Đề tài Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc

 Phần thi gồm 08 câu hỏi. Sau khi người dẫn chương trình đọc xong nội dung câu hỏi đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành được quyền trả lời. Nếu có câu trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm, nếu trả lời sai các đội còn lại có cơ hội trả lời. Mỗi câu hỏi có thời gian 30 giây, nếu hết thời gian các đội không trả lời được người dẫn chương trình sẽ đưa ra đáp án. Tổng điểm của phần thi này là: 80 điểm

Câu 1: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập ngày tháng năm nào? Ngày 26/3/1931

Câu 2: Người đoàn viên đầu tiên là ai? Lý Tự Trọng

Câu 3: Hiện nay ai là bí thư Đoàn của trường ta? Thầy giáo Hoàng văn Minh

Câu 4: Trong bài hát biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có nhắc đến tên một loài hoa . đó là loại hoa nào? Hoa lêkima

 

doc24 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp.
3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp.
	Biện pháp này nhằm làm phong phú các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo sức hấp dẫn cho học sinh trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bằng cách đó thực hiện tốt các nội dung giáo dục kỹ năng sống. Bên cạnh đó biện pháp này còn tăng cường hiệu quả của việc tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng sống với mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như việc thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống trong việc thực hiện nội dung, các hoạt động thực hiện theo chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp.
	- Đổi mới hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	- Thiết kế các hình thức tổ chức để thực hiện các hoạt động chính được xác định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp.Phải được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất; đặc biệt phải có phòng học bộ môn, phòng chức năng. Mặt khác cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm lớp.
4. Các biện pháp hỗ trợ khác.
4.1. Mục đính và ý nghĩa của các biện pháp.
	Các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng sống và các tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS đồng thời phát triển các điều kiện để có thể thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả.
4.2. Nội dung và cách thực hiện.
	- Đổi mới quan niệm về giáo dục kỹ năng sống; nâng cao quan điểm về tích hợp trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
	- Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THCS.
	- Phát huy tối đa vai trò chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của học sinh khi tham gia vào hoạt động. 
	- Giáo viên tổng phụ trách Đội cần phải phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em.
4.3. Điều kiện thực hiện.
	 Ban giám hiệu cần xác định: Giáo dục KNS cho học sinh là nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường. Vì thế tập thể sư phạm phải nêu gương tốt cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo; phải có sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình dạy học, ở mọi lúc, mọi nơi và có sự kết hợp chặt chẽ cả trong và ngoài trường.
IV. Việc thực hiện đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh.
	Qua việc nghiên cứu tìm ra biện pháp chung để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi đã mạnh dạn đưa ra và ứng dụng một số phương pháp đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh như sau:
1. Phương pháp tổ chức câu lạc bộ: 
	Mục đích:
 - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống cho học sinh.
 - Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh. Bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong cuộc sống và học tập.- Giúp các em giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày.
- Phương pháp tổ chức câu lạc bộ có thể thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động câu lạc bộ tương ứng với các chủ đề hàng tháng.
Bước 2: Lập kế hoạch phân công triển khai hoạt động câu lạc bộ, phân công trách nhiệm.
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.
Bước 4: Tổ chức hoạt động theo chương trình, nội dung đã định.
- Khai mạc: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình.
	- Từng bước tiến hành các nội dung hoạt động, xen kẽ các nội dung sao cho buổi sinh họat sôi nổi hấp dẫn thu hút học sinh, đảm bảo thời gian quy định.
2. Phương pháp tổ chức hội thi. 
	Mục đích	
	:- Góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú nhận thức.
	- Phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu. Phát huy tính sáng tạo độc lập suy nghĩ.
	- Góp phần nâng cao đời sống văn hóa, bồi dưỡng, phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh trong nhà trường.Tổ chức hội thi là một hình thức kiểm  tra, đánh giá trình độ, nghiệp vụ tổ chức hoạt  động dạy học của giáo viên.Tổ chức hội thi  còn là hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả  học tập, rèn luyện tu dưỡng của học sinh. 
