Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 12

 I. Nghị luận xã hội: ( 3 điểm)

 * Các tiêu chí về nội dung bài viết: (2.5 điểm)

 1. Mởi bài: (0.5 điểm)

 Khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách: Là con đường ngắn nhất để tiếp cận văn hóa, tri thức. Nêu nhận xét chung về tình hình đọc sách của học sinh hiện nay.

 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh biết cách dẫn, dắt giới thiệu vấn đề nghị luận hay, tạo ấn tượng, có sáng tạo.

 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.

 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐTPHÚ QUÝ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THCS NGŨ PHỤNG Năm học: 2014-2015
 Môn thi: NGỮ VĂN
 Thời gian: 120 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
A. PHẦN ĐỌC- HIỂU: (2 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
 ( Trích Ngữ văn 9 tập I)
 Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào? (0.5 điểm)
 Câu 2: Câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ này. (1 điểm)
 Câu 3: Em hiểu thế nào về nội dung của hai câu thơ “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi - Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” (0. 5 điểm)
B. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (8 điểm)
 Câu 1: Nghị luận xã hội (3 điểm)
 Trong bài Bàn về đọc sách tác giả Chu Quang Tiềm có viết: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Thế nhưng nhiều bạn học sinh không thích đọc sách. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về tình hình đọc sách của học sinh hiện nay. 
 ( Bài viết khoảng một trang giấy thi)
 Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm)
 Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. 
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN
A. PHẦN ĐỌC- HIỂU: (2 điểm)
 Câu 1: (0.5 điểm)
 Nhận biết được: 
 - Tác giả Nguyễn Huy Cận (0.25 điểm) 
 - Tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (0.25 điểm)
 Câu 2: (1 điểm)
 - Nhận biết được biện pháp tu từ so sánh (0.5 điểm)
 - Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”: So sánh độc đáo diễn tả được vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của cảnh biển lúc hoàng hôn (0.5 điểm)
 Câu 3: Hiểu được nội dung của hai câu thơ (0.5 điểm)
 - Công việc của những người lao động diễn ra thường xuyên, liên tục.
 - Những người lao động ra khơi với không khí sôi nổi, hào hứng tràn đầy niềm vui và hy vọng ( ba hình ảnh gắn kết: câu hát - cánh buồm và gió khơi). 
B. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (8 điểm)
 I. Nghị luận xã hội: ( 3 điểm)
 * Các tiêu chí về nội dung bài viết: (2.5 điểm)
 1. Mởi bài: (0.5 điểm)
 Khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách: Là con đường ngắn nhất để tiếp cận văn hóa, tri thức. Nêu nhận xét chung về tình hình đọc sách của học sinh hiện nay.
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh biết cách dẫn, dắt giới thiệu vấn đề nghị luận hay, tạo ấn tượng, có sáng tạo.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (1.5 điểm)
 2.1. Nêu tình hình đọc sách của học sinh hiện nay: Học sinh lười đọc sách, đọc không có kế hoạch, không có hệ thống, không có phương pháp đọc hiệu quả, chủ yếu đọc các sách tham khảo, rất ít học sinh đọc các tác phẩm văn học (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh nêu rõ tình hình đọc sách của học sinh hiện nay.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh nêu được tình hình đọc sách của học sinh hiện nay nhưng chưa đầy đủ, còn sơ sài.
 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
 2.2. Phân tích nguyên nhân: Học sinh thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc sách; một số học sinh cho việc đọc sách là lạc hậu khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển chỉ cần lên mạng vừa nhanh, dễ, đỡ tốn kém; học sinh ở thành thị với nhịp sống khẩn trương, nhiều phương tiện vui chơi giải trí hấp dẫn không có thời gian dành cho việc đọc sách; học sinh không biết lựa chọn sách để đọchọc sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn không có sách để đọc (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh phân tích, chứng minh ít nhất 2 nguyên nhân một cách thuyết phục bằng cả lập luận và dẫn chứng minh họa.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh phân tích, chứng minh 1-2 nguyên nhân nhưng lập luận dẫn chứng còn sơ sài.
