Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 13

 I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (2 điểm)

 Câu 1: (1 điểm)

 - Mức tối đa (1 điểm): HS xác định đúng:

 (1) Khổ thơ trên thuộc thể thơ 5 chữ.

 (2) Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với biểu cảm.

 (3) Tín hiệu: hương ổi

 (4) Có chút chưa thật rõ ràng trong cảm nhận (vì đó là cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua -mùi hương).

 - Mức chưa tối đa (0.75 điểm): HS đạt được (3) trong (4) ý trên.

 - Mức chưa tối đa (0.5 điểm): HS đạt được (2) trong (4) ý trên.

 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS đạt được (1) trong (4) ý trên.

 - Không đạt: HS xác định không đúng ý nào hoặc không trả lời.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐTPHÚ QUÝ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS TAM THANH Năm học: 2014-2015
ĐIỂM
 Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian: 120 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (2 điểm)
 Câu 1: (1 điểm)
	Bỗng nhận ra hương ổi
	Phả vào trong gió se
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về	
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
	- Khổ thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt. 
 - Không gian làng quê sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bằng tín hiệu nào? Vì sao tác giả lại viết: Hình như thu đã về?	
	Câu 2: (1 điểm)
 Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
 (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
 Câu trên là câu đơn hay câu ghép? Xác định thành phần câu ( khởi ngữ, chủ ngữ, vị ngữ).
 II. LÀM VĂN: (8 điểm)
	Câu 1: Thomas Fuller có câu nói: “ Lòng nhân đức bắt đầu từ gia đình, nhưng không nên kết thúc luôn ở đó”.
 Phát biểu suy nghĩ của em về câu nói trên (viết không quá một trang giấy thi). (3 điểm)
	Câu 2: Phân tích hai khổ thơ dưới đây để làm rõ tinh thần lạc quan, bất chấp khó khăn gian khổ của người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật. (5 điểm) 
	“Không có kính, ừ thì có bụi,
	Bụi phun tóc trắng như người già
	Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
	Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
	Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
	Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
	Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.
 (“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật)
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (2 điểm)	 
 Câu 1: (1 điểm) 
 - Mức tối đa (1 điểm): HS xác định đúng: 
 (1) Khổ thơ trên thuộc thể thơ 5 chữ. 
 (2) Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với biểu cảm. 
 (3) Tín hiệu: hương ổi
 (4) Có chút chưa thật rõ ràng trong cảm nhận (vì đó là cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua -mùi hương).
 - Mức chưa tối đa (0.75 điểm): HS đạt được (3) trong (4) ý trên.
 - Mức chưa tối đa (0.5 điểm): HS đạt được (2) trong (4) ý trên.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS đạt được (1) trong (4) ý trên.
 - Không đạt: HS xác định không đúng ý nào hoặc không trả lời.
	Câu 2: (1 điểm) 
 - Mức tối đa (1 điểm): HS xác định đúng: 
 (1) Câu đơn. 
 (2) Khởi ngữ: Còn mắt tôi 
 (3) Chủ ngữ: các anh lái xe
 (4) Vị ngữ: bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
 - Mức chưa tối đa (0.75 điểm): HS đạt được (3) trong (4) ý trên.
 - Mức chưa tối đa (0.5 điểm): HS đạt được (2) trong (4) ý trên.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS đạt được (1) trong (4) ý trên.
 - Không đạt: HS xác định không đúng ý nào hoặc không trả lời.
 II. LÀM VĂN: (8 điểm)
 Câu 1: (3 điểm) 
 * Các tiêu chí về nội dung bài viết (2.5 điểm)
 1. Mở bài: (0.5 điểm) 
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS nêu một số biểu hiện của lòng nhân đức; cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận hay, để lại ấn tượng sâu sắc.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, cách dùng từ.
 - Không đạt: HS viết bị lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
 2. Thân bài: (1.5 điểm)
 2.1 Giải thích thế nào là lòng nhân đức? (Lòng nhân đức: giàu lòng yêu thương người, đem lại những điều tốt lành cho mọi người) (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS giải thích được thế nào là lòng nhân đức.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS giải thích được nhưng nội dung còn sơ sài.
