Đề tài Tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển thể dục, thể thao dự thi cấp huyện

Bài tập sức bền ngoài thực hiện tốt các giai đoạn và tập luyện thường xuyên . Giáo viên cần chú trọng các động tác bổ trợ cho chạy nhất là động tác đạp thẳng chân sau

 Sức bền thường sử dụng các bài tập và khối lượng lớn đến rất lớn, có cường độ từ 40% đến 85% sức, quãng nghỉ ngơi không có hoặc rất ngắn, nghỉ ngơi tích cực bằng đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng, các dạng bài tập

Chạy việt dã có cường độ từ 30% – 50% lực đối đa

Chạy việt dã biến tốc có cường độ từ 55% - 75% cường độ tối đa

Chạy biến tốc có cường độ 70% đến 75% cường độ tối đa,

 

doc32 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển thể dục, thể thao dự thi cấp huyện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cho cá nhân, giải thưởng toàn đoàn; Chuẩn bị sân bãi thi đấu đảm bảo an toàn và hiệu quả; Chuẩn bị nhân sự làm trọng tài ở mỗi nội dung.
- Nội dung thi đấu cấp trường rất quan trọng để tuyển chọn nhân tài, ở từng nội dung, mục đích phát hiện học sinh có năng khiếu cũng như động viên
các em thi đạt kết quả tốt nhất
- Tuyển chọn thông qua hình thức giao lưu giữa các lớp với nhau hoặc giữa các trường với nhau. Nhằm kích thích phát huy tốt tố chất của các em. Đối với môn cầu lông thi trong nhà, nên tiếp cận tập sân trong nhà, để các em làm quen và thực hiện được tốt. 
- Tuyển chọn thông qua bạn bè. Khi các em vui chơi với nhau dễ phát hiện, cũng như phát huy tố chất của các em.
Giải pháp3: Công tác huấn luyện đội tuyển: 
Huấn luyện thể lực là quá trình giáo dục các tố chất thể lực cần thiết của môn thể thao chuyên sâu, nhằm đảm bảo cho cơ thể phát triển toàn diện. Hiện nay trong thi đấu thể thao, đạt được thành tích cao là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt, thể hiện màu cờ sắc áo của mỗi đơn vị, không chỉ thế còn thể hiện khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao chiến thắng của con người. 
Trong huấn luyện nên giảng giải ít ngắn ngọn, có nhiều hình ảnh và làm nhiều động tác thi phạm chính xác để các em dễ tiếp thu hơn. Do những đặc điểm trên giáo viên huấn luyện là một trong những nhân tố quyết định sự trưởng thành của các em vì vậy không những cần nắm vững phương châm đường lối giáo dục của Đảng và đặc điểm đối tượng của mình để huấn luyện các em mà giáo viên còn là tấm gương cho các em noi theo cho nên phải là người gương mẫu mọi lời nói, việc làm để giáo dục các em. 
Ngày nay trong huấn luyện thể thao hiện đại. Dù bất kỳ giai đoạn nào của quá trình huấn luyện thì công tác huấn luyện thể lực chung được coi là then chốt. Bởi vì thể lực chung cùng với thể lực chuyên môn được coi là nền tảng của việc phát triển thành tích. Công việc này đòi hỏi người huấn luyện nghiên cứu, đưa ra các bài tập phù hợp từng đối tượng học sinh, cũng như sức khoẻ giới tính đạt hiệu quả nhất. Xét thực tế huấn luyện cho thấy việc phát triển tố chất thể lực đồng thời phát triển kỹ thuật cho các em trong quá trình huấn luyện. Quan sát các buổi tập của đội tuyển để đánh giá nhận xét việc tập luyện về khả năng phối hợp vận động, việc thực hiện kỹ thuật động tác, việc sử dụng nội dung huấn luyện thể lực nhằm nâng cao thành tích cho phù hợp, tìm hiểu hiệu quả trong quá trình thực nghiệm đưa ra các bài tập và nội dung huấn luyện các bài tập vào thực tế. Sau khi tiến hành nghiên cứu, lựa chọn và xác định các bài tập thể lực nhằm phát triển thành tích cá nhân cũng như đồng đội cho học sinh nắm vững để áp dụng vào thực hành.
Trong quá trình huấn luyện bồi dưỡng đội tuyển thể dục, thể thao trường THCS Hải Long – Hải Hậu - Nam Định. Tôi xin trao đổi một số bài tập đạt hiệu quả đạt thành tích cao (nhất là môn nhảy cao kỹ thuật lưng qua xà và môn nhảy xa kỹ thuật ưỡn thân). 
