Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 11

A. Văn – Tiếng Việt: 2 điểm

 a.

- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: Chiếc lược ngà (0,25 điểm )

- Của tác giả: Nguyễn Quang Sáng (0,25 điểm )

- Tên các nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn: Bác Ba, ông Sáu, bé Thu (0,25 điểm ) ( kể thiếu 1 tên nhân vật không cho điểm)

b. Từ láy : ngơ ngác, lạ lùng ( 0,5 điểm )

c. Từ “tròn” trong câu “ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại: động từ (0,25 điểm )

d. Câu văn có chứa thành phần khởi ngữ: Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. (0,25 điểm )

Xác định khởi ngữ: Còn anh (0,25 điểm )

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BÌNH THUẬN 	KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
PHÒNG GD&ĐT LA GI 	Năm học	:	2014 – 2015 
***	Khóa thi	:	Ngày .../.../2015
ĐỀ KHÔNG CHÍNH THỨC	Môn thi	:	NGỮ VĂN
	Thời gian	:	120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
_____________________________________________________________________
ĐỀ
I. Văn – Tiếng Việt: 2 điểm
	Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
	Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động... 
(Theo sách Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam )
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Kể tên các nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn.
Xác định từ láy được dùng trong đoạn trích trên.
Từ “tròn” trong câu “ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?
Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ, xác định khởi ngữ.
II. Làm văn: 8 điểm
	Câu 1: 3 điểm
	Hiện tượng học vẹt, học tủ của học sinh hiện nay.
( Viết một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi về nội dung trên)
	Câu 2: 5 điểm
	Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, theo sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2015)
______________________________Hết_______________________________________
SỞ GD&ĐT BÌNH THUẬN 	HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
PHÒNG GD&ĐT LA GI 	KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
***	Khóa thi	:	Ngày .../7/2015
A. Văn – Tiếng Việt: 2 điểm
	a. 
- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: Chiếc lược ngà (0,25 điểm )
- Của tác giả: Nguyễn Quang Sáng (0,25 điểm )
- Tên các nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn: Bác Ba, ông Sáu, bé Thu (0,25 điểm ) ( kể thiếu 1 tên nhân vật không cho điểm)
Từ láy : ngơ ngác, lạ lùng ( 0,5 điểm )
c. Từ “tròn” trong câu “ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại: động từ (0,25 điểm )
d. Câu văn có chứa thành phần khởi ngữ: Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động... (0,25 điểm )
Xác định khởi ngữ: Còn anh (0,25 điểm )
B. Làm văn: 8 điểm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Yêu cầu chung:
1. Về kiến thức: trong quá trình làm bài, học sinh có thể cảm nhận và trình bày sáng tạo theo cách riêng, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản về kiến thức ở phần yêu cầu cụ thể
2. Về kĩ năng: bố cục bài viết phải rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1: 3 điểm
ĐÁP ÁN
Đề yêu cầu nghị luận về một hiện tượng phổ biến hiện nay – vấn đề học vẹt, học tủ. Học sinh có thể có nhiều cách đánh giá, nhận xét, diễn đạt, nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Suy nghĩ về vấn đề nghị luận
a. Giải thích:
- Học vẹt: học thuộc bài, đọc trôi chảy nhưng không hiểu gì cả
- Học tủ: dự đoán thi cử sẽ trúng vào một vấn đề, nội dung, hình thức nào đó nên chỉ tập trung vào đó để chuẩn bị
b. Nguyên nhân:
- Học sinh chưa ý thức được ý nghĩa, mục đích của việc học tập, học qua loa, đối phó, thụ động; học không cốt có kiến thức mà để đối phó với cha mẹ, thầy cô, thi cử
- Lười học, trông chờ vào sự may mắn
c. Tác hại:
- Kiến thức nhớ không lâu bền, không chắc chắn, mau quên.
- Không hiểu nên không thể vận dụng kiến thức vào quá trình học tập, làm việc và cuộc sống, tất cả chỉ là lí thuyết suông, không biết thực hành.
- không nắm được kiến thức một cách đầy đủ, toàn diện; kết quả học tập thấp, chán học; phụ công ơn cha mẹ, thầy cô, không thể trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội...
d. Biện pháp:
- Thay đổi cách học để đạt hiệu quả cao
- Cần định hướng đúng mục đích, ý nghĩa của việc học. Học đều, học đủ, học toàn diện để hoàn thiện kiến thức.
- Gia đình, nhà trường giúp học sinh hiểu rõ tác hại của lối này, hướng đến phương pháp học hiệu quả
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động
BIỂU ĐIỂM
Điểm 3:
- Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án
- Biết cách đưa dẫn chứng về hiện tượng học vẹt, học tủ
- Ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
Điểm 2:
- Chưa đề cập đến ý 2a
- Chưa đưa ra được dẫn chứng để minh họa
- Bố cục rõ ràng
- Mắc khoảng 4 -5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường
Điểm 1:
- Nói chung chung về hiện tượng học vẹt, học tủ
- Diễn đạt còn rối, chữ viết cẩu thả
- Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường
Điểm 0:
- Bài làm hoàn toàn lạc đề
- Hoặc mới chỉ viết được vài ba câu nhập đề
Câu 2: 5 điểm
ĐÁP ÁN
Đề yêu cầu cảm nhận về một đoạn thơ, khi làm bài, học sinh cần nêu được những nội dung sau:
1. Gới thiệu chung
- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Vị trí và nội dung đoạn thơ trích
2. Cảm nhận nội dung đoạn trích, nêu được:
a. Khái quát đôi nét về nội dung khổ 1
- Mở đầu bài thơ là lời chào, lời giới thiệu của người con miền Nam với cách xưng hô thân thuộc: Con – Bác
- Lăng Bác gần gũi, thân thuộc với hình ảnh hàng tre – làng quê Việt Nam. 
- Hình ảnh ẩn dụ - Hàng tre: bát ngát, xanh xanh, đứng thẳng hàng trong bão táp mưa sa – con người Việt Nam 
b. Khổ 2:
- “Ngày ngày” chỉ thời gian trôi qua. Khái niệm thời gian thường gợi nghĩ đến lớp bụi quá khứ phủ mờ tất cả. Nhưng hình ảnh vĩ nhân vẫn không phai mờ.
- “Mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Mặt trời ấy được nhân hóa nên nhìn “thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. “Mặt trời trong lăng” là cách nói ẩn dụ, nhằm chỉ Bác Hồ, gợi nghĩ đến mặt trời cách mạng, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người
- “Dòng người”, “kết thành tràng hoa” nhằm chỉ hiện tượng hàng ngày từng dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác, dâng lên Người lòng kính yêu vô hạn; “dâng bảy mươi chín mùa xuân” là cách nói hoán dụ, lấy tuổi thọ của Bác (79 tuổi) để chỉ con người, sự nghiệp...của Bác
3. Phát biểu suy nghĩ:
 - Đoạn thơ thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng nhà thơ khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ
- Giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết, tự hào...hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ...
BIỂU ĐIỂM
Điểm 5: 
- Bài viết đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. 
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc, giàu tính sáng tạo, trình bày sạch đẹp
Điểm 4:
- Cảm thụ và phân tích được các nội dung chính. Song phân tích trình bày chưa súc tích
- Liên kết câu, đoạn chưa chặt chẽ, có thể mắc lỗi chính tả nhưng không nhiều.
Điểm 3:
- Đảm bảo các ý cơ bản theo yêu cầu
- Hiểu đề song phân tích còn sơ sài, ý chưa chặt chẽ, thiếu liền mạch, sai lỗi các loại còn khá nhiều 
Điểm 2: 
- Bố cục chưa đầy đủ các phần
- Văn viết sơ sài về nội dung, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi
Điểm 1
- Bố cục không rõ ràng, chưa biết cách làm bài văn nghị luận 
- Văn viết quá yếu so với yêu cầu hoặc mới viết phần mở bài
Điểm 0:
- Bỏ giấy trắng 
- Hoặc bài làm hoàn toàn lạc đề

File đính kèm:

  • docDE THI TUYEN SINH-HOAI THUONG LAGI 2.doc