Đề tài Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn văn

GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ

 Tên bài dạy: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

 (NGỮ VĂN 8)

Giáo viên soạn: Nhóm Ngữ văn Môn: Ngữ văn

Trường: THCSQuang Trung Dạy cho lớp: 8

Ngày soạn: 18-8 2012 Thời gian: 45 phút

I. VẤN ĐỀ ĐƯỢC SỬ DỤNG

1. Giới thiệu vấn đề:

Tình huống: Hiện nay hầu như ở bất kỳ nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”. Thế nhưng hằng ngày vẫn nhan nhãn những người không làm đúng như thế: Ở nhà sau bữa cơm, bố thường ngồi hút thuốc lá xem ti vi; trong quán cafe, nhiều người tụ tập tán chuyện với điếu thuốc lá phì phèo trên môi; trên xe buýt đông người chật chội nhưng nhiều người vẫn thản nhiên hút thuốc; thậm chí vào bệnh viện thăm bệnh nhân vẫn có nhiều người ung dung nhả khói thuốc; rồi đến trường có những bạn trốn vào nhà vệ sinh để hút thuốc lá;

 - Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?

 - Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?

 

doc19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề trong phân môn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S Nguyễn Văn Khôi) 
	2. Giá trị của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
- Thuộc nhóm phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm
- Gắn nội dung môn học với thực tiễn
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh
- Rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh
- Phát triển tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định
- Thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển kỹ năng sống
	3. Hạn chế và hướng khắc phục:
HS: - Có thể không làm đúng những điều GV muốn (tinh thần, thái độ, phương pháp làm việc,) -> Quản lý, giúp đỡ, thuyết phục.
 - Không đủ khả năng khám phá hết yêu cầu của bài học/hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc đi sai hướng giải quyết vấn đề -> Không cầu toàn, theo dõi, chấn chỉnh kịp thời.
 GV: - Khó khăn khi chọn vấn đề phù hợp -> Đối chiếu nội dung, yêu cầu bài học với thực tế; cách xây dựng tình huống có vấn đề.
 - Tốn thời gian để lập kế hoạch và thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề-> Chú ý quy trình thực hiện.
II. Phương pháp thực hiện:
	1. Khâu chuẩn bị bài ở nhà:
	* Đối với học sinh: giáo viên dành ít thời gian trong phần dặn dò ở tiết học trước để đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với học sinh. Ngoài việc bắt buộc phải đọc bài và chuẩn bị theo câu hỏi trong SGK, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi nhỏ hơn, cụ thể hơn.Định hướng cho các em tìm hiểu các môn học có liên quan, các nguồn thông tin có liên quan đế bài học. Học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà để nắm bắt nội dung của bài học, các đơn vị kiến thức và các bài tập cần giải quyết. Có chuẩn bị bài ở nhà thì các em mới có thể nắm được kiến thức nhanh và mới có thể huy động kiến thức để giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra trong bài học.
	* Đối với giáo viên:
	Giáo viên cần lựa chọn và xây dựng câu chuyện, tình huống có vấn đề cho bài học. Câu chuyên, tình huống ấy phải cụ thể nhưng không kém phần sinh động, thú vị thì mới gây được hứng thú cho học sinh. Chính vì vậy công việc soạn giáo án ở nhà của giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên tìm tòi, xây dựng tình huống có vấn đề và quan trọng là phải xác định vấn đề ấy sẽ được đưa vào đầu bài học (phần giới thiệu bài) hay đầu mỗi hoạt động để thiết kế giáo án cho phù hợp.
	Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo phần nội dung, nắm vững các tài liệu có liên quan. Nói tóm lại, để có một tiết dạy vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề hay và thực sự có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên thực sự có tâm huyết, đầu tư và chuẩn bị chu đáo cho bài dạy.
	2. Qui trình thực hiện trên lớp:
	a. Xác định vấn đề được nêu ra trong bài học:
	Có ba mức độ thể hiện của vấn đề.
	- Mức độ 1: Bài tập vận dụng
       Thường là bài tập vận dụng cuối bài học hoặc cuối chương và được trình bày ngay trong SGK hoặc SBT. Ở mức độ này, vấn đề sẽ phát triển kĩ năng tư duy của học sinh ở mức độ biết và hiểu. Vấn đề được giới hạn trong khuôn khổ chương trình học tập và đều đã biết với HS.
	- Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập
        Là sự chuyển hoá các bài tập vận dụng ở mức độ 1 thành các tình huống trong thực tiễn và được thể hiện thông qua các câu chuyện. Mức độ này giúp phát triển kĩ năng hiểu và vận dụng cho HS. Mức độ này có ưu điểm là có sự liên quan của tình huống với thực tiễn đời sống của học sinh. Từ đó HS sẽ nhận thức rõ ý nghĩa của  môn học và tích cực tham gia tìm hiểu, giải quyết vấn đề.
     	 - Mức độ 3 : Tình huống thực tế 
        Đây là mức độ cao nhất của vấn đề và là mục tiêu hướng tới khi sử dụng dạy học dựa trên giải quyết vấn đề. Đó là những tình huống trong thực tế, chứa đựng những nội dung kến thức trong chương trình học tập mà các em chưa biết. Muốn giải quyết được cần phải tự định hướng và chiếm lĩnh tri thức cần thiết không chỉ trong một môn học mà có thể trong nhiều môn; không chỉ trong lí thuyết mà còn trong thực tiễn. Mức độ này giúp học sinh phát triển các kĩ năng tư duy bật cao như phân tích, tổng hợp, so sánh thông qua các hoạt động khám phá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
	Dựa và tình hình thực tế dạy học và nhằm làm tăng tính hấp dẫn cho bài học chúng tôi đặc biệt chú ý đến mức độ 3: tình huống thực tế.
	 a1.Vấn đề nêu ra ở đầu bài học:
	Công việc đầu tiên nhằm hướng học sinh đến nội dung bài học là giới thiệu bài. Trước đây chúng ta vẫn quen giới thiệu bài theo cách thông thường bằng những lời dẫn đơn giản, ngắn gọn hoặc có đôi khi không chú trọng đến việc giới thiệu bài. Thế nhưng khi áp dụng phương pháp dạy học này, câu chuyện, tình huống có tính chất vấn đề được nêu ra ngay từ phần giới thiệu bài đã đặt học sinh vào tình huống có vấn đề. Điều đó đã đặt học sinh vào tình trạng thấy mình cần phải có trách nhiệm làm sáng tỏ vấn đề bằng cách tìm hiểu nội dung bài học. Các em thấy mình cần và có khả năng vượt qua thử thách nhưng không phải ngay lập tức mà phải trải qua quá trình tìm tòi, phát hiện.
	Với việc đặt các em vào tình huống có vấn đề ngay từ đầu như vậy làm cho các em cảm thấy mình có trách nhiệm với bài học, chủ động tìm để chiếm lĩnh tri thức chứ không còn là người thụ động ngồi nghe thầy cô giáo truyền thụ như trước đây nữa. Tiết học vì vậy sẽ sinh động và hấp dẫn hơn với các em.
	Ví dụ 1: Khi dạy bài Bánh chưng bánh giầy ( SGK Ngữ văn 6 tập 1) giáo viên có thể giới thiệu bằng một câu chuyện như sau:
	Lan học lớp năm, hiện đang sống tại Mỹ. Tết năm nay Lan được bố mẹ đưa về quê ngoại là Việt Nam để ăn Tết. Chiều ba mươi, không khí trong nhà thật nhộn nhịp. Bà ngoại và các cô bác đang xúm xít bên chiếc chõng tre bày ra đủ thứ: nào lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ lại còn gạo nếp đã được bà nhào sẵn nửa chứ. Lan tò mò quá:
	- Bà ơi, những thứ này làm gì mà nhiều thế ạ?
	Bà xoa đầu cháu và bảo:
	- À, để làm bánh chưng, bánh giầy đấy cháu ạ. Ngày Tết ở Việt nam mà không có hai thứ bánh này là thiếu hẳn hương vị đấy.
	Lan vẫn thắc mắc mãi: ngày Tết có bao nhiêu là thứ bánh tại sao phải làm hai thứ bánh này cho vất vả. Mà bà còn bảo nếu không có nó thì sẽ mất hương vị ngày Tết nhĩ?