* Gây hứng thú, tạo niềm tin
Trong giờ giải lao người giáo viên cần gần gũi quan tâm tới các em, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện sinh hoạt, ăn uống của từng em để ra bài tập cho phù hợp. Đặc biệt qua mỗi đợt tập luyện tôi thường quan sát rút ra những ưu, nhược điểm của từng em để động viên khuyến khích các em tập luyện. Xây dựng tính kỷ luật, tính đồng đội khi thi đấu.
Trước khi thi đấu cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, luôn để tư tưởng thoải mái, phấn chấn. Tôi thường nói với các em rằng: Khi thi đấu các em phải chú ý bình tĩnh, tự tin quyết tâm cao, thi đấu hết mình. Lấy mục đích cá nhân và tinh thần đồng đội mà đem lại thành tích cao cho trường. Các em cần phải quyết tâm thi đấu để đạt thành tích cao nhất. 
3.1. Bài tập phát triển chung và chuyên môn:
3.1.1.Cơ sở lý luận về huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn
+ Huấn luyện thể lực chung là quá trình giáo dục toàn diện những năng lực thể chất cho vận động viên. Nội dung huấn luyện đa dạng và phong phú. 
+ Huấn luyện thể lực chuyên môn là quá trình giáo dục thể chất tương ứng với đặc điểm của từng môn thể thao chuyên biệt. 
Mối quan hệ giữa thể lực chung và thể lực chuyên môn là vô cùng quan trọng. Bởi huấn luyện thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực 
chuyên môn. 
Như chúng ta đã biết thể lực bao gồm các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh tốc độ, sức bền chung, sức bền chuyên môn, tính linh hoạt khéo léo, mềm dẻo 
3.1.2.Bài tập phát triển chung, và chuyên môn: 
Bất kỳ nội dung nào của bộ môn thể dục phải khởi động chung đó là Xoay các khớp, ép dậy chằng, tiến hành khởi động chuyên môn các động tác bổ trợ cho chạy, tại chỗ và di động, bổ trợ chuyên sâu của từng nội dung sao cho phù hợp như:
 Nội dung nhảy cao cho các em đứng tại chỗ đá năng trước cao từ 5 đến 10 lần của từng chân rồi chuyển sang đá năng trước sau khoảng 10 lần, đá năng ngang khoảng 10 lần, đứng lên ngồi xuống 10 lần hoặc đứng tại chỗ bật cao co gối. 
Nội dung nhảy xa ngoài động tác bổ trợ chạy cho các em đà 1 bước đá năng, đà 2 bước đá năng bật xa tại chỗ, bật nhảy co gối hoặc bật lên cao nhằm bổ trợ cho bật nhảy
Nội dung ném bóng khởi động bả vai và khuỷu tay tốt kết hợp tại chỗ ra sức cuối cùng ném bóng 
Nội dung chạy bền cho các em thực hiện tốt bổ trợ chạy, ngoài ra giáo viên nên sử dụng các bài tập dưới dạng trò chơi, nhằm kích thích hưng phấn các em tập luyện ở từng nội dung cũng như môn thi khác nhau.
Cụ thể chơi các trò chơi vận động, vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính tập thể: Như trò chơi chạy tiếp sức, trờ chơi lò cò tiếp sức, trò chơi bất nhảy tiếp sức, nhảy dây đơn... thi đua giữa tổ với nhau hoặc cá nhân với nhau tăng cường vận động linh hoạt khéo léo tăng các tố chất nhanh, mạnh, bền
3.2 Bài tập phát triển sức nhanh:
3.2.1 Cơ sở lý luận của sức nhanh. 
Phát triển sức nhanh, tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở trung tâm thần kinh. 
Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người nó quyết định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian vận động: có 3 hình thức của sức nhanh. 
 - Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động. 
- Tốc độ động tác đơn nhanh 
- Tần số động tác. 
Các biểu hiện của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, trong chạy nói chung thì tốc độ phụ thuộc độ dài bước chạy. Bởi vậy huấn luyện sức nhanh trong giai đoạn ban đầu rất quan trọng đòi hỏi phải toàn diện mới nâng cao được bước khởi điểm ban đầu của quá trình huấn luyện. Do đó các buổi tập cần ưu tiên phát triển sức nhanh bằng các biện pháp huấn luyện kích thích nâng cao tần số và tốc độ động tác như trò chơi vận động. 