 - Không đạt (5 điểm): Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
 2.3. Bàn luận đánh giá: Chúng ta đang tiếp cận với nền kinh tế tri thức cho nên cần quan tâm đến văn hóa đọc. Do không đọc sách nên học sinh thiếu vốn văn chương, câu văn ngô nghê, lấy râu ông nọ chắp cằm bà kiaMỗi học sinh phải nhận rõ tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách; cần đọc sách để tạo thói quen tốt và rút ra phương pháp đọc đúng đắn. Tìm phương pháp để duy trì, phát triển văn hóa đọc cho học sinh.
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh bàn luận đánh giá vấn đề sâu sắc, thuyết phục.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh có bàn luận, đánh giá nhưng còn sơ sài.
 - Không đạt (5 điểm): Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
 3. Kết bài: (0.5 điểm)
 Sách đóng vai trò quan trọng là chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài tâm hồn và trí tuệ.Vì vậy chúng ta cần phải biết quý trọng sách, lựa chọn phương pháp đọc sách đúng đắn, dành nhiều thời gian cho việc đọc sách.
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Khái quát được nội dung đã trình bày; kết bài hay, tạo ấn tượng, có sự sáng tạo.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Kết bài đạt yêu cầu; có thể còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
 * Các tiêu chí khác: ( 0.5 điểm)
 Hình thức và sáng tạo:
- Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB); các ý được sắp xếp hợp lí; chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả. Có quan điểm riêng hợp lí, lập luận chặt chẽ.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần. (MB, TB, KB); các ý được sắp xếp tương đối hợp lí; chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả. Có quan điểm riêng nhưng lập luận chưa chặt chẽ.
- Không đạt (0 điểm): Chưa hoàn thiện bố cục bài viết; không biết cách lập luận, các ý sắp xếp lộn xộn rời rạc; chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
 II. Nghị luận văn học: (5 điểm)
 * Các tiêu chí về nội dung bài viết: (3.5 điểm)
 1. Mở bài: (0.5 điểm)
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa và nhân vật anh thanh niên trong truyện; cách dẫn dắt, giới thiệu hay, tạo ấn tượng, có sự sáng tạo.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra, hoặc không có mở bài.
 2. Thân bài: (2.5 điểm)
 Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long.
 2.1. Anh thanh niên có tấm lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình: Công việc của anh đòi hỏi có trí thức, chăm chỉ, cẩn thận và tinh thần trách nhiệm cao. Công việc cũng vô cùng gian khổ lại cô đơn nên đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, sức chịu đựng cao. Suy nghĩ của anh về công việc: “Khi làm việc ta với công việc là đôiCông việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Anh ý thức được mình làm việc vì nhân dân, vì quê hương đất nước. Đó là những công việc có ích cho đất nước, cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Anh tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc “Nhờ cháuhạnh phúc”. 
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh biết cách phân tích, thể hiện những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của anh thanh niên có dẫn chứng đầy đủ.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh nêu được vẻ đẹp của anh thanh niên nhưng phân tích còn sơ sài, thiếu dẫn chứng.
 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai cơ bản kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
 2.2. Anh thanh niên là người hiếu khách, nồng nhiệt, quan tâm đến người khác một cách thành thật và chu đáo: Quan tâm tặng bác lái xe củ tam thất khi biết vợ bác bị ốm, tiếp đãi cô kĩ sư và ôn họa sĩ bằng tấm lòng nồng hậu và hiếu khách: pha trà, tặng hoa, tặng cả giỏ trứng.
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh biết cách phân tích, thể hiện những cảm nhận sâu sắc về sự hiếu khách, nồng nhiệt, tình cảm chân thành và chu đáo của anh thanh niên.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh nêu được vẻ đẹp của anh thanh niên nhưng phân tích còn sơ sài, thiếu dẫn chứng.
