Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 1

Câu 4: 5 điểm

 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

 Buồn trông cửa bể chiều hôm

 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

 Buồn trông ngọn nước mới sa

 Hoa trôi man mác biết là về đâu?

 Buồn trông nội cỏ rầu rầu

 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

 ( Nguyễn Du - Truyện Kiều )

 

docx4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
 BÌNH THUẬN	 	Năm học: 2014 – 2015 
	 ***	 	 	Môn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THAM KHẢO BẮC BÌNH 	 	Thời gian: 120 phút 
 (Đề này chỉ có 1 trang)	 	(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ
A. Phần đọc- hiểu: 2 điểm
Câu 1: 1 điểm
	Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.
	(Ngữ văn 9 –Tập hai)
	Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nhân vật xưng tôi có tên là gì? Trong tác phẩm, hàng ngày tôi phải làm công việc nguy hiểm gì?
Câu 2: 1 điểm
	Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.	
( Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
a. Câu trên là câu đơn hay câu ghép. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
b. Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu trên và cho biết đó là thành phần biệt lập nào? ( Không tính phần trong dấu ngoặc đơn)
B. Phần làm văn: 8 điểm
Câu 3: 3 điểm
	Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con.”
	(Lí Lan – Cổng trường mở ra)
	Từ việc người mẹ không cầm tay con dắt con đi tiếp mà buông tay để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn ( không quá một trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
Câu 4: 5 điểm
	Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
	Buồn trông cửa bể chiều hôm
	Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
	Buồn trông ngọn nước mới sa
	Hoa trôi man mác biết là về đâu?
	Buồn trông nội cỏ rầu rầu
	Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
	Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
	Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
	( Nguyễn Du - Truyện Kiều )
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Phần đọc – hiểu: 2 điểm
Câu 1: 1 điểm
- Những ngôi sao xa xôi .. 0,25 điểm
- Lê Minh Khuê 	.. 0,25 điểm
- Phương Định	 0,25 điểm
- Công việc phá bom .. . 0,25 điểm
Câu 2 : 1 điểm
a.
- Câu đơn .. 0,25 điểm
- Chủ ngữ: họa sĩ – Vị ngữ: ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên 0,25 điểm
b. 
- Cũng may (may) .. 0,25 điểm
- Thành phần tình thái .. 0,25 điểm
B. Phần làm văn: 8 điểm
I. Yêu cầu chung
	1. Về kiến thức: Trong quá trình làm bài, học sinh có thể cảm nhận và trình bày sáng tạo theo cách riêng, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản ở phần Yêu cầu cụ thể.
	2. Về kĩ năng: Bố cục bài viết rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 3
	Đáp án
a. Giải thích: 
a 1. Tự lập là tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác; tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác
a 2. Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu , tạo dựng cuộc sống cho mình, không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
b. Bàn luận:
b 1. Tự lập là đức tính cần có của mỗi người khi bước vào đời. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có người thân bên cạnh để dìu dắt, giúp đỡ ta khi gặp khó khăn. Vì vậy phải tập tính tự lập để tự lo liệu cho cuộc sống bản thân.
b 2. Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được sự thành công, được mọi nguời yêu mến và kính trọng. Dẫn chứng minh họa.
b 3. Phê phán người không có tính tự lập và hậu quả của nó.