3.2.2 Bài tập phát triển sức nhanh: 
Đặc điểm nổi bật của chạy ngắn là cường độ hoạt động có thể đạt tới mức cao nhất. 
Thực hiện tốt các động tác bổ trợ cho chạy: thực hiện tại chỗ thực hiện di động.
Thực hiện tốt các động tác bổ trợ xuất phát như: mặt hướng chạy, vai hướng chạy, lương hướng chạy, ngồi xổm chuyển sang xuất phát. Mục đích phát triển tố chất nhanh khi các em xuất phát được tốt, nên sử dụng tốt trong giờ chính khoá sau đó áp dụng tập luyện vào buổi huấn luyện mới đạt hiệu quả cao.
Sử dụng các bài tập thể dục, chạy luồn cọc, chạy dích dắt, tăng độ nhanh khoé léo.
 Cho nên khi tập luyện môn chạy ngắn, cần nâng cao cường độ hưng phấn và tính linh hoạt, phát triển sức nhanh. Nên sử dụng các bài tập tốc độ chạy đoạn ngắn 10 – 20 và 20-60m và tăng dần cự ly ở các lần sau nhưng phải phù hợp độ tuổi giới tính, không nên áp dụng cùng một cự ly cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể dưới hình thức: Các bài tập xoạc, ép dẻo chạy tăng tốc, chạy biến tốc, chạy tốc độ cao. Để có hiệu quả cao các bài tập trên đều thực hiện với thời gian ngắn, lưu ý thời gian nghỉ giữa các lần tập phải đủ để hồi phục trở lại gần mức ban đầu mới cho chạy lặp lại. Ngoài ra còn sử dụng các dạng bài tập phản xạ, trò chơi vận động. 
3.3 Bài tập sức mạnh tốc độ
3.3.1 Cơ sở lý luận của sức mạnh tốc độ. 
Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Ở giai đoạn lứa tuổi các em cần ưu tiên phát triển khả năng phối hợp động tác của các bộ phận cơ thể, hình thành kỹ năng vận động huấn luyện toàn diện không nên vội vàng cho các em đi sâu vào sức mạnh tuyệt đối. 
Quan điểm của các nhà huấn luyện thể thao sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực động tác đơn nhanh và làm tiền đề phát triển thể lực sau này. 
Muốn có sức mạnh tốc độ người giáo viên luôn nghiên cứu bài tập cho phù hợp. 
3,3,2 Bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ. 
Ở lứa tuổi các em tôi sử dụng chủ yếu là sức mạnh tốc độ. Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể như: Đứng lên ngồi xuống bằng một chân, bật xa tại chỗ, bật cao liên tục, bất cao co gối, Muốn có được thành tích trên yêu cầu huấn luyện phải nắm chắc tố chất sức bật của từng em mà đưa ra kỹ thuật bài tập cho phù hợp. 
 Phát triển sức mạnh tốc độ: Tăng cường số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, tăng cường trọng tải lớn để gây hưng phấn mạnh đối với các đơn vị vận động nhanh có hưng phấn thấp.
3.3.3.* Bài tập kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi và nhảy xa kiểu ưỡn thân.
+ Bật xa tại chõ
+ Tại chỗ tiếp vật trên cao, bật cóc
+ Tại chỗ bật nhảy ôm gối cao dần, và cứ như thế khi nào bật cao tăng dần . Tập đứng lên ngồi xuống nhiều lần, mục tiêu chính tăng khớp gối.
+ Đà một bước đá năng
+ Đà 2 bước đá năng
+ Chạy đà 3 – 5 bước làm động tác bước bộ, yêu cầu bật mạnh
+ Chạy đà tự do chạm vật trên cao ra xa.
Phối hợp chạy đà giậm nhảy bước bộ trên không nhả xa kiểu “ngồi” và kiểu nhảy “ưỡn thân”
Giáo viên phân tích làm mẫu động tác cả nhóm thực hiện
Tập kỹ thuật chạy đà 9, 11, 13 bước giậm nhảy vào ván giậm nhảy.
 Chạy đà số bước tăng dần. Ở các bước chạy đà lẻ, đặt chân giậm nhảy phía sau số bước tăng dần 15, 17,19,21. 
*Giai đoạn trên không:
Chân giậm nhảy duỗi thẳng chếch dưới phía sau, chân lăng co ở phía trước , trống giống như đang bước một bước ở trên không.
