đã liên tưởng đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cuộc đời mỗi người.
Khát vọng sống, cống hiến chân thành của nhà thơ trong thời khắc giao mùa.
b. Cảm nhận cụ thể về đoạn thơ :
b1. - Suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, hình ảnh dân tộc Việt Nam kết tụ lại ở 2 lực lượng đó là người cầm súng và người cầm cày. Lộc là tượng trưng cho sự may mắn, thành công và hạnh phúc.
 - Người cầm súng để bảo vệ quê hương đất nước thì “lộc” là vòng lá ngụy trang xanh tươi. Người nông dân ra đồng thì “lộc” là nương mạ mơn mởn trải dài, hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
 - Phải gắn bó sâu nặng với Tổ quốc, với dân tộc bằng tình cảm máu thịt thì nhà thơ mới có được sự liên tưởng vừa rất thực, vừa rất thơ đó. Điệp từ tất cả cùng các từ láy hối hả, xôn xao đã làm tăng thêm sức xuân mãnh liệt, khẩn trương trong cả cộng đồng lớn là dân tộc.
b2. Cảnh vật mùa xuân tươi đẹp, lòng người khi mùa xuân đến phơi phới nên tác giả đã có sự liên tưởng vô cùng độc đáo.
Đất nước ta đã trải qua bốn ngàn năm lịch sử, từ vũng bùn nô lệ tối tăm, Việt Nam đã anh dũng vươn lên tự giải phóng, khẳng định tên tuổi của mình trên bản đồ thế giới.
Hình ảnh so sánh đẹp, có ý nghĩa sâu sắc đó là ngôi sao vàng năm cánh rực rỡ, nổi bật trên nền trời đỏ thắm của lá cờ, là linh hồn dân tộc, là khát vọng độc lập- tự do thiêng liêng bao đời. Với nhiều chiến công lẫy lừng, oanh liệt thắng giặc ngoại xâm, Việt Nam xứng đáng là ngôi sao sáng, và vì sao ấy đã – đang và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Việt Nam quyết tâm vượt lên mọi gian nan, thử thách trên bước đường đi tới.
 b3. Ý nghĩa mang tính triết lý : 
 Đất nước Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt.
 Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên trung.
Việt Nam luôn hướng tới một thế giới chỉ có hòa bình.
c. Khái quát về tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
Là khát vọng sống, hòa nhập cùng thiên nhiên, đất nước.
Tác giả muốn được góp một mùa xuân nhỏ bé vào mùa xuân lớn của dân tộc.
2. Về kĩ năng :
 - Bố cục bài viết rõ ràng, trình bày vấn đề mạch lạc.
 - Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
 - Ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
 BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5 :
 + Bài làm đáp ứng được các yêu cầu của đáp án.
 + Cảm nhận thơ chính xác, tinh tế.
 + Văn viết có hình ảnh và cảm xúc.
 + Mắc vài lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường..
- Điểm 4 :
 + Giới thiệu về hình ảnh mùa xuân trong toàn bài ở nội dung a chưa đầy đủ, còn lúng túng.
 + Chưa khai thác trọn vẹn nội dung b3.
 + Văn viết trong sáng, rõ ràng.
 + Mắc vài lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 3 :
 + Chưa giới thiệu được hình ảnh mùa xuân trong nội dung a.
 + Phân tích được ½ số ý trong nội dung b1 và b2.
 + Ở nội dung b3, chỉ mới nêu được ½ số ý, chưa khái quát được nội dung ở phần c.
 + Bố cục bài viết rõ ràng, diễn đạt khá trôi chảy.
 + Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 2 :
 + Chưa khái quát được nội dung a.
 + Nội dung b1 và b2 chỉ đề cập thoáng qua, sơ sài
 + Ở nội dung b3 chỉ mới nêu được khoảng ¼ số ý . Chưa khái quát được nội dung ở phần c.
 + Bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt còn lủng củng.
 + Mắc khoảng bốn, năm lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 1 :
 + Bài viết rơi vào phát biểu chung chung, không nắm phương pháp nghị luận thơ nên cảm nhận hời hợt, hoặc hiểu không chính xác ý thơ.
 + Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
Điểm 0 :
 + Bài viết hoàn toàn lạc đề.
 + Hoặc chỉ viết được đôi ba câu nhập đề.
 ***
 Lưu ý về bài làm văn : Cho cả câu 1 và câu 2.
Đáp án và biểu điểm đã cân nhắc để đánh giá yêu cầu tuyển sinh, nên giám khảo không được tự ý thay đổi. Nghĩa là giám khảo không được tự ý yêu cầu cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với đáp án và biểu điểm.
Bài làm của học sinh không yêu cầu phải viết dài, chỉ yêu cầu căn cứ vào sự chính xác và đầy đủ những nội dung cơ bản ở đáp án để cho điểm.
Những bài có nội dung chưa thật đầy đủ theo yêu cầu ở từng mốc điểm, nhưng văn viết trong sáng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, dùng từ chính xác, chữ viết sạch đẹp, giám khảo cần xem xét kỹ để cho con điểm hợp lí nhất. Đặc biệt, những bài làm của học sinh có sự liên hệ thực tế tình hình thời sự một cách thiết thực, mang tư duy tích cực thì giám khảo có thể cho điểm cộng là 0,5. Những bài viết đủ ý so với từng mốc điểm, nhưng chữ viết cẩu thả, mắc quá nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thì giám khảo cần xem xét cho con điểm ở giới hạn thấp hơn mốc điểm từ 0,25 đến 0,5.
 Điểm lẻ của bài Làm văn là 0,25.
 Khi cộng điểm toàn bài, điểm lẻ không làm tròn số.
 Ví dụ : 5,25 vẫn giữ nguyên 5,25.
 ***
MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH
Năm học : 2015 - 2016
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian : 120 phút
 Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
VĂN HỌC
Bài Đồng chí.
C1(ý 1,2,3)tác giả, tác phẩm,
năm sáng tác.
 - Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ
1
0,75Đ
7,5%
3 ý C1
0,75Đ
7,5%
TIẾNG VIỆT
-Nghĩa của từ.
-Câu.
C1( ý 4,5 )
giải thích.
C2- phân tích cấu trúc câu.
- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ
2
1,25 Đ
12,5%
2
1,25 Đ
12,5%
TẬP LÀM VĂN
-Nghị luận xã hội.
-Nghị luận văn học (thơ).
Tạo lập bài văn.
C3 và C4
- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ
2
8Đ
80%
2
8Đ
80%
- Tổng số câu
- Tổng số điểm
- Tỉ lệ
C1
0,75Đ
7,5%
C1 và C2
1,25 Đ
12,5%
2
8Đ
80%
4
10Đ
100%

File đính kèm:

  • docxPhan Thiet 2.docx