	a2. Vấn đề được nêu ra ở đầu mỗi hoạt động:
	Tình huống nêu ra ở đầu mỗi hoạt động thì sẽ được tách nhỏ hơn, cụ thể hơn để phù hợp với từng nội dung của hoạt động. Trong một tiết Văn tùy thuộc vào tính chất của từng hoạt động mà chúng ta có thể sử dụng tình huống có vấn đề phù hợp. Tình huống có thể được sử dụng trong hoạt động này mà không có ở hoạt động kia hoặc có thể mỗi hoạt động sẽ được giới thiệu bằng một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, đối với một tiết dạy văn thì vấn đề rất ít khi được nêu ra ở đầu mỗi hoạt động. Bỡi lẽ văn bản vốn dĩ là một thể thống nhất nên vấn đề phải được nêu ra từ đầu và sau đó đi tìm hiểu và giải quyết thì sẽ hay hơn. Vấn đề nêu ra ở đầu mỗi hoạt động thường đuộc áp dụng nhiều hơn cho các tiết dạy Tiếng Việt.
	b. Các mức độ của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
	Có bốn mức độ khác nhau của vận dụng dạy học dựa trên giải quyết vấn đề:
Các mức độ
Đặt vấn đề
Nêu giả thuyết
Lập kế hoạch
Giải quyết vấn đề
Kết luận
1
GV
GV
GV
HS
GV
2
GV
GV
HS
HS
GV + HS
3
HS + GV
HS
HS
HS
HS + GV
4
HS
HS
HS
HS
HS + GV
	Dựa vào tình hình thực tế học sinh trong nhà trường và đặc trưng bộ môn, tôi chọn vận dụng cấp độ 1và 2.
c. Qui trình “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề” vận dụng cấp độ 1 và 2 được thực hiện thông qua 4 giai đoạn.
	ÁP DỤNG CỤ THỂ CHO MỘT BÀI HỌC.
	Bài: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ 
	(NGỮ VĂN 8)
*GIAI ĐOẠN I. XÁC ĐỊNH VÀ TÌM HIỂU VẤN ĐỀ
	Mục tiêu của giai đoạn này là giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề, giúp học sinh tiếp nhận, sẵn sàng và mong muốn tham gia giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Giai đoạn này được tiến hành thông qua 5 bước:
	Bước 1. Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề (bằng cách kể một câu chuyện, thuật lại một sự kiện, nêu một bài toán, xem một đoạn video ):	
	Tình huống: Hiện nay hầu như ở bất kỳ nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”. Thế nhưng hằng ngày vẫn nhan nhản những người không làm đúng như thế: Ở nhà sau bữa cơm, bố thường ngồi hút thuốc lá xem ti vi; trong quán cafe, nhiều người tụ tập tán chuyện với điếu thuốc lá phì phèo trên môi; trên xe buýt đông người chật chội nhưng nhiều người vẫn thản nhiên hút thuốc; thậm chí vào bệnh viện thăm bệnh nhân vẫn có nhiều người ung dung nhả khói thuốc; rồi đến trường có những bạn trốn vào nhà vệ sinh để hút thuốc lá; 
	- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”? 
	- Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
	Bước 2. Đặt câu hỏi (=> làm sáng tỏ vấn đề): 
	2.1. Yếu tố đã biết: 
	- Nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”;
	- Nhan nhản những người hút thuốc lá 
	2.2. Yếu tố chưa biết:
	- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”? 
	- Làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
	Bước 3. Đề xuất các ý tưởng, giả thuyết (phân chia lớp học thành các nhóm, cử nhóm trưởng => HS thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng và giả thuyết về vấn đề):
	a) Phải “Cấm hút thuốc lá”, bởi vì thuốc lá:
	+ Có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
	+ Tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
	+ Ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
	+ Trong thuốc lá có độc tố nicotin;
	+ Miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
	+ Xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc lá; 
	+ Nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
	+ Người lịch sự là người không hút thuốc lá;
	+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá” , v.v  