b 4. Tự lập không có nghĩa là tự mình tách ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết, đựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
c. Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm
Biểu điểm
- Điểm 3
	+ Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án
	+ Biết liên hệ, dẫn chứng sát hợp cụ thể
	+ Lời văn trong sáng, ý bàn luận sắc sảo, có vốn sống 
	+ Ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt
- Điểm 2
	+ Ý a chưa nêu đầy đủ như yêu cầu nhưng cũng hiểu được tinh thần của từ tự lập, nêu được ý b 1, b 2 nhưng thiếu ý b 3 hoặc b 4. Riêng ý c liên hệ còn chung chung, thiếu cụ thể.
	+ Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt thông thường
- Điểm 1
	+ Hiểu vấn đề còn hời hợt, nhưng không lạc đề. Chữ viết cẩu thả, hành văn lủng củng nhưng vẫn hiểu được ý muốn diễn đạt.
	+ Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường
- Điểm 0
	+ Bài làm lạc đề hoàn toàn
	+ Hoặc chỉ viết vài dòng nhập đề không liên quan đến nội dung đề
Câu 4
	Đáp án
a. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích
b. Cảm nhận, phân tích chi tiết:
b 1. Mỗi cảnh vật trước lầu Ngưng Bích gợi cho Kiều một nỗi buồn khác nhau. Từ cảnh vật, Kiều nghĩ đến thân phận mình. Và từ thân phận mình, Kiều thấy nỗi buồn bao trùm lên cảnh vật.
b 2. Không gian trống vắng mênh mông, làm nổi bật chiếc thuyền lẻ loi, xa vắng, cánh buồm ẩn hiện mơ hồ. Nỗi buồn tha hương trào dâng, thấy ngày trở về vô vọng.
b 3. Hình ảnh bông hoa mỏng manh rụng xuống dòng nước, bập bềnh trôi đi lặng lẽ, vô định. Buồn cho thân phận chìm nổi, bị dập vùi, không biết tương lai rồi sẽ ra sao.
b 4. Không gian đồng cỏ mênh mông hoang vắng, xanh xanh kéo dài vô tận như cái tương lai mờ mịt. Nội cỏ được cảm nhận bằng tâm trạng rầu rĩ của con người trong cảnh ngộ héo hắt vì bị giam lỏng.
b 5.Tiếng sóng biển từ xa vọng vào ầm ầm như vây quanh lầu Ngưng Bích. Đó là nỗi buồn lo, dự cảm về những bất trắc sẽ đến với cuộc đời.
c. Nghệ thuật
c 1. Điệp ngữ buồn trông vừa nhấn mạnh tâm trạng Kiều trước cảnh, vừa gợi nỗi buồn triền miên không dứt.
c 2. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, cảnh đã khắc họa tâm trạng Kiều. Đồng thời cảnh được cảm nhận bằng tâm trạng Kiều nên người buồn cảnh cũng buồn.
c 3. Cảnh được tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động khắc họa tâm trạng từ buồn nhớ mơ hồ đến lo âu kinh sợ của nàng Kiều.
	Lưu ý: Học sinh cảm nhận riêng chi tiết và nghệ thuật hoặc đan xen nhau, có dẫn chứng thơ chính xác.
	Biểu điểm
- Điểm 5
	+ Bài làm đáp ứng được yêu cầu ở đáp án
	+ Lời văn trong sáng, có cảm xúc, cảm nhận tinh tế
	+ Trích dẫn trực tiếp chính xác
	+ Ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Điểm 4
	+ Bài làm chưa nêu ý a
	+ Lời văn trong sáng, có cảm xúc, tuy nhiên cảm nhận có những chỗ chưa thật sâu sắc
	+ Trích dẫn trực tiếp chính xác
	+ Mắc khoảng vài ba lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Điểm 3
	+ Bài làm chưa nêu ý a và chỉ nêu được 2 trong 3 ý phần nghệ thuật
	+ Lời văn mạch lạc, cảm nhận chi tiết đầy đủ nhưng chưa sâu sắc
	+ Trích dẫn trực tiếp chính xác
	+ Mắc khoảng bốn, năm lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Điểm 2
	+ Bài làm chưa nêu ý a và c
	+ Lời văn thiếu mạch lạc, cảm nhận chi tiết còn sơ sài
	+ Trích dẫn thiếu chính xác
	+ Mắc khoảng sáu, bảy lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Điểm 1
	+ Chỉ diễn xuôi ý thơ
	+ Chữ viết cẩu thả, hành văn lủng củng, tối nghĩa
	+ Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Điểm 0
	+ Bài làm lạc đề hoàn toàn
	+ Hoặc chỉ viết vài dòng nhập đề không liên quan đến nội dung đề

File đính kèm:

  • docxBac Binh 1.docx
Giáo án liên quan