Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Mĩ thuật – Vẽ tranh Đề tài Bộ đội

- Mục tiêu:

Về kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa tên gọi Bộ đội Cụ Hồ, biết cách khai thác nội dung chủ đề bộ đội, nắm được cách vẽ tranh theo các bước từ bao quát đến chi tiết.

Về kỹ năng: HS vẽ được một bức tranh về đề tài bộ đội theo ý thích.

Về thái độ: HS cảm nhận thấy hình ảnh vô cùng gần gũi thân thương và truyền thống vẻ vang của anh Bộ đội cụ Hồ. Từ đó ý thức hơn về nhiệm vụ học tập của mình và thể hiện tình cảm yêu quí đối với Bộ đội qua tranh vẽ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Mĩ thuật – Vẽ tranh Đề tài Bộ đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên sản phẩm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Mĩ thuật – Vẽ tranh Đề tài Bộ đội.
2. Mục tiêu dạy học/giáo dục
	*Kiến thức:
HS biết được nội dung đề tài Bộ đội, ý nghĩa tên gọi Bộ đội cụ Hồ, truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nắm vững hơn kiến thức vẽ tranh đề tài.
	* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét đánh giá, vẽ được bức tranh đề tài Bộ đội.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn, liên hệ thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về các nội dung trong bài học Bộ đội.
	* Thái độ:
- HS biết truyền thống uống nước nhớ nguồn, tham gia tích cực các hoạt động kỉ niệm ngày 22.12 ngày thành lập QĐND Việt Nam, chung tay vì biển đảo, góp đá xây dựng Trường Sa, sáng tác về chủ đề biển đảo Việt Nam. Thể hiện tình cảm yêu quí Bộ đội của mình qua tranh vẽ.
	* Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: 
	Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức ở các môn học Âm nhạc, Mĩ thuật, Lịch sử, HĐGD NGLL đồng thời liên hệ những kiến thức về chủ đề biển đảo và cuộc sống chiến sĩ nơi đảo xa hiện nay để tìm hiểu, xây dựng nội dung bài học.
3. Đối tượng dạy học/giáo dục
Mô tả về đối tượng học sinh: 32 học sinh khối lớp 6.
- Một số đặc điểm cần thiết khác : HS có kiến thức về các môn học Mĩ thuật, HĐGD NGLL, Lịch sử, Âm nhạc.
Các em đã được tiếp cận các phương pháp học tập phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác và kiểm tra đánh giá. Các em chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như SGK, vở ghi, giấy A4, bút chì 2B, tẩy, màu vẽ các loại
4. Ý nghĩa của sản phẩm
Đề tài Bộ đội có ý nghĩa với các em, giúp các em hiểu hơn về truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ, bài học bồi dưỡng lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh chiên sĩ, đặc biệt là chiến sĩ canh giữ nơi đảo xa nơi biên cương của tổ quốc và các em biết vận dụng những hiểu biết từ các môn học khác, từ kiến thức thực tiễn để vẽ tranh về để tài Bộ đội để thể hiện tình cảm yêu quí của mình đối với Bộ đội cụ Hồ.
	Ý nghĩa, vai trò đối với thực tiễn dạy học, thực tiễn đời sống và xã hội như sau:
Đối với thực tiễn dạy học:
+ Đối với giáo viên: Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Mĩ thuật rất có ý nghĩa. Nó giúp cho giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề cần truyền đạt cho học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác và phải biết ứng dụng CNTT vào dạy học. Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy – học hiện nay.
+ Đối với học sinh: Quá trình vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề trong bài học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó, giúp học sinh phát huy tính tích cực trong suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập, liên hệ vào thực tế đời sống xã hội.
 	* Thiết bị dạy học, học liệu
- Thiết bị, đồ dùng dạy học: Máy tính, máy chiếu projecter, màn hình (trình chiếu nội dung bài học, tranh ảnh, video clip)
- Ứng dụng các phần mềm Adobe Presenter, Goldwave, Proshow Produce, Camtasia Studio để tạo phim phù hợp với nội dung bài học.
- Học liệu: Hình ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung chủ đề.
5. Nội dung sản phẩm dự thi
- Mục tiêu: 
Về kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa tên gọi Bộ đội Cụ Hồ, biết cách khai thác nội dung chủ đề bộ đội, nắm được cách vẽ tranh theo các bước từ bao quát đến chi tiết.
