Đề tài Ứng dụng Adobe presenter vào soạn giáo án E-Learning trong dạy học tin học 11

Để nâng cao tính tự học cho học sinh, một đòi hỏi không thể thiếu trong dạy học, tôi đã tiến hành cho học sinh tự học qua giáo án E-Learning rồi đánh giá năng lực tự học, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh qua các hệ thống câu hỏi tương tác thông minh của Presenter, cụ thể như sau:

Phần chuẩn bị:

- Giáo viên soạn giáo án Powerpoint có sử dụng các tiện ích của phần mềm Adobe Presenter: câu hỏi tương tác, hình ảnh, âm thanh (lời bài giảng): thực hiện soạn giáo án E-Learning theo các bước mục 3.2

- Giáo viên chép bài giảng đến từng máy học sinh trên phòng bộ môn (có mạng cục bộ).

Tiến trình bài dạy:

- Học sinh tự học qua bài giảng (20-30 phút), mỗi máy 2 học sinh trao đổi trả lời các câu hỏi tương tác của bài giảng.

- Giáo viên đánh giá khả năng tự học, tiếp thu kiến thức của học sinh qua hệ thống câu hỏi tương tác trong bài giảng: giáo viên ghi nhận thang điểm đạt được của từng nhóm học sinh.

- Giáo viên hệ thống lại toàn bài.

- Học sinh ghi nhận kiến thức.

 