Cách tiến hành và tổ chức hội thi:
Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội  dung hội thi và đặt tên cho hội thi.  
Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm  tổ chức hội thi.  
Bước 4: Thành lập ban tổ chức hội thi: 
 	 - Trưởng ban: Chịu trách nhiệm điều  hành chung toàn bộ các hoạt động của hội  thi.  
	- Các phó ban: Phụ trách cơ sở vật chất,  chỉ đạo nghệ thuật (thiết kế nội dung thi, các  môn thi, màn trình diễn, hệ thống câu hỏi và  đáp án. . . ) 
 	Ban tổ chức thành lập ban giám khảo. Số lượng thành phần  ban giám khảo tùy thuộc vào qui mô hội thi. Ban tổ chức  cử thư kí hội thi và người dẫn chương trình.  
 Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi  
 Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở  vật chất. . . cho hội thi  
 Bước 7: Tổ chức hội thi :  
   	- Khai mạc hội thi: Tuyên bố lí do, giới  thiệu đại biểu, giới thiệu danh sách các đơn  vị, cá nhân, giới thiệu ban giám khảo, thông  báo chương trình hội thi.  
  	- Phần tự giới thiệu hoặc ra mắt các đội  thi hoặc toàn đoàn dự thi. 
  	- Tiến hành hội thi.  
Bước 8: Kết thúc hội thi: 
	 - Ban tổ chức công bố kết quả, tổng kết,  đánh giá hội thi. 
  	- Trao giải thưởng hội thi, cảm ơn các  đại biểu, các nhà tài trợ hội thi .
  	- Rút kinh nghiệm, thông báo về những  công việc sắp tới, dặn dò học sinh. .
3. Phương pháp thảo luận chuyên đề 
Mục đích thảo luận: 
             - Giúp học sinh có cơ hội được cùng  nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để  giải quyết các vấn đề, thông qua đó giúp  nhau hiểu một cách đúng đắn những vấn đề  được thảo luận. 
          - Giúp cho học sinh có cơ hội được bày  tỏ những ý kiến, những quan điểm của mình  một cách dân chủ, tự tin để kiểm chứng hay  để tự khẳng định và tự điều chỉnh.  
- Hình thành và phát triển cho học sinh  kĩ năng trình bày trước tập thể, biết thuyết  phục người khác, biết bảo vệ chính kiến của  mình, biết lắng nghe và chia sẻ, biết hợp tác.
  Thảo luận chuyền đề cần phải thực hiện  theo các bước sau:  
Bước 1: Định hướng cho thảo luận:  
- Đặt tên cho chủ đề hay chuyên đề thảo  luận,các nội dung cần thảo luận, Hình thức thảo luận (theo lớp hay theo  nhóm), ấn định thời gian thảo luận. 
Bước 2: Chuẩn bị cho thảo luận 
- Thông báo nội dung cần thảo luận cho  toàn lớp.  
- Gợi ý những tài liệu cần thiết để học sinh nghiên cứu, tham khảo chuẩn bị cho  thảo luận.  
- Thông báo về thời gian, kế hoạch tổ  chức hoạt động.  
- Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp và  triển khai tổ chức hội thảo.  
- Cử người điều khiển thảo luận, cần chú  ý đến những người có khả năng ứng xử tốt.  
 Bước 3: Tiến hành thảo luận 
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,  giới thiệu đại biểu. 
 - Người điều khiển thông báo chương  trình thảo luận, nêu các vấn đề cần thảo luận.  
- Tiến hành thảo luận. Người điều khiển khéo léo dẫn dắt, điều  khiển, khêu gợi sự mạnh dạn, tích cực của  mọi người tham gia để thảo luận sôi nổi và  có hiệu quả.  
- Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ.  
Bước 4: Kết thúc thảo luận: Người điều khiển tổng kết kết quả thảo  luận.
Để thực hiện được phương hướng đổi  mới tổ chức hoạt động giáo dục NGLL nhằm tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đòi hỏi GV phải nắm chắc các kỹ năng  sau: kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi,  kỹ năng giao bài tập, kỹ năng phản hồi, kỹ  năng trình bày, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng  giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng hợp  tác, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tự  nhận thức . . .  