	b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
	+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
	+ Cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;
	+ Phạt nặng những người hút thuốc lá;
	+ Tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;
	+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá, v.v
	Bước 4. Xác định các kiến thức cần cho việc giải quyết vấn đề (liệt kê các nội dung kiến thức cần có để kiểm chứng). 
	+ Có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
	+ Tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
	+ Ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
	+ Trong thuốc lá có độc tố nicotin;
	+ Miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
	+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá”; 	
	+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
	+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá.
	=> (14 ý tưởng, giả thuyết đề xuất -> 08 kiến thức cần có để kiểm chứng)
	Bước 5. Liệt kê những kiến thức chưa biết (GV xem xét danh mục các nội dung kiến thức cần có để giải quyết vấn đề, đề xuất các kiến thức mới cần nghiên cứu):
	- Đặc điểm của thuốc lá; 
	- Thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội; 
	- Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
*GIAI ĐOẠN II. TỰ TÌM HIỂU CÁC KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN
       Trong giai đoạn này, học sinh sẽ tiến hành tự học về các chủ đề đã xác định tại bước 5 của giai đoạn 1 và được tiến hành thông qua hai bước sau đây: 
	Bước 1. Định hướng nguồn thông tin (chủ yếu là SGK, sách tham khảo; tham khảo tài liệu và thông tin trên Internet; tham vấn chuyên gia, đương sự liên quan):
	- SGK Ngữ văn 8, tập 1: bài Ôn dịch, thuốc lá.
	- Tài liệu tham khảo: những bài viết về tác hại của thuốc lá; tâm sự của người nghiện thuốc lá; các tranh ảnh, pano, khẩu hiệu cổ động phong trào phòng chống thuốc lá,  
	Bước 2. Tự nghiên cứu (nội dung nghiên cứu có thể được tách thành từng chủ đề nhỏ, phân công theo khả năng của các thành viên trong nhóm). 
	- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 em. Nhóm trưởng phân công nghiên cứu từng chủ đề nhỏ cho các thành viên: 
	+ Bạn A, B, C: đặc điểm của thuốc lá;
	+ Bạn D, Đ, E: thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội; 
	+ Bạn G, H, : Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
*GIAI ĐOẠN III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	Trên cơ sở thông tin mới thu nhận được thông qua giai đoạn 2 học sinh sẽ quay trở lại với vấn đề thông qua việc kiểm chứng ý tưởng và giả thuyết đã nêu ra ở giai đoạn 1 . Để đạt được kết quả tốt, giai đoạn này cần được tiến hành qua 2 bước :
	Bước 1. Hệ thống hóa kiến thức mới nhận được (thành viên trong nhóm trình bày, thảo luận, chia sẻ về từng chủ đề nhỏ đã nghiên cứu => tất cả các thành viên trong nhóm đều hiểu được chủ đề và biết được ý nghĩa của nó trong việc kiểm chứng các ý tưởng, giả thuyết). 
	+ Bạn A trình bày “đặc điểm của thuốc lá” , bạn B, C bổ sung (nếu có);
	+ Bạn D trình bày “thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội”, bạn Đ, E bổ sung (nếu có);
	+ Bạn G trình bày về “Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá”, bạn H bổ sung (nếu có).
	Bước 2. Đánh giá ý tưởng, giả thuyết (xem xét, kiểm chứng về tính đúng đắn của từng ý tưởng, giả thuyết => vấn đề được giải quyết trên cơ sở hệ thống kiến thức mới và sự suy luận có lôgic).
	a) Phải “Cấm hút thuốc lá”, bởi vì thuốc lá:
	+ Có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
	+ Tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
	+ Ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao thuốc);
	+ Trong thuốc lá có độc tố nicotin;