 - Không đạt: HS không giải thích được hoặc không giải thích.
 2.2 Vì sao nói lòng nhân đức bắt đầu từ gia đình? (1 điểm)
 + Lòng nhân đức phải bắt đầu từ gia đình. (1) Vì đó là cái nôi giáo dục con người từ lúc tấm bé đến trưởng thành, thậm chí suốt cả cuộc đời. (2) Lòng nhân đức đó phải bắt đầu từ lời ru ngọt ngào (tình cảm của mẹ); (3) khi con bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh phải được bồi đắp từ những tình cảm nhỏ nhất: kính trọng, lễ phép, đoàn kết, yêu thương người trong gia đình; (4) hiếu thảo với ông bà cha mẹ; (5) giúp đỡ, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn bất hạnh, giàu lòng nhân ái, vị tha.
 + Dẫn chứng: Thầy Mạnh Tử sở dĩ trở thành một bậc Đại hiền được người đời tôn kính là nhờ công lao dạy dỗ của mẹ.
 - Mức tối đa (1 điểm): HS giải thích đúng và lấy được dẫn chứng (có thể là một dẫn chứng khác)
 - Mức chưa tối đa (0.75 điểm): HS giải thích được ít nhất 3 ý và có dẫn chứng. 
 - Mức chưa tối đa (0.5 điểm): HS giải thích được 3 ý nhưng chưa lấy được dẫn chứng. 
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS giải thích được nội dung nhưng sơ sài và chưa có dẫn chứng.
 - Không đạt: HS không giải thích được nội dung hoặc không làm.
 2.3 Lòng nhân đức không được dừng lại ở đó mà phải được nhân rộng ra toàn xã hội (ở tất cả mọi thời điểm của con người). (1 điểm)
 + (1) Lòng nhân đức giúp mọi người xích lại gần nhau hơn trong cuộc sống. (2) Giúp cảm hóa được những con người lầm đường lạc lối đi vào chính đạo. (3) Để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước thì không chỉ có tài mà cần phải có đức. Chỉ có như vậy xử lí công việc mới hợp tình hợp lí – được lòng người (4) Đó là sức mạnh tạo nên một gia đình hạnh phúc. Rộng hơn là đất nước hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.
 + Dẫn chứng câu nói của Bác Hồ: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng”
 - Mức tối đa (1 điểm): HS giải thích đúng và lấy được dẫn chứng (có thể là một dẫn chứng khác)
 - Mức chưa tối đa (0.75 điểm): HS giải thích được ít nhất 3 ý và có dẫn chứng. 
 - Mức chưa tối đa (0.5 điểm): HS giải thích được 3 ý nhưng chưa lấy được dẫn chứng. 
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS giải thích được nội dung nhưng sơ sài và chưa có dẫn chứng.
 - Không đạt: HS không giải thích được nội dung hoặc không làm 
 3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu nói trên, liên hệ thực tế. (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS nêu được suy nghĩ và liên hệ với cuộc sống thực tế người Việt Nam hiện nay. 
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS nêu được suy nghĩ và liên hệ với cuộc sống thực tế người Việt Nam hiện nay nhưng còn sơ sài. 
 - Không đạt: HS viết bị lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
 * Các tiêu chí khác (0.5 điểm)
 1. Hình thức: (0.25 điểm)
 - Mức tối đa (0.25 điểm): HS viết được một bài văn với đầy đủ 3 phần (MB, TB, KB); các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí; chữ viết rõ ràng; có thể mắc một số lỗi chính tả, lập luận chặt chẽ.
 - Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (thiếu một trong ba phần); các ý trong phần thân bài chưa hợp lí; chữ viết quá xấu, không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả hoặc không 
làm bài.
 2. Sáng tạo: (0.25 điểm)
 - Mức đầy đủ (0.25 điểm): HS đạt các yêu cầu sau: (1) Có quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó; (2) thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt; (3) Sử dụng từ ngữ hay, chọn lọc.
 - Mức không đạt: HS không thực hiện được yêu cầu nào hoặc không làm bài.
	Câu 2: (5 điểm)
 * Các tiêu chí về nội dung bài viết (3.5 điểm)
 1. Mở bài: (0.5 điểm) 
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS giới thiệu được tác giả Phạm Tiến Duật, bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và hai khổ thơ cần nghị luận; cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận hay, để lại ấn tượng sâu sắc.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn dạt, cách dùng từ.
 - Không đạt: HS viết bị lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
 2. Thân bài: (2.5 điểm)
 2.1 Phân tích tình cảnh của người chiến sĩ trong chiếc xe không kính được miêu tả thật chân thực thông qua các hình ảnh: bụi phun tóc trắng như người già, mặt lấm, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS biết lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu để phân tích, thể hiện được cảm nhận sâu sắc về nội dung và nghệ thuật.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS biết phân tích nhưng chưa biết chọn lựa các hình ảnh tiêu biểu, nội dung và nghệ thuật còn sơ sài.