doc21 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng Adobe presenter vào soạn giáo án E-Learning trong dạy học tin học 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
–¯—
ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	2
CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 	2
MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI	3
LỊCH SỬ ĐỀ TÀI	3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	3
PHẠM VI ĐỀ TÀI	4
NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
	1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI	5
	2. NỘI DUNG	5
	3. GIẢI PHÁP	5
	3.1. GIỚI THIỆU CÁCH CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER	5
	3.2. KHAI THÁC CÁC TIỆN ÍCH CỦA ADOBE PRESENTER TRONG SOẠN GIÁO ÁN NHẰM NÂNG CAO TÍNH TỰ HỌC CHO HỌC SINH	..14
	33. MINH HỌA BÀI GIẢNG E-LEARNING 	14
	4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC	20
 III. KẾT LUẬN
1. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP	21	
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TUỢNG ÁP DỤNG	21
3. GIÁ TRỊ SKKN	21
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO	21
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. LÍ DO KHÁCH QUAN:
 Việc cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý, giảng dạy và học tập là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong các nhà trường.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy thường nhấn mạnh đến việc tự học. Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Vì vậy việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một yêu cầu rất cần thiết của việc dạy học.
1.2 LÍ DO CHỦ QUAN
Dạy học trực truyến E-Learning đã và đang mở ra nhiều thành tựu mới trong giáo dục. Tuy nhiên việc ứng dụng và hướng dẫn học sinh tự học qua giáo án E-Learning trong nhà trường chưa được chú trọng.
Vì vậy để thực hiện nhiệm vụ của năm học là nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh đồng thời thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học- nhu cầu mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra, tôi đã áp dụng giải pháp: “ỨNG DỤNG ADOBE PRESENTER VÀO SOẠN GIÁO ÁN E-LEARNING TRONG DẠY HỌC TIN HỌC 11” .
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Bài giảng E-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (ví dụ phần mềm Adobe Presenter), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ...
Bài giảng E-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (Powerpoint) thường gọi. Nếu ta soạn bài giảng bằng PowerPoint thì phải trực tiếp sử dụng nó, còn bài giảng E-Learning là một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào tác động của người học. Bài giảng E-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (offline) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường, lớp.
	Hiện nay, có rất nhiều phần mềm có thể dùng soạn giáo án E-Learning. Tuy nhiên, Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Sau khi cài đặt lên máy tính Adobe Presenter sẽ được gắn vào phần mềm Microsoft Powerpoint hỗ trợ cho Microsoft Powerpoint các tính năng biên soạn bài giảng nâng cao để tạo ra các bài giảng điện tử tuân thủ các chuẩn về E-Learning. 
Do vậy, việc sử dụng phần mềm Adobe Presenter để soạn giáo án E-Learning là tiện lợi nhất và được nhiều người sử dụng nhất.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. THUẬN LỢI
Trong thời gian qua, Bộ giáo dục đã tổ chức nhiều cuộc thi thiết kế giáo án E-Learning. Cuối tháng 7/2014, Sở giáo dục và đào tạo Long An đã tổ chức cho giáo viên tin học trong tỉnh tập huấn về cách thiết kế bài giảng E-Learning.
Mặc khác, phần mềm Adobe Presenter được cài đặt tích hợp trên phần mềm Microsoft Powerpoint nên có thể tận dụng các giáo án Powerpoint sẵn có để thiết kế giáo án E-Learning giúp giảm thời gian thiết kế giáo án.
2.2.2. KHÓ KHĂN
	Cuộc thi thiết kế giáo án E-Learning do Bộ giáo dục tổ chức trước đây có nhiều giáo viên trong cả nước tham gia, nhưng việc thiết kế và sử dụng nó trong nhà trường thì chưa được quan tâm.
Học sinh chưa quen cách tiếp cận, tự học qua bài giảng E-Learning.
Học sinh chưa ý thức cao trong việc tự học, tự đọc tài liệu để lĩnh hội kiến thức.
3. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Giúp học sinh bước đầu tiếp cận với giáo án E-Learning, tiếp cận với cách dạy và học trực tuyến.
Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy và học.
Chia sẻ công cụ hỗ trợ cho việc soạn giáo án E-Learning đó là dùng phần mềm Adobe Presenter.
4. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI
Đề tài được viết dựa trên hiểu biết của bản thân cũng như qua tìm hiểu, nghiên cứu thông tin trên Internet về việc khai thác các tiện ích của phần mềm Adobe Presenter vào việc soạn giáo án điện tử phục vụ dạy học.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 	Để tiến hành thực hiện đề tài này, để đạt được các mục đích đã nêu của đề tài, tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, khái quát hoá những tài liệu.
- Phương pháp thu thập thông tin trên internet, thực tế giảng dạy.
- Phương pháp thống kê toán học phân tích kết quả.
6. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài giới thiệu cách soạn một giáo án E-Learning phục vụ cho việc dạy học cũng như giới thiệu một giải pháp về ứng dụng CNTT trong dạy học được bản thân áp dụng trong giảng dạy tin học 11 năm học 2014-2015.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Tại sao sử dụng Presenter soạn giáo án E-Learning? Vì Microsoft Powerpoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên đã sử dụng và đã thao tác quen thuộc với nó; đối với Adobe Presenter, phần mềm này được tích hợp vào Microsoft Powerpoint nên giáo viên có thể sử dụng giáo án có sẵn hoặc làm việc trên nền Powerpoint nên việc soạn giáo án E-Learning sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm Adobe Presenter trong soạn giáo án điện tử chưa được triển khai, chưa được sử dụng nhiều trong nhà trường. 
Vì sao sử dụng giáo án E-Learning dạy học trong nhà trường? Vì học sinh chưa có tính tự học cao, chưa tự tìm tòi để lĩnh hội kiến thức, với giáo án này có thể giúp nâng cao tính tự học và có thể đánh giá năng lực học tập của học sinh qua các hệ thống câu hỏi tương tác thông minh và nó giúp học sinh học mọi lúc.
2. NỘI DUNG
Đề tài chủ yếu đi vào nội dung giới thiệu cách khai thác phần mềm Adobe Presenter để soạn giáo án phục vụ trong dạy học tin học cũng như giới thiệu một giải pháp giúp nâng cao tính tự học của học sinh. 
3. GIẢI PHÁP 
3.1. GIỚI THIỆU CÁCH CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER
 3.1.1 Cài đặt Adobe Presenter
- Tải phần mềm Adobe Presenter tại đại chỉ: www.adobe.com
- Nháy đúp chuột trái vào biểu tượng vừa tải, tuần tự theo các bước sẽ cho kết quả thành công
 Sau khi cài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của Powerpoint. Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau:
 Phiên bản 6.0 Phiên bản 7.0
3.1.2 Các bước để sử dụng Presenter
	 Bước 1: Thiết kế bài giảng trên Microsoft Powerpoint (có thể sử dụng các bài Powerpoint có sẵn).
 Bước 2: Sử dụng các tính năng của Presenter để hoàn thiện nội dung bài giảng.
 Với bài giảng Powerpoint đã có ở bước 1, ta sẽ đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, thí dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình.
 Bước 3: Xuất bản bài giảng.
3.1.3 Cách sử dụng Adobe Presenter 7.0
 a. Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu
Vào Adobe Presenter àchọn mục Presentation Setting, cho ra màn hình như sau:
	Sau khi chọn chỉ mục trên chuyển sang thẻ Quality để hiệu chỉnh chất lượng âm thanh và phim ảnh, chuyển qua thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tín.
 b. Thiết lập thông số ban đầu cho giáo viên
* Hãy vào menu của Adobe Presenter, chọn Preference.
	Trong tab đầu tiên, tab Presenter, hãy nháy chuột vào mục Add, để điền các thông tin cá nhân của báo cáo viên. Thí dụ: Họ và tên, nghề nghiệp, ảnh, logo và sơ yếu lý lịch khoa học nếu muốn (Biography).
* Chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager
Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide.
 Navigation name: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần.
c. Chèn hình ảnh video giáo viên giảng bài
Có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam ghi video.
àGhi hình trực tiếp
àChèn tệp video đã có sẵn
àBiên tập
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau: 
àGhi âm trực tiếp
àChèn tệp âm thanh đã có sẵn
àĐồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide
àBiên tập
Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:
Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.
Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import).
d. Tạo câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (quizze)
Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến thức, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.
 Thẻ Add Question: Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau
àCâu hỏi lựa chọn 
àCâu hỏi đúng/sai