Sau khi thực hiện bước bộ trên không, chân giậm nhảy co dần lại và đưa ra trước nâng cao gối tay khác với bên chân giậm nhảy cũng đưa ra trước lên cao cùng với bên chân giậm nhảy. Tiếp theo đánh hai tay ra trước vòng xuống dưới, đối với kỹ thuật ưỡn thân lúc này ưỡn thân về trước thêm giai đoạn bay trên không vươn duỗi chân về trước kết hợp gập thân về trước vươn hai chân để chuẩn bị tiếp đát, góc độ bay hợp lý khoảng 200 đến 240 đối với nhảy ưỡn thân góc đọ cao hơn nữa.
- So sánh kỹ thật nhảy xa kiểu ưỡn thân và kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Trong quá trình luyện tập thành tích của các em vượt lên nổi trội đó là cũng vấn đề làm tôi cần phải nghiên cứu đưa ra bài tập của nội dung nhảy xa kiểu ưỡn, chính vì lẽ đó yêu cầu người huấn luyện, phải nắm vững yếu tố của nhảy xa kiểu ưỡn thân để huấn luyện có đội tuyển tốt nhất.
- Bài tập kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân là một trong nội dung khó nhất, nhưng khi thực hiện tốt thì thành tích xa hơn nhảy xa kiểu ngồi. 
 Chú ý giai đoạn dậm nhảy phải mạnh và giai đoạn trên không tốt, mới phát huy được giai đoạn ưỡn thân. Kỹ thuật nhảy kiểu ưỡn thân là bật nhảy mạnh, góc độ cao, có giải đoạn bay trên không, tạo thêm giai đoạn bay trên không. Kỹ thuật này khó phải dày công tập luyện và bổ trợ tốt. Hiện nay tôi tiếp tục huấn luyện cho một số em trong đội tuyển nhằm phát huy thành tích tốt nhất Xem hình ảnh giai đoạn trên không của nhảy xa kiểu ưỡn thân
3.3.4.* Bài tập nhảy cao kiểu bước qua, kiểu úp bụng, kiểu lưng qua xà.
+ Trong các kiểu nhảy trên, nhảy cao kiểu bước qua là kiểu nhảy đơn giản nhất, thực hành trong giờ học theo nội dung quy định
+ Đà 1 bước đá năng
+ Đà 2 bước đá năng
+ Tại chỗ bật nhảy ôm gối cao dần, và cứ như thế khi nào bật cao tăng dần 
+ Tại chỗ tiếp vật trên cao
+ Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh chân, sức bật cao (tại chỗ đá lăng, chạy đà đá lăng, đá lăng vào vật treo trên cao, trò chơi rèn luyện sức mạnh chân...);
+ Tập đánh tay kết hợp giậm nhảy;
+ Tập mô phỏng giậm nhảy qua xà;
+ Tập hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua, kiểu lưng qua xà và kiểu nhảy úp bụng
+ Kỹ thuật của nhảy cao kiểu úp bụng và nhảy cao lưng qua xà khác nhảy cao kiểu bước qua 
+ Tập nhảy từ trên cao xuống (từ ghế băng, bục, bậc thang...) đệm hoặc hố cát thực hiện chùng gối để giảm chấn động;
+ Tập động tác, đứng tại chỗ xát đệm bật nhảy bằng hai chân ngửa lên vồng lưng rơi xuống đệm, mục tiêu tập kỹ thuật lưng qua xà, tập nhiều lần để các em quen dần kỹ thuật trên không kiểu nhảy cao lưng qua xà.