Về kỹ năng: HS vẽ được một bức tranh về đề tài bộ đội theo ý thích.
Về thái độ: HS cảm nhận thấy hình ảnh vô cùng gần gũi thân thương và truyền thống vẻ vang của anh Bộ đội cụ Hồ. Từ đó ý thức hơn về nhiệm vụ học tập của mình và thể hiện tình cảm yêu quí đối với Bộ đội qua tranh vẽ.
- Cách tổ chức: Lớp học sẽ được chia làm 3 nhóm tương ứng với 3 dãy bàn để các em thuận tiện trong quá trình học tập, thảo luận tìm hiểu bài, và quan sát được bài trên màn chiếu.
- Phương pháp dạy học: quan sát trực quan tranh ảnh, thảo luận nhóm, đặt vấn đề và vận dụng kiến thức có từ các môn học khác, từ cuộc sống để giải quyết vấn đề
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: nhằm phát huy tính tích cực, hình thành và phát triển năng lực của học sinh.
- Hoạt động của HS: HS là đối tượng trung tâm, các em tự thảo luận trao đổi với nhau để tìm hiểu về ý nghĩa tên gọi Bộ đội cụ Hồ, về cuộc sống chiến sĩ nơi đảo xa... HS tự thực hiện bài vẽ của mình.
- Hoạt động của GV: Là người dẫn dắt các em khai thác chủ đề một cách hiệu quả nhất, cung cấp những tư liệu phim ảnh khi cần thiết, ghi nhận kết quả học tập của HS.
- Nội dung: ( Những nội dung chính trong từng hoạt động)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài Bộ đội.
GV đặt câu hỏi về sự hiểu biết của HS đối với Bộ đội, ý nghĩa tên gọi “Bộ đội cụ Hồ” và truyền thống anh Bộ đội cụ Hồ, hay các nội dung chủ đề có thể vận dụng để vẽ tranh trong bài học này
HS liên hệ kiến thức các môn học Lịch sử, HĐGDNGLL, Âm nhạcđồng thời liên hệ thực tế để vận dụng vào thảo luận, trả lời câu hỏi xây dựng nội dung bài học. GV nhận xét, bổ sung. 
	GV cho học sinh xem video clip có nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Ý nghĩa tên gọi “Bộ đội cụ Hồ” đồng thời giáo dục cho học sinh hiểu hơn về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. HS liên hệ tìm nội dung có thể vẽ tranh về Bộ đội.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
HS thảo luận tìm hiểu cách vẽ tranh nhớ lại cách vẽ tranh đã dược học ở tiết trước vận dụng để tìm ra cách vẽ tranh đề tài Bộ đội.
GV hướng dẫn gợi ý các bước vẽ tranh đề tài Bộ đội. Sử dụng video clip giới thiệu tranh vẽ về chiến sĩ nơi đảo xa nhằm liên hệ giáo dục về chủ quyền biển đảo Việt Nam, và sự tiếp nối truyền thống của Bộ đội cụ Hồ.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành vẽ tranh
	GV bao quát lớp học, gợi mở khi cần thiết để học sinh thực hiện bài vẽ tốt hơn.
	HS chủ động chọn nội dung mà mình yêu thích nhất về Bộ đội để thể hiện bài vẽ của mình, liên hệ các kiến thức đã được học ở các môn học và thực tiễn để vẽ tranh sao cho sinh động hấp dẫn, thể hiện tình cảm yêu quí đối với Bộ đội cụ Hồ.
6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
 - Đánh giá dựa trên mức độ hiểu bài và xây dựng bài của học sinh, động viên khích lệ học sinh trong quá trình học tập.
- HS tự đánh giá nhận xét, xếp loại bài vẽ của nhau, sau đó GV nhận xét bổ sung trên sản phẩm tranh vẽ của HS.
	Nhận xét đánh giá trên sản phẩm là tranh vẽ của học sinh.
Mô tả các hoạt động dạy học/giáo dục ( mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức, phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên) theo tiến trình thực hiện sản phẩm dự thi.
7. Kết quả đạt được
Các kết quả đạt được qua thực hiện dạy học/giáo dục theo dự án này:
Đề tài Bộ đội có ý nghĩa với các em, giúp các em hiểu hơn về truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ, về ý nghĩa tên gọi Bộ đội Cụ Hồ, bài học bồi dưỡng lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh chiên sĩ, đặc biệt là chiến sĩ canh giữ nơi đảo xa nơi biên cương của tổ quốc và các em biết vận dụng những hiểu biết từ các môn học khác, từ kiến thức thực tiễn để vẽ tranh về để tài Bộ đội để thể hiện tình cảm yêu quí của mình đối với Bộ đội cụ Hồ.
HS có kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận; Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về các nội dung trong bài học Bộ đội.

File đính kèm:

  • docPhieu_mo_ta_san_pham_du_thi_20150726_073947.doc