àĐiền vào chỗ trống
àTrả lời ngắn với ý kiến của mình.
àGhép đôi
àĐánh giá mức độ. 
Không có câu trả lời đúng hay sai.
Thêm các câu trả lời
Chọn loại câu hỏi 1 hay nhiều lựa chọn
Chọn nếu là đáp án đúng
Thang điểm của câu hỏi
* Thiết kế câu hỏi lựa chọn: sau khi chọn loại câu hỏi này xuất hiện 
Thêm đáp án trả lời
Yêu cầu câu hỏi
* Thiết kế câu hỏi đúng/ sai: khi chọn loại câu hỏi này từ hộp thoại Question Types sẽ xuất hiện 
Yêu cầu câu hỏi
* Thiết kế câu hỏi điền vào chỗ trống: khi chọn loại câu hỏi này từ hộp thoại Question Types sẽ xuất hiện
Thêm các đáp án gợi ý
Chọn đáp án đúng
Chọn đáp án từ danh sách cho trước
Thêm câu hỏi điền khuyết
Tự gõ đáp án vào chỗ trống 
* Thiết kế câu hỏi trả lời ngắn: khi chọn loại câu hỏi này từ hộp thoại Question Types sẽ xuất 
hiện
Thêm các câu trả lời
* Thiết kế câu hỏi ghép đôi: khi chọn loại câu hỏi này từ hộp thoại Question Types sẽ xuất hiện
Ví dụ: Nối các thao tác (cột 1) tương ứng với câu lệnh (cột 2), ta thiết kế như sau:
Thêm câu lệnh vào cột 2
Thêm các thao tác vào cột 1
Kéo thả đáp án từ cột 1 vào cột 2
 Thẻ Add Quiz: Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên
Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả
àCho phép làm lại
àCho phép xem lại câu hỏi
àBao gồm slide hướng dẫn
àHiện thị kết quả khi làm xong
àHiện thị câu hỏi trong outline 
àTrộn câu hỏi
àTrộn câu trả lời
 e. Thiết lập bố trí mặt bằng
Trong menu của Adobe Presenter 6, chọn mục Theme Editor.
Trong Menu của Adobe Presenter 7, chọn mục Presenting Preference
Nháy chọn Theme Editor để có hình dưới đây: Hãy quan sát các lựa chọn. Tốt nhất là chọn hết như hình dưới đây (ngầm định).
f. Xuất ra kết quả
Chọn mục Publish trên menu Adobe Presenter, cho ra màn hình 
Chọn My Computer nếu muốn xuất ra máy tính mình
xuất ra đĩa CD để tự động chạy, hoặc file nén lại (Zip files).
Chọn vị trí lưu
Xuất bản
Sau khi nhấn Publish, nháy chuột vào View Output để xem sản phẩm ra sao (Preview)
Nháy vào biểu tượng này để thay đổi cách trình bày các nút và bảng điều khiển. 
Nút để xem các tệp đính kèm.
	Các nút để điều khiển chạy slides (Bảng mục lục các slide nằm bên tay phải màn hình nói trên).
 Chọn Adobe Connect nếu muốn xuất bài giảng trực tiếp lên mạng qua Adobe Connect 
Sau đó nháy chọn , nhập địa chỉ 
Máy sẽ hỏi tiếp tên và mật khẩu đăng nhập. Những ai đăng kí được phép mới đưa bài giảng lên phòng học ảo được. Đây là phòng học ảo và thư viện bài giảng điện tử E-Learning đã được Cục CNTT dựng lên. Xin liên hệ với CucCNTT@moet.edu.vn để tham gia tải lên (upload) bài giảng của mình vào phòng học ảo này.
3.2. KHAI THÁC CÁC TIỆN ÍCH CỦA ADOBE PRESENTER TRONG SOẠN GIÁO ÁN NHẰM NÂNG CAO TÍNH TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Để nâng cao tính tự học cho học sinh, một đòi hỏi không thể thiếu trong dạy học, tôi đã tiến hành cho học sinh tự học qua giáo án E-Learning rồi đánh giá năng lực tự học, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh qua các hệ thống câu hỏi tương tác thông minh của Presenter, cụ thể như sau:
Phần chuẩn bị:
- Giáo viên soạn giáo án Powerpoint có sử dụng các tiện ích của phần mềm Adobe Presenter: câu hỏi tương tác, hình ảnh, âm thanh (lời bài giảng): thực hiện soạn giáo án E-Learning theo các bước mục 3.2
- Giáo viên chép bài giảng đến từng máy học sinh trên phòng bộ môn (có mạng cục bộ).
Tiến trình bài dạy: 
- Học sinh tự học qua bài giảng (20-30 phút), mỗi máy 2 học sinh trao đổi trả lời các câu hỏi tương tác của bài giảng.
- Giáo viên đánh giá khả năng tự học, tiếp thu kiến thức của học sinh qua hệ thống câu hỏi tương tác trong bài giảng: giáo viên ghi nhận thang điểm đạt được của từng nhóm học sinh.
- Giáo viên hệ thống lại toàn bài.
- Học sinh ghi nhận kiến thức.
3.3. MINH HỌA BÀI GIẢNG E-LEARNING
Minh họa giáo án E-Learning bài 15: THAO TÁC VỚI TỆP (tin học 11)
Vậy cần thực hiện những thao tác nào để đọc sách/ghi bài
Tương tự để đọc/ghi tệp ta cần thực hiện những thao tác nào?
Các thao tác để đọc sách/ghi bài là:
Sau khi liên hệ tệp giống như quyển tập hay cuốn sách, thao tác trên tệp giống như thao tác trên sách/vở: đọc sách (đọc tệp), ghi bài vào vở (ghi tệp); cần thực hiện những thao tác nào để đọc sách/ghi bài (lấy sách/vởàmở àđọc/ghi àđóng), để học sinh tiếp thu kiến thức các thao tác đọc và ghi tệp, để phát huy tính tự học, tự đọc sách tôi đã sử dụng các câu hỏi tương tác sau:
tệp là gì?
àQua câu trả lời học sinh đã tiếp thu được các thao tác để đọc và ghi tệp.