Tóm lại, đổi mới phương pháp tổ chức  HĐGDNGLL nhằm tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là phù hợp với yêu cầu phát  triển của xã hội hiện nay là một yêu cầu tất  yếu, là việc làm cần thiết trong quá trình đổi  mới giáo dục phổ thông. Đặc biệt thông qua  HĐGDNGLL, các kỹ năng sống của học  sinh được hình thành và phát triển. 
V.Một số ví dụ cụ thể trong việc thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.
1. VÍ DỤ 1: Sử dụng phương pháp tổ chức hội thi.
Chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9: Ca nợi truyền thống nhà trường, tháng : Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 8/3 và ngày 26/3. Với các chủ đề này giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng phương pháp tổ chức hội thi với tên lần lượt là: "Hội thi tìm hiểu về tình bạn, tình yêu và gia đình", "Hội thi rung chuông tìm thần đồng" Sau đây tôi xin trình bày cụ thể diễn biến hội thi "Rung chuông tìm thần đồng" - chủ đề tháng 3.
Bước 1: 
* Giáo viên tổng phụ trách Đội đặt tên cho hội thi: Hội thi “Rung chuông tìm thần đồng”
* Mục tiêu của hội thi: Giúp các em hiểu rõ hơn về Đoàn, Đảng, Nhà nước, về Bác Hồ, về ngày quốc tế phụ nữ và bổ sung một số kiến thức văn hoá phổ thông cho học sinh.
* Nội dung hội thi gồm có: 
- Phần thi thứ nhất: Thi trả lời nhanh: Gồm các câu hỏi về Đoàn, ngày 8/3 về các vấn đề hiện nay đang được quan tâm.
- Phần thi thứ hai: Ô chữ thần kỳ: Các đội sẽ tìm ra câu trả lời cho các ô chữ. Kiến thức có chủ đề về ngày 8/3, về Đoàn về Bác Hồ và những kiến thức phổ thông của các môn học.
- Phần thi thứ ba: Phần thi giành cho khán giả: Phần thi gồm 5 câu hỏi, khán giả trả lời đúng sẽ nhận được phần quà từ ban tổ chức.
Bước 2:
 - Thời gian tổ chức hội thi: vào chiều thứ 6 ngày mùng 7 tháng 3 năm 2013.
 - Địa điểm tại phòng học bộ môn của nhà trường.
Bước 3: Chuẩn bị cho hội thi:
- Giáo viên tổng phụ trách chuẩn bị về nội dung thi gồm có hệ thống câu hỏi, đáp án. Thiết kế nội dung thi trên Powrerpoint để trình chiếu.
- Giáo viên kiểm tra cơ sở vật chất phòng học bộ môn trước khi tiến hành hội thi.
- Giáo viên chọn mỗi lớp 5 HS tiêu biểu để chuẩn bị cho tuần sau thi, các HS này có trách nhiệm tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung thi trước ở nhà.
- Thành lập ban giám khảo hội thi gồm: lớp trưỏng và bí thư của mỗi lớp.
- Giáo viên dự trù kinh phí mua phần thưởng giao cho thủ quỹ các lớp chuẩn bị quà sẵn.
- Giáo viên tổng phụ trách chịu trách nhiệm dẫn chương trình hội thi.
Bước 4: Tổ chức hội thi. 
* Khai mạc hội thi. (4 phút)
- Tuyên bố lý do: Để thực hiện chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 3:Chào mừng ngày 08/3 và 26/3 hôm nay khối 9 chúng ta tổ chức hội thi: "Rung chuông tìm thần đồng"
- Hội thi gồm có hai đội thi, mỗi đội có 5 thành viên. Đội 1 là 9A: Đội 2 là 9B:mời các đội lên vị trí thi.
- Ban giám khảo gồm có: Phạm thị Trang, Trương thị Ánh, Phạm hùng Sơn, Phạm thị Thắm. mời ban giám khảo lên làm nhiệm vụ.