- Phân tích kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà:
Cự ly chạy đà của nhảy cao kiểu lưng qua xà. Chạy đà ở cự ly từ 7 đến 13 bước chạy đà, hướng chạy đà theo phía chân lăng gần xà, góc độ chạy đà bắt đầu chạy đà góc độ khoảng 700- 900 so với xà ngang đến 4 bước chạy cuối góc độ chỉ còn 300 – 500 với mặt phẳng thẳng đứng của xà ngang, đường chạy đà là một hình vòng cung
Kỹ thuật chạy đà giống như kiểu nhảy úp bụng ở các bước cuối tốc độ chạy đà có thể đến 7,6m/s, 7,8m/s kỹ thuật giống ở các bước cuối cùng chân giậm nhảy đạt vào điểm giậm nhảy cách xà ngang từ 90cm đến 100cm bằng cả bàn chân, sau đó khuỵ gối khoảng 1400 đến 1600 chân lăng sau khi rời đất, gập gối và dùng sức đá duỗi chân lăng lên cao, và hướng dần gối hơi ra phía ngoài xà. Hai tay đồng thời đánh tích cực hơn, và hơi hướng khỷu tay ra ngoài xà tạo điều kiện thuận lợi cho lưng hướng vào xà. Khác với kiểu nhảy úp bụng trọng tâm không hạ thấp nhiều và thời gian hoàn thành giậm nhảy rất nhanh khoảng 0,14/s – 0,17/s. Tốc độ bay ban đầu khoảng 4,1m/s – 4,3m/s góc độ bay là khoảng 750. Kết thúc dậm nhảy, cơ thể bốc lên cao lưng hướng vào xà ngang lúc này người nhảy ngã ngửa đầu và vai sang phía bên xà, hai tay co tự nhiên trước ngực, hông ưỡn ngực hướng lên trời chân giậm co gối đuổi kịp chân lăng, lúc này người nhảy nằm ngửa trên xà. Kỹ thuật tiếp đệm bằng vai và lưng trước yêu cầu đảm bảo an toàn khi tiếp đệm.. Chú ý kỹ thuật lưng qua xà vấn đề đầu tiên kỹ thuật phải thực sự tốt mới cho các em thực hiện, vì kỹ thuật này khó thành tích cao nhưng dễ xẩy ra chấn thương. 
Xem hình ảnh chạy đà và kỹ thuật trên không kiểu nhảy cao lưng qua xà
Kỹ thuật chạy đà của nhảy cao 
 Kỹ thuật trên không của nhảy cao lưng qua xà
3.3.5.* Bài tập ném bóng xa:
 Hiện nay môn ném bóng xa có đà có đà 150g là một môn thể thao dành riêng cho lứa tuổi khối THCS. Vì vậy ngoài thực hiện tốt các giai đoạn và hướng ném bóng tôi áp dụng một số động tác bổ trợ của ném bóng. 
Đứng vai hướng ném, xoay người ném bóng xa.
Đà một bước ném bóng xa.
Đà hai bước chéo ném bóng xa.
Đà 4 bước chéo ném bóng xa.
Thực hiện tư thế ưỡn thân với dây chun.
Khi thực hiện nội dung ném bóng cần chú ý giai đoạn ra sức cuối cùng cũng như hướng ném, théo hướng thẳng, góc độ ném khoảng 45 độ cộng với lực tổng hợp để bóng đi xa nhất.
3.4 Bài tập sưc bền
3.4.1 Cơ sở lý luận của sức bền. 
Chúng ta biết rằng khi hoạt động tương đối căng thẳng nào đó thì sau 1 thời gian con người sẽ cảm thấy mệt mỏi. Sự mệt mỏi được biểu hiện qua sắc mặt như căng thẳng đỏ hoặc tái, mồ hôi ra nhiều 
Như vậy có thể hiểu mệt mỏi là sự giảm sút tạm thời khả năng vận động do vận động gây nên và sức bền là khả năng của con người chống lại sự mệt mỏi trong hoạt động nào đó. Hoạt động vận động của con người rất phong phú và cơ chế mệt mỏi của mỗi loại cũng mang tính chất đặc thù. 
3.4.2 Các bài tập phát triển sức bền ( chạy cự ly trung bình)
Bài tập sức bền ngoài thực hiện tốt các giai đoạn và tập luyện thường xuyên . Giáo viên cần chú trọng các động tác bổ trợ cho chạy nhất là động tác đạp thẳng chân sau
 Sức bền thường sử dụng các bài tập và khối lượng lớn đến rất lớn, có cường độ từ 40% đến 85% sức, quãng nghỉ ngơi không có hoặc rất ngắn, nghỉ ngơi tích cực bằng đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng, các dạng bài tập 
Chạy việt dã có cường độ từ 30% – 50% lực đối đa
Chạy việt dã biến tốc có cường độ từ 55% - 75% cường độ tối đa
Chạy biến tốc có cường độ 70% đến 75% cường độ tối đa, 
Cự ly chạy tăng dần nữ từ 500m lên là 800m, nam từ 100m lên 1500m, Qua tời gian tập luyện quyên dần cho các em chạy cự ly dài hơn nữ từ 800m lên đến 1000m, nam từ 1500m lên 1800m để các em chịu đựng sức bền khi thi đấu mới đạt hiệu quả. 