 - Không đạt: HS viết bị lạc đề, sai cơ bản về kiến thức.
 2.2 Phân tích thái độ của người lính chấp nhận thử thách như một tất yếu: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo; cấu trúc được lặp lại tạo nên một thái độ cứng cỏi, ngang tàng, bất chấp mọi khó khăn. (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS biết lựa chọn các từ ngữ tiêu biểu để phân tích, thể hiện được cảm nhận sâu sắc về các từ ngữ ấy về cả nội dung và nghệ thuật.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS biết phân tích nhưng nội dung và nghệ thuật còn sơ sài.
 - Không đạt: HS viết bị lạc đề, sai cơ bản về kiến thức.
 2.3 Phân tích sự bình thản, chấp nhận thử thách của các chiến sĩ: chưa cần rửa, chưa cần thay. (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS biết lựa chọn các từ ngữ tiêu biểu để phân tích, thể hiện được cảm nhận sâu sắc về các từ ngữ ấy về cả nội dung và nghệ thuật.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS biết phân tích nhưng nội dung và nghệ thuật còn sơ sài.
 - Không đạt: HS viết bị lạc đề, sai cơ bản về kiến thức.
 2.4 Tinh thần lạc qua, sự bình thản đến mức vô tư lự một cách thật trẻ trung được thể hiện qua các hình ảnh: phì phèo châm điếu thuốc, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha; phân tích từ ngữ: phì phèo, cười ha ha. (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS biết lựa chọn các hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu để phân tích, thể hiện được cảm nhận sâu sắc về các từ ngữ ấy về cả nội dung và nghệ thuật.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS biết phân tích nhưng nội dung và nghệ thuật còn sơ sài.
 - Không đạt: HS viết bị lạc đề, sai cơ bản về kiến thức.
 2.5 Khẳng định vẻ đẹp tự tin hiên ngang, kiêu hùng của người lính trước khó khăn, tô đậm thêm tinh thần chịu đựng, đẩy lùi gian lao, khắc phục khó khăn trở thành một thói quen chấp nhận vượt qua. Tinh thần lạc quan, đằng sau những dòng chữ bông đùa là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng. (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS khẳng định lại một lần nữa vấn đề nghị luận về cả nội dung và nghệ thuật. 
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS cảm nhận được nhưng nội dung và nghệ thuật còn sơ sài.
 - Không đạt: HS không khẳng định được sự cảm nhận của mình về vấn đề nghị luận hoặc không làm ý này.
 3. Kết bài: Nêu ấn tượng, suy nghĩ về hai khổ thơ trên. (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): HS nêu được ấn tượng, suy nghĩ hay, sâu sắc về vấn đề nghị luận.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS nêu được suy nghĩ nhưng còn sơ sài. 
 - Không đạt: HS viết bị lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
 * Các tiêu chí khác (1.5 điểm)
 1. Hình thức: (0.25 điểm)
 - Mức tối đa (0.25 điểm): HS viết được một bài văn với đầy đủ 3 phần (MB, TB, KB); các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí; chữ viết rõ ràng; có thể mắc một số lỗi chính tả.
 - Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (thiếu một trong ba phần); các ý trong phần thân bài chưa hợp lí; chữ viết quá xấu, không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả hoặc không 
làm bài.
 2. Sáng tạo: (1 điểm)
 - Mức đầy đủ: (1 điểm) HS đạt các yêu cầu sau: (1) Có quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó; (2) thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt; (3) Sử dụng từ ngữ hay, chọn lọc.
 - Mức chưa đầy đủ (0.5 điểm): HS đạt được 2 trong số yêu cầu trên.
 - Mức chưa đầy đủ (0.25 điểm): HS đạt được 1 trong số yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện được sự cố gắng nhưng đạt hiệu quả chưa cao.
 - Mức không đạt: HS không thực hiện được yêu cầu nào hoặc không làm bài.
 3. Lập luận: (0.25 điểm)
 - Mức tối đa: Lập luận chặt chẽ: Phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa 3 phần; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết các đoạn văn trong bài văn.
 - Không đạt: HS không biết cách lập luận, các phần của bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn hoặc không làm bài.

File đính kèm:

  • docĐỀ VĂN THCS TAM THANH - PHU QUY.doc