	+ Miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó chịu cho người khác;
	+ Xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc lá; 
	+ Nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
	+ Người lịch sự là người không hút thuốc lá;
	+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá”. 
	b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
	+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
	+ Cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;(=> từng bước hạn chế)
	+ Phạt nặng những người hút thuốc lá; (=> hiện nay chưa khả thi)
	+ Tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;(=> cai nghiện tại nhà, giúp đỡ, thuyết phục).
	+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá, v.v
*GIAI ĐOẠN IV. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
         Kết quả của giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc hiểu vấn đề và sự lí giải hợp lí cho vấn đề. Giai đoạn này cũng được tiến hành thông qua 2 bước :
Bước 1. Viết báo cáo kết luận hay tạo sản phẩm (báo cáo có 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận; tạo sản phẩm, giải pháp  về vấn đề).
	* GV nêu lại vấn đề: - Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”? 
 	 - Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
	+ Cách 1: Lớp có 4 nhóm; mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo trước lớp về chủ đề đã nghiên cứu -> lớp nhận xét, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
	+ Cách 2: Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp một nội dung khác nhau (nhóm 1: đặc điểm của thuốc lá; nhóm 2: thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội; nhóm 3: khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá; nhóm 4: chung cả 3 chủ đề) => lớp nhận xét, điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).
	Trong thực tế dạy học chúng tôi đã chọn cách thứ 2
	Bước 2. Thể chế hóa kiến thức đã học (xem xét lại các kiến thức liên quan tới môn học đã lĩnh hội được thông qua giải quyết vấn đề => đáp ứng mục tiêu môn học đã đề ra).
	- GV và HS chốt lại các kiến thức, kỹ năng theo định hướng nêu trong mục ghi nhớ của SGK. 
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ
	Tên bài dạy: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ 
	 (NGỮ VĂN 8)
Giáo viên soạn:
Nhóm Ngữ văn
Môn: Ngữ văn
Trường:
THCSQuang Trung
Dạy cho lớp: 8
Ngày soạn:
18-8 2012
Thời gian: 45 phút
I. VẤN ĐỀ ĐƯỢC SỬ DỤNG
1. Giới thiệu vấn đề: 
Tình huống: Hiện nay hầu như ở bất kỳ nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”. Thế nhưng hằng ngày vẫn nhan nhãn những người không làm đúng như thế: Ở nhà sau bữa cơm, bố thường ngồi hút thuốc lá xem ti vi; trong quán cafe, nhiều người tụ tập tán chuyện với điếu thuốc lá phì phèo trên môi; trên xe buýt đông người chật chội nhưng nhiều người vẫn thản nhiên hút thuốc; thậm chí vào bệnh viện thăm bệnh nhân vẫn có nhiều người ung dung nhả khói thuốc; rồi đến trường có những bạn trốn vào nhà vệ sinh để hút thuốc lá; 
	- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”? 
	- Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
	2. Thiết kế câu hỏi trung tâm:
	- Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”? 
	- Làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này?
	3. Các kiến thức, kỹ năng người học đã biết:
	- Nơi nào cũng có bản khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”;
	- Nhan nhản những người hút thuốc lá 
	4. Những kiến thức, kỹ năng chưa biết cần để giải quyết vấn đề:
	- Đặc điểm của thuốc lá; 
	- Thuốc lá có hại cho bản thân, cho người chung quanh, cho xã hội; 
	- Khắp nơi nổi lên chiến dịch chống thuốc lá.