- Chương trình hội thi gồm có 3 phần: 
+ Phần thi thứ nhất: có tên : trả lời nhanh	
+ Phần thi thứ hai: ô chữ thần kỳ
+ Phần thi thứ ba: Phần thi giành cho khán giả
Sau đây hội thi xin được bắt đầu:
I. Phần thi thứ nhất: Trả lời nhanh.(10 phút)
 Phần thi gồm 08 câu hỏi. Sau khi người dẫn chương trình đọc xong nội dung câu hỏi đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành được quyền trả lời. Nếu có câu trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm, nếu trả lời sai các đội còn lại có cơ hội trả lời. Mỗi câu hỏi có thời gian 30 giây, nếu hết thời gian các đội không trả lời được người dẫn chương trình sẽ đưa ra đáp án. Tổng điểm của phần thi này là: 80 điểm
Câu 1: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập ngày tháng năm nào? Ngày 26/3/1931
Câu 2: Người đoàn viên đầu tiên là ai? Lý Tự Trọng
Câu 3: Hiện nay ai là bí thư Đoàn của trường ta? Thầy giáo Hoàng văn Minh 
Câu 4: Trong bài hát biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có nhắc đến tên một loài hoa . đó là loại hoa nào? Hoa lêkima
Câu 5: Hai đồ vật nào được in trên lá cờ của Đảng Ta? Búa và liềm
Câu 6: Tên tờ báo cơ quan ngôn luận của đảng ta? Báo nhân dân
Câu 7: Khẩu hiệu của Đội là gì? Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng
Câu 8: Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em? 54 dân tộc
Xong phần thi thứ nhất ban giám khảo tổng hợp và công bố điểm của 2 đội.
II. Phần thi thứ 2: Ô chữ thần kỳ.(20 phút)
Phần thi gồm 10 hàng ngang và từ chìa khóa 
- Mỗi đội lần lượt chọn một hàng ngang, trả lời đúng được 20 điểm các đội còn lại trả lời đúng được 10 điểm. Đội ít điểm nhất được quyền chọn hàng ngang trước.
- Thời gian trả lời cho mỗi ô là 1phút
 - Trong mỗi hàng ngang có từ chìa khóa. Tìm được từ khóa sau khi mở 6 hàng ngang được 80 điểm, sau khi mở 8 hàng ngang được 40 điểm sau khi mở hết hàng ngang được 20 điểm
XIN MỜI CÁC ĐỘI THỬ TÀI
2
3
4
5
6
7
9
Ô
CHÌA 
KHÓA
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1
2
3
4
5
6
7
100000
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
2
3
4
5
6
7
8
9
8
1
Hàng ngang số 1: (Gồm 7 chữ cái) Bài hát quốc ca được kết thúc bằng từ nào?
Hàng ngang số 2: (Gồm 6 chữ cái) Vị vua cuối cùng của nước ta là ai?
Hàng ngang số 3: (Gồm 5 chữ cái) Từ “Lao xao” thuộc từ loại gì?
Hàng ngang số 4: (Gồm 13 chữ cái) Đại dương nào lớn nhất?
Hàng ngang số 5: (Gồm 7 chữ cái) Nhà văn An Đéc Xen là người nước nào?
Hàng ngang số 6: (Gồm 10 chữ cái) Ông là ai? người có tư tưởng nhân nghĩa, là tác giả của áng “Thiên cổ hùng văn” nổi tiếng “Bình ngô đại cáo”?
Hàng ngang số 7: (Gồm 9 chữ cái) Một vị anh hùng dân tộc đột ngột từ trần khi mới 38 tuổi, biệt danh “Áo vải cờ đào” Ông là ai?
Hàng ngang số 8: (Gồm 13 chữ cái) Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng nào?
Hàng ngang số 9: (Gồm 7 chữ cái) Đơn vị đo khối lượng là đơn vị nào?
Hàng ngang số 10: (Gồm 11 chữ cái) Đòi hỏi thứ hai của mụ vợ ông lão trong truyện “Ông lão đánh cá và cn cá vàng” là gì?
ĐÁP ÁN Ô CHỮ NHƯ SAU:
B
Ả
O
Đ
Ạ
I
T
Ừ
T
Â
Y
S
A
N
G
Đ
Ô
N
G
HUY HIỆU ĐOÀN
V
Ữ
N
G
B
Ề
N
T
Ừ
L
Á
Y
T
H
Á
I
B
Ì
N
H
D
Ư
Ơ
N
G
Đ
A
N
M
Ạ
C
H
N
G
U
Y
Ễ
N
T
R
Ã
I
K
I
L
Ô
G
A
M
N
G
Ô
I
N
H
À
R
Ô
N
G
N
G
U
Y
Ễ
N
H
U
Ệ
III. Phần thi giành cho khán giả.(6 phút) 
Gồm 5 câu hỏi, khán giả trả lời đúng sẽ nhận được quà từ ban tổ chức.
Câu 1: Bộ đội ta thường uống thuốc kí ninh để trống loại bệnh gì?
 A. Bệnh lao B. Bệnh sốt rét
 C. Bệnh thương hàn D. Bệnh dịch tả
Câu 2: Đây là sự kiện trọng đại gì?
Gợi ý 1: Xuất hiện năm 1930
Gợi ý 2: Tạo một bước ngoặt lịch sử, tạo tiền đề cho việc hình thành nhà nước XHCN đầu tiên ở đông nam châu á
Gợi ý 3: Lãnh đạo dân tộc Việt Nam đi từ bóng đêm nô lệ đến bình minh tự do rạng rỡ như hôm nay.
Đáp án: THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 3: Con vật nào sau đây thuộc lớp thú?
A. Thằn lằn B. Chim Bồ câu
C. Cá mập D. Con Dơi
Câu 4: Nội dung bức ảnh này là gì?
Đáp án: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945
Câu 5: Cấu tạo bên trong trái đất gồm mấy lớp? Đáp án: 3 lớp
* Kết thúc hội thi: (5 phút)
- Ban giám khảo công bố điểm của các đội thi: Đội 9A được 200 điểm, đội 9B được 170 điểm như vậy đội 9A chiến thắng đã giành được danh hiệu thần đồng trong hội thi hôm nay. Sau đây trân trọng mời thầy giáo Hoàng văn Minh bí thư chi đoàn lên trao phần thưởng cho cả hai đội.
- Giáo viên tổng phụ trách Đội đánh giá hội thi: Hội thi của chúng ta diễn ra trong không khí sôi nổi, nghiêm túc, các đội tham gia thi đều rất nhiệt tình và xuất sắc. 
Như vậy thông qua việc tổ chức hội thi với tên lần lượt là: "Hội thi tìm hiểu về tình bạn, tình yêu và gia đình", "Hội thi rung chuông tìm thần đồng" của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên tổng phụ trách đã giúp học sinh hình thành môt số kỹ năng như: 
- Kỹ năng cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng độc lập suy nghĩ, kích thích hứng thú nhận thức.
- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
2. VÍ DỤ 2: Sử dụng phương pháp thảo luận 
Phương pháp này tôi đã sử dụng để thảo luận nhiều chủ đề sau đây tôi xin trình bày lại chủ đề thảo luận về: Phòng chống tệ nạn xã hội.
Bước 1: Định hướng cho thảo luận:
- Chủ đề thảo luận: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
- Nội dung thảo luận: 
+ Thế nào là tệ nạn xã hội.
+ Hậu quả của tệ nạn xã hội.
+ Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội
+ Cách phòng chống tệ nạn xã hội
- Hình thức thảo luận theo tổ của lớp.
- Thời gian thảo luận 45 phút.
Bước 2: Chuẩn bị thảo luận.
GV tổng phụ trách có trách nhiệm:
- Thông báo nội dung cần thảo luận cho HS.
- Gợi ý những tài liệu cần thiết cho học sinh nghiên cứu để chuẩn bị cho thảo luận: Sách báo, mạng Internet, tham khảo ý kiến người lớn...
- Thông báo thời gian thảo luận: 
- Địa điểm thảo luận: 
- Người dẫn chương trình thảo luận: giáo viên tổng phụ trách.
- GV tổng phụ trách chuẩn bị máy chiếu hắt, màn chiếu tại phòng thảo luận.
Bước 3: Tiến hành thảo luận: 
A. Giáo viên tổng phụ trách tuyên bố lý do, thông báo chương trình thảo luận: (3phút)
Tệ nạn xã hội hiện nay là vấn đề nhức nhối của xã hội được rất nhiều người quan tâm vì nó đã xâm nhập vào giới trẻ học đường, đa số những học sinh vướng mắc vào các tệ nạn xã hội đều là những bạn chưa hiểu rõ về nó hoặc chủ quan về mức độ nguy hiểm của các tệ nạn xã hội. Vậy tệ nạn xã hội là gì? hậu quả của nó? Nguyên nhân và cách phòng tránh nó như thế nào? điều này sẽ được chúng ta làm rõ trong buổi thảo luận hôm nay.
- GV thông báo chương trình thảo luận gồm có các nội dung sau:
* Tìm hiểu về các tệ nạn xã hội.
* Các tổ thảo luận về tác hại của tệ nạn xã hội.
* Học sinh cả lớp thảo luận tìm ra nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và cách phòng tránh.
B. Tiến hành thảo luận:
1. Tìm hiểu các tệ nạ xã hội: (thời gian 7phút)
* giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh tệ nạn xã hội trên máy chiếu:
- Qua việc xem tranh ảnh các em hãy trả lời câu hỏi sau:
+ Em nhìn thấy những hiện tượng gì? 
+ Những hành vi đó là tốt hay xấu cho xã hội?
+ Từ đó học sinh đưa ra khái niệm tệ nạn xã hội?
Học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên tổng kết lại nội dung.
- Các hiện tượng này là những tệ nạn xã hội. Những hành vi đó gây nên nhiều hậu quả xấu cho xã hội.
- Giáo viên trình bày lại đầy đủ khái niệm tệ nạ xã hội: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai, lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật dẫn tới hậu quả xấu với mọi mặt xã hội.
- Các tệ nạn xã hội gồm có: Ma tuý, mại dâm, cờ bạc, tham nhũng, trộm cắp, cướp giật, mê tín dị đoan
2. Thảo luận hậu quả của tệ nạn xã hội.(15 phút)
Nội dung thảo luận:
Tổ1: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân?
Tổ 2: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình?
Tổ 3: Tác hại của tệ nạn xã hội đối với xã hội?
Cách thức hoạt động thảo luận nhóm:
- Mỗi cá nhân suy nghĩ 2phút.
- Nhóm trưởng điều hành thống nhất các ý kiến và đưa ra kết luận cuối cùng. 
- Thư ký ghi lại ý kiến của nhóm.
- Sau 5 phút đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn phần trình bày của nhóm và bổ sung thêm ý nếu thiếu. 
- Cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận bằng sơ đồ đã chuẩn bị sẵn chiếu lên máy như sau:
HẬU QUẢ CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI
BẢN THÂN:
- Hủy hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết.
- Mất khả năng lao động.
- Xa sút tinh thần, hủy hoại phẩm chất đạo đức.
- Vi phạm pháp luật.
GIA ĐÌNH :
- Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng tới đời sống vật chất và tinh thần.
- Gia đình tan vỡ.
XÃ HỘI:
- Ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội.
- Suy thoái giống nòi.
- Mất trật tự an toàn xã hội như: trộm cắp, cướp của, giết người
- Ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá dân tộc.
3. Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng chống tệ nạn xã hội: (15 phút)
	1. Giáo viên cho học sinh đọc một câu chuyện về tệ nạn xã hội liên quan đến tuổi vị thành niên đã chuẩn bị sẵn có nội dung như sau:
Hết tiền dân chơi làng bá

File đính kèm:

  • docHDGDNGLL THCS - Lai Duc Cuong - THCS Phuc Thinh - Ngọc Lac.doc