Tăng cường chơi các trò chơi vận động, vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính tập thể: Như trò chơi chạy vòng số 8, trò chơi nhảy dây đơn , dảy dây tập thể, các trò chơi tăng cường vận động linh hoạt khéo léo tăng các tố chất nhanh, mạnh, bền
Khi Thực hiện chạy bền giáo viên cần phân tích hít thở sâu khi chạy, cứ hai bước chạy hít vào bằng mũi sâu hai bước chạy thở ra bằng miệng chú ý đến phân phối sức phù hợp và tận dụng cự ly ngắn nhất đặc biệt khi chạy cự ly đường vòng.
Giáo viên giao bài tập về nhà, vì môn chạy bền yêu cầu phải tập thường xuyên, liên tục mới đạt hiệu quả cao. các em giành thời gian tập vào buổi sáng, 
3.5.2 Giao lưu các đơn vị 
Đội tuyển học sinh giỏi thể dục thể thao nên tăng cường tiếp cận sân thi đấu cũng như như giao lưu với các trường có thành tích cao như trường THCS Hải Phương, Trường THCS Hải Quang, trường THCS Yên Định, trường THCS Hải Trung, trường THCS Hải ĐườngA, trường THCS Hải Bắc... để các em làm quen với thi đấu cũng như cọ sát khích lệ các em để các em thi đấu tốt nhất.
III Hiệu quả do sáng kiến đem lại
 Trong hai năm học qua nghiên cứu tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi thể dục thể thao trường THCS Hải Long dự thi cấp huyện, cấp tỉnh đã đem lại kết quả đáng khích lệ, thành tích tốt nhất. 
	1 Hiệu quả kinh tế:
	Trong hai năm học qua đội tuyển thể dục thể thao trường THCS Hải Long đã thu được kết quả đáng khích lệ cụ thể như sau. Qua quá trình tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển thể dục, thể thao đã có hiệu quả về kinh tế. Vì môn thể dục trong giảng thực hành là cơ bản lên phải sử dụng triệt để các đồ dùng đã có, không để lãng phí trang thiết bị đã mua sắm. Với thiết bị tự làm phục vụ cho giảng dạy như một số thiết bị bộ môn tự chọn cờ vua, thiết bị bổ trợ cho nhảy cao, nhảy xa, thiết bị cho chạy cự ly ngắn như: Cờ lệnh, dây đích, một số dụng cụ cho trò chơi, các thiết bị tự làm trên không những đỡ tốn kém về kinh phí cho nhà trường mà thiết thực cho giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất. 
Chất lượng đội tuyển học sinh giỏi thể dục, thể thao dự thi cấp huyện không những đem lại thành tích cho cá nhân và tập thể, mà giải thưởng còn đem lại một phần kinh phí cho học sinh. Nhiều em có giải thưởng nhất, nhì, ba cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia, ngoài thưởng giấy khen, bằng khen, huy chương mà còn thưởng bằng tiền mặt cộng với các tổ chức đoàn thể cũng như hội khuyến học thưởng cho các em đem lại nguồn thu phục vụ cho việc mua sách vở, tài liệu học tập môn văn hoá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2/ Hiệu quả về mặt xá hội:
a/ Giá trị làm lợi cho môi trường:
- Trong quá trình giảng dạy, truyền thu kiến thức lý thuyết cũng như thực hành, giáo viên không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giáo dục cho học sinh nhận thức đúng vai trò của việc bảo vệ môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên sao cho ngày càng trong sạch, lành mạnh, an toàn. vì thế đã đạt được hiệu quả như sau: 
Vì môi trường xã hội: Góp phần hình thành nhân cách cho các em. Hiện tượng học sinh hư, mắc các tệ nạn xã hội vi phạm pháp luật không xảy ra. Hàng năm tỷ lệ học sinh xếp loại 97% trở lên, cụ thể:
+ Khi tham gia các hoạt động TDTT 100% học sinh tham gia đã có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực.... Chính vì vậy, TDTT góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh.
+ Với việc tập luyện TDTT thường xuyên có kế hoạch giúp đại đa số các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học.
Với môi trường thiên nhiên: Với phương châm tích cực bảo vệ môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp không bị ô nhiễm, các em học sinh có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh khi tham gia học tập thực hành hay vui chơi.
b/ Giá trị làm lợi cho an toàn lao động:
Rèn kỹ năng sống, kỹ năng kỹ năng thực hành khi luyện tập đảm bảo an toàn tuyệt đối khi các em luyện tập cũng khi các em thi đấu.
Có biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho chính mình. Không chỉ biết cách sơ cứu cho chính mình mà sơ cứu cho người khác khi trường hợp xảy ra. 
C/

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_TDTT_cap_huyen_20150727_082332.doc