	5. Hệ thống các câu hỏi định hướng:
	a)Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
	+ Hút thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe bản thân và người chung quanh?
	+ Ảnh hưởng thế nào đến tài chính, thời gian, công việc?
	+ Ảnh hưởng thế nào đến vấn đề môi trường?
	+ Ngoài ảnh hưởng về sức khỏe thì hút thuốc lá còn ảnh hưởng về thẩm mĩ của người hút như thế nào?
	+ Xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc lá; 
	+ Nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
	+ Người lịch sự là người không hút thuốc lá;
	+ Xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc lá” , v.v  
	b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này, cần phải:
	+ Nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
	+ Cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;
	+ Phạt nặng những người hút thuốc lá;
	+ Tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;
	+ Tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi người từ bỏ thuốc lá, v.v
- Nói thế nào là đúng và đủ trong giao tiếp?
- Tại sao trong giao tiếp có tình trạng “Ông nói gà, bà nói vịt”? Cách nói như trên có ảnh hưởng gì đến kết quả giao tiếp?
	6. Các phương pháp giải quyết vấn đề:
- Phân tích tình huống từ câu chuyện thực tế.
- Đề xuất các ý tưởng, giả thiết.
- Định hướng nguồn thông tin.
- Đưa ra các kết quả.
	7. Những kỹ năng cần có:
- Lắng nghe tích cực.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản hồi, rút ra kết luận.
	8. Các môn học có liên quan (nếu có):
	Môn Sinh học, Môn Giáo dục Công dân; Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống.
	9. Nguồn tài liệu liên quan:
Sách giáo khoa các bộ môn nói trên và nguồn tư liệu trên mạng, báo chí, truyền thanh, truyền hình.
	10. Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề:
Đánh giá qua phản hồi của cá nhân, kết quả làm việc nhóm và trao đổi thảo luận của các nhóm.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giai đoạn
Nội dung
Hoạt động
Địa điểm
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
Xác định 
và tìm hiểu vấn đề
- Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện để xác định các kiến thức đã biết và chưa biết.
- Đề xuất ý tưởng, giả thuyết.
- Xác định kiến thức cần để GQVĐ.
- Cho học sinh xem tình huống
- Trả lời các câu hỏi của HS
- Cho HS liệt kê những KT đã biết và những KT chưa biết
- Cho HS đề xuất ý tưởng, giả thuyết.
- Xác định các KT cần cho GQVĐ:
- Lắng nghe tích cực
- Đặt câu hỏi về những vấn đề của tình huống
- HS làm việc nhóm để đề xuất ý tưởng, giả thuyết.
- Xác định các KT, KN cần có để GQVĐ
- tác hại của thuốc lá.
- Vì sao phải cấm hút thuốc lá?
- Cách phòng chống hút thuốc lá/
Lớp học
10 phút
Tìm hiểu 
các kiến thức có liên quan
- Định hướng cho HS nguồn thông tin kiến thức về vấn đề hút thuốc lá.
- Tự nghiên cứu 
- Định hướng cho HS các nguồn thông tin liên quan để có thể GQVĐ: Môn Sinh học, Môn Giáo dục Công dân; Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống. Sách giáo khoa các bộ môn nói trên và nguồn tư liệu trên mạng, báo chí, truyền thanh, truyền hình.
- Tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến vấn đề hút thuốc lá
- Nghiên cứu, phân tích, thảo luận các ý tưởng vừa tìm được
Lớp học
10 phút
Giải quyết 
vấn đề
- Hệ thống các KT mới nhận được
- Kiểm nghiệm ý tưởng, giả thuyết.
- Tổ chức cho HS hệ thống KT vừa tìm hiểu.
- Cho HS đối chiếu KT tìm hiểu được với tình huống đặt ra.
- Tổng hợp các kiến thức.
- Đối chiếu và lí giải tình huống
Lớp học
10
 phút
Trình bày 
kết quả
- Trình bày sản phẩm
- Thể chế hóa KT đã h

File đính kèm:

  • docChuyen_de_Ngu_van_cap_huyen_20122013_Nguyen_Bich_Lien_20150727_022202.doc
Giáo án liên quan