 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai cơ bản kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
 2.3. Anh thanh niên là một người sống có văn hóa, có tâm hồn. Để cuộc sống có ý nghĩa hơn anh còn tìm niềm vui trong việc đọc sách, trồng hoa nuôi gà. Anh sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động làm cho cuộc sống thêm thăng hoa, tâm hồn thêm lãng mạn.
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh biết cách phân tích, thể hiện những cảm nhận sâu sắc về cách tổ chức sắp xếp cuộc sống của anh thanh niên, có dẫn chứng cụ thể.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh phân tích được cách tổ chức sắp xếp cuộc sống của anh thanh niên nhưng còn sơ sài, thiếu dẫn chứng.
 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai cơ bản kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
 2.4. Anh thanh niên là người khiếm tốn: Anh kể về mình rất khiêm tốn cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé; khi họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối và giới thiệu những người khác cho rằng họ xứng đáng hơn anh.
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh biết cách phân tích, thể hiện những cảm nhận sâu sắc về sự khiêm tốn của anh thanh niên, có dẫn chứng cụ thể.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh phân tích được ý này nhưng còn sơ sài, thiếu dẫn chứng.
 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai cơ bản kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này.
 2.5. Nghệ thuật: Cốt truyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực , tinh tế, giàu chất trữ tình; xây dựng nhân vật anh thanh niên qua cách nhìn nhận đánh giá của các nhân vật khác (bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư).
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Học sinh phân tích được đầy đủ, sâu sắc về nghệ thuật truyện, cách xây dựng nhân vật anh thanh niên.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Học sinh phân tích được về nghệ thuật của truyện, cách xây dựng nhân vật anh thanh niên nhưng chưa đầy đủ.
 - Không đạt (0 điểm): Sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc là không phân tích nghệ thuật.
 3. Kết bài: (0.5 điểm)
 Khẳng định vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên. Nêu ấn tượng, suy nghĩ của bản thân về nhân vật anh thanh niên. Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật anh thanh niên.
 - Mức tối đa (0.5 điểm): Kết bài hay, tạo ấn tượng, có sự sáng tạo.
 - Mức chưa tối đa (0.25 điểm): Kết bài đạt yêu cầu, có thể còn mắc lỗi về diễn đạt.
 - Không đạt (0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
 * Các tiêu chí khác: (1.5 điểm)
 1. Hình thức: (0.25 điểm)
 - Mức tối đa (0.25 điểm): Học sinh viết được bài văn có bố cục 3 phần (MB, TB, KB), các ý được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả.
 - Không đạt: Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết; các ý các đoạn trong thân bài chưa được chia tách hợp lí; hoặc chữ xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.
 2. Sáng tạo: (1 điểm) 
 - Mức đầy đủ (1 điểm): Học sinh đạt được 3-4 các yêu cầu sau: 1/ Có quan điểm, cách phân tích đánh giá riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung nào đó trong bài viết; 2/ Thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo trong diễn đạt: sử dụng các kiểu câu phù hợp, viết được những câu văn hay 3/ Sử dụng từ ngữ hay có chọn lọc; 4/ Kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ.
 - Mức chưa đầy đủ (0.5 điểm): Học sinh đạt được 2 trong các yêu cầu trên.
 - Mức chưa đầy đủ (0.25 điểm): Học sinh đạt được 1 trong số các yêu cầu trên hoặc học sinh đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt.
 - Không đạt (0 điểm): Giáo viên không nhận ra những yêu cầu của sáng tạo được thể hiện trong bài viết của học sinh.
 3. Lập luận: (0.25 điểm)
 - Mức tối đa (0.25 điểm): Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển các ý theo trật tự lô gic, đảm bảo tính liên kết.
 - Không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập luận, bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn thiếu định hướng.

File đính kèm:

  • docĐỀ VĂN THCS NGŨ PHỤNG - PHÚ QUY.doc