Cụ thể các câu lệnh tương ứng với các thao tác này trong lập trình là gì?
 Học sinh nắm rõ hơn ý nghĩa từng câu lệnh bằng cách tự đọc sách trả lời các câu hỏi:
HS gõ câu trả lời vào đây
Trong pascal, để làm việc với tệp so.txt lưu C:\Bp\Bin bằng biến đại diện f ta viết như thế nào?
Chỉ ra lỗi sai trong chương trình ghi tệp dưới đây?
Sau khi học sinh tìm hiểu qua bài giảng, trả lời các câu hỏi tương tác, giáo viên sẽ đánh giá năng lực tự tìm hiểu, tự học qua sách giáo khoa của học sinh bằng thang điểm có được khi trả lời câu hỏi trong bài giảng.
Tiếp theo giáo viên sẽ củng cố lại toàn bộ kiến thức bằng cách cho học sinh trả lời lại các câu hỏi tương tác trong bài giảng; yêu cầu học sinh cho biết các kiến thức cần nhớ của bài. Từ đó giáo học sinh ghi nhận lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong năm học qua, tôi được phân công giảng dạy các lớp 11T1, 11T3, 11C1, 11C2. 
Tuy nhiên, tôi chỉ sử dụng giáo án E-Learning vào dạy học lớp 11T1 và 11T3. Giải pháp này được tôi bước đầu áp dụng vào dạy một số tiết tin học 11. Và tôi đã ghi nhận lại kết quả thang điểm của học sinh khi trả lời 9 câu hỏi tương tác trong bài 15: Các thao tác với tệp (tin học 11) để từ đó làm cơ sở đánh giá mức độ tự học của học sinh. Kết quả được ghi nhận như sau:
Số câu đúng
9/9
8/9
7/9
6/9
5/9
4/9
Lớp 11T1 (43 HS)
SL
9
25
37
42
42
43
Tỉ lệ (%)
20.9
58.2
86.1
97.7
97.7
100
Lớp 11T3
(39 HS)
SL
7
23
33
38
39
39
Tỉ lệ (%)
17.9
58.9
84.5
97.4
100
100
Như vậy với kết quả đạt được cho thấy 100% đều tham gia vào bài học, đều tự đọc sách, nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi cụ thể: 
+ 100% học sinh trả lời được 4/9 câu hỏi và gần 100% học sinh trả lời 5/9 câu hỏi.
+ Trên 50% học sinh trả lời đúng 8/9 câu hỏi. 
+ Gần 20% học sinh lời đúng 9/9 câu hỏi điều này cho thấy các học sinh này có tính tự học cao và khả năng tự học rất tốt, biết tự học từ sách giáo khoa và vận dụng kiến thức tự tích lũy vào các bài tập liên quan.
Từ việc đánh giá tính tự học của học sinh qua bài giảng trên, tôi nhận thấy khả năng tự học của học sinh sẽ cao hơn, và học sinh sẽ chủ động hơn nữa trong việc học nếu giải pháp này được áp dụng lâu dài. Và với việc áp dụng bài giảng E-Learning vào dạy học, học sinh sẽ chủ động, tích cực hơn trong việc học từ đó học sinh sẽ khắc sâu kiến thức hơn.
III. KẾT LUẬN
1. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường bồi dưỡng tính tự học cho học sinh cũng như thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, tôi đã thực hiện giải pháp sau trong giảng dạy tin học: 
- Soạn giáo án Powerpoint có sử dụng các tiện ích của phần mềm Adobe Presenter: câu hỏi tương tác, hình ảnh, âm thanh (lời bài giảng).
- Chép bài giảng đến từng máy học sinh trên phòng bộ môn (có mạng cục bộ).
- Học sinh tự học qua bài giảng.
- Giáo viên đánh giá khả năng tự học, tiếp thu kiến thức qua hệ thống câu hỏi tương tác trong bài giảng.
- Giáo viên củng cố lại toàn bài.
- Học sinh ghi nhận kiến thức trọng tâm của bài.
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Đề tài đã được áp dụng trong giảng dạy tin học 11 cho học sinh trường THPT Nguyễn Thông. Đề tài áp dụng vào dạy các nội dung lí thuyết trên phòng bộ môn hay phòng chức năng Hi-class của nhà trường. Mặt khác đề tài còn giới thiệu các tính năng nâng cao của phần mềm Adobe Presenter phục vụ việc soạn giáo án điện tử nên giáo viên có thể áp dụng đề tài trong việc soạn giảng giáo án điện tử đặc biệt soạn các câu hỏi tương tác thông minh phục vụ dạy học trong nhà trường. Đây là giải pháp rất hữu ích có thể làm tài liệu cho giáo viên tham khảo. 
3. GIÁ TRỊ CỦA SKKN
Việc áp dụng đề tài trong năm học qua đã góp phần nâng cao tính tự học của học sinh, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học: “Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học tự nghiên cứu”, tạo tiền đề cho học sinh có thói quen học tập tốt ở cấp học cao hơn (học theo tín chỉ). Đồng thời, với việc tích hợp phần mềm Adobe Presenter vào Microsoft Powerpoint, giáo viên sẽ soạn được bài giảng điện tử có hệ thống câu hỏi tương tác đa dạng, phong phú hơn cũng như giúp học sinh thích thú, tích cực trong học tập và khắc sâu nội dung bài học hơn.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng Adobe Presenter của Quách Tuấn Ngọc -Cục Công nghệ Thông tin – Bộ Giáo dụcJ và Đào tạo
- Sách giáo khoa tin học 11 của Hồ Sĩ Đàm – NXB Giáo dục.
- Sách giáo viên tin học 11 của Hồ Sĩ Đàm – NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • docskkn_20150727_120937.doc