Đề tài Tìm hiểu xung đột kịch trong đoạn trích "Vĩnh biệt cửu trùng đài" (trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng)

Xung đột giá trị là xung đột có ý nghĩa xã hội rộng lớn, là lỗi lầm cơ bản

của con người từ cổ chí kim và từ đông sang tây. Một trong những lỗi lầm cơ

bản của con người và loài người là chúng ta thường tuyệt đối hóa một giá trị mà

coi thường và rẻ rúng một giá trị khác. Chúng ta từng đề cao bổn phận mà coi rẻ

tự do, đề cao trinh tiết mà rẻ rúng tình yêu, đề cao cái siêu đẳng mà coi thường

những cái sơ đẳng. hoặc ngược lại.

pdf19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu xung đột kịch trong đoạn trích "Vĩnh biệt cửu trùng đài" (trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu đầy đủ các phương diện thi pháp nói trên của bi 
kịch mà chỉ xin đi sâu tìm hiểu một khía cạnh đó là xung đột bi kịch trong đoạn 
trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. 
 6 
2. Giới thuyết về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô 
2.1. Về tác giả Nguyễn Huy Tưởng 
 Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn nặng lòng với lịch sử dân tộc. Ông thường 
day dứt, suy tư trước lẽ hưng vong và suy tàn của quốc gia. Nhìn vào lịch sử 
nước nhà, Nguyễn Huy Tưởng nhận thấy lịch sử dân tộc thì rất hoành tráng với 
những chiến công hiển hách nhưng chúng ta lại chưa có tác phẩm nghệ thuật nào 
xứng tầm với nó. Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã 
trăn trở: "Mải vật lộn quên đài cao mộng lớn, công ông cha hay là nỗi thiệt thòi". 
Bởi vậy, ông luôn khao khát viết được những tác phẩm có qui mô lớn, dựng lên 
những bức tranh, bức tượng hùng tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc, nói lên 
những vấn đề có tầm triết lí sâu sắc về con người và cuộc sống. Ông thường hay 
quan tâm đến quá khứ dân tộc, phát hiện trong những câu chuyện quá khứ 
những vấn đề mang tính thời đại, soi sáng cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. 
Nhưng ông không phải là một nhà “khảo cổ”, bản lĩnh nghệ sĩ vẫn bộc lộ trọn 
vẹn khi nhà văn phát hiện trong câu chuyện quá khứ những thông điệp dành cho 
hôm nay và thậm chí cả muôn đời. Vở kịch Vũ Như Tô là ví dụ tiêu biểu cho 
điều đó. 
2.2. Về vở kịch Vũ Như Tô 
 Nguyễn Huy Tưởng viết vở bi kịch Vũ Như Tô vào năm 1941, khi đó ông 
chưa đầy 30 tuổi. Vở kịch gồm 5 hồi, viết về một sự kiện có thật xảy ra ở kinh 
thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, 
một kiến trúc sư thiên tài có khát vọng nghệ thuật cao cả. Lê Tương Dực, một 
hôn quân bạo chúa sai Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài để làm nơi vui chơi với 
các cung nữ. Vũ Như Tô đã từ chối dù bị đe dọa kết tội tử hình. Song Đan 
Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ Như Tô nhận lời 
xây Cửu Trùng Đài vì đây là cơ hội để họ Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, "Ông 
cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi sẽ mât đi 
nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh 
 7 
diện", "Trước mắt người ta có thể oán ông nhưng sau này hậu thế sẽ hiểu cho 
ông". Vũ Như Tô đã nhận lời và ra sức xây dựng Cửu Trùng Đài. Đài xây cao 
bao nhiêu đời sống của nhân dân điêu linh khốn khổ bấy nhiêu. Kết quả là dân 
chúng nổi dậy giết chết Vua Lê Tương Dực, truy sát Vũ Như Tô, Đan Thiềm và 
tiêu hủy Cửu Trùng Đài. 
 Một nửa thế kỷ sau khi ra đời, chỉ những năm gần đây vở kịch Vũ Như Tô 
của Nguyễn Huy Tưởng mới thực sự trở thành đối tượng của sự nghiên cứu 
chuyên sâu, sự trao đổi ý kiến cởi mở, hào hứng với nhiều khám phá mới. Nhiều 
ý kiến, luận điểm mới mẻ được phát biểu về những vấn đề mấu chốt của tác 
phẩm: thể tài, hình tượng nhân vật chính Vũ Như Tô và tính chất của mâu thuẫn 
kịch. Về thể tài của vở kịch hiện cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người 
muốn xem đây như một vở kịch lịch sử, một số khác có xu hướng xem đây là bi 
kịch. Vở kịch Vũ Như Tô có nhiều yếu tố lịch sử nhưng nó không có ý định 
dựng lại, làm sống dậy một sự thật lịch sử nên cũng khó xem đây là một vở kịch 
lịch sử theo đúng nghĩa của nó. Qua Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đặt ra 
những vấn đề sâu xa hơn liên quan đến nhiều mối quan hệ như nghệ sĩ và nhân 
dân, cái thiện và cái đẹp, đam mê và tội lỗi... Những bài viết có giá trị gần đây 
nhất về Vũ Như Tô đều có xu hướng xem vở kịch này là một bi kịch. Đây cũng 
là quan điểm của chúng tôi. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn đề 
cập đến một bình diện cơ bản của bi kịch Vũ Như Tô là xung đột kịch (thông 
qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài). 
3. Xung đột bi kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài 
3.1. Diện mạo của xung đột 
 Xung đột kịch bao giờ cũng được xây dựng dựa trên các mâu thuẫn. Khi 
các mâu thuẫn tương tác với nhau thì sẽ nảy sinh xung đột. Trong đoạn trích 
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, xung đột kịch được xây dựng dựa trên hai mâu thuẫn 
cơ bản: 
 8 
 Mâu thuẫn thứ nhất: Mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa của hôn quân bạo 
chúa và cuộc sống điêu linh khốn khổ của nhân dân. Quá trình phát triển của 
mâu thuẫn này chỉ ra tính tất yếu của hồi V. Tóm tắt vở kịch cho thấy vua Lê 
Tương Dực không phải là một ông vua thương dân, vì nước. Vua cho xây Cửu 
Trùng Đài để làm chỗ vui chơi với các cung nữ. Để xây Cửu Trùng Đài vua ra 
sức bắt thuế, tróc thợ. Dân đói khát điêu đứng vì mất mùa, vì vua đòi thuế một 
thì quan lại bổ gấp đôi. Thợ làm việc vất vả, bị ăn chặn nên chết vì đói khát, 
bệnh dịch, tai nạn. Vua ăn chơi trên xương máu mồ hôi của nhân dân nên loạn 
biến là tất yếu. Đây là lúc tức nước vỡ bờ, dân nổi can qua. Mâu thuẫn phát triển 
thành xung đột kịch. Kết quả là vua Lê Tương Dực bị giết, hoàng hậu nhảy vào 
lửa, lũ cung nữ bị nhục mạ, Cửu Trùng Đài hiện thân cho tham vọng ăn chơi của 
vua Lê Tương Dực bị đốt thành tro. 
 Đây không phải là mâu thuẫn bi kịch bởi vì nó chỉ mang tính thời đại mà 
không mang tính muôn thủa. Nó chỉ xảy ra ở thời đại của hôn quân bạo chúa còn 
trong thời đại của đấng minh quân nó sẽ bị triệt tiêu. Mâu thuẫn này có thể được 
giải quyết mà không làm tổn thương đến các giá trị quan trọng. Đây là mâu 
thuẫn làm nền để trên đó Nguyễn Huy Tưởng triển khai mâu thuẫn thứ hai - mâu 
thuẫn bi kịch. 
 Mâu thuẫn thứ hai: Mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật thuần túy của 
người nghệ sĩ và lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân. Khát vọng nghệ 
thuật của Vũ Như Tô là xây một tòa đài Cửu Trùng "cao cả huy hoàng", "nóc 
vờn mây", "bền như trăng sao". Xây công trình Cửu Trùng Đài ấy, người nghệ sĩ 
không thèm so tài với con người mà muốn đua tài cùng thượng đế, "tranh tinh 
xảo với hóa công". Tuy nhiên để xây công trình ấy phải tốn rất nhiều tiền của. 
Vũ Như Tô không có điều kiện nên ông đã mượn bàn tay của bạo chúa để thực 
hiện giấc mơ lãng mạn của mình. Đài Cửu trùng xây cao bao nhiêu thì đời sống 
của nhân dân lại điêu linh khốn khổ bấy nhiêu. Vũ Như Tô quyết thực hiện giấc 
mơ của mình bằng mọi giá. Nhân dân cũng cương quyết không chấp nhận những 
 9 
đòi hỏi hy sinh từ phía người nghệ sĩ. Mâu thuẫn này phát triển đến cao trào dẫn 
đến xung đột trong đoạn trích. Đây là mâu thuẫn bi kịch vì những lẽ sau: 
 Đây là mâu thuẫn có ý nghĩa xã hội to lớn. Nó không chỉ có ý nghĩa ở 
thời đại của vua Lê Tương Dực mà là mâu thuẫn của nhiều thời đại trong nhiều 
thế kỉ nối tiếp nhau. Nếu ta hình dung hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ là 
thực hiện mệnh lệnh của cái Đẹp, bảo vệ lợi ích thiết thực của quần chúng nhân 
dân là thực hiện mệnh lệnh của cái Thiện thì đây chính là mâu thuẫn giữa cái 
Đẹp và cái Thiện. Nếu cái Đẹp mà Vũ Như Tô tôn thờ là một tòa đài nóc vờn 
mây kỳ vĩ, trác tuyệt và siêu đẳng thì cái Thiện mà nhân dân theo đuổi lại rất sơ 
đẳng, chỉ là cơm ăn và áo mặc. Cái Đẹp Vũ Như Tô hướng tới là một công trình 
nghệ thuật "bền như trăng sao", tức là cái Đẹp vĩnh cửu muôn đời thì cái Thiện 
mà nhân dân khao khát lại là những cái nhất thời ngay trước mắt để đảm bảo sự 
sống. Cho nên xét đến cùng thì đây chính là xung đột giữa các giá trị, giữa cái 
Đẹp và cái Thiện, cái siêu đẳng và cái sơ đẳng, cái nhất thời và cái muôn đời. 
 Xung đột giá trị là xung đột có ý nghĩa xã hội rộng lớn, là lỗi lầm cơ bản 
của con người từ cổ chí kim và từ đông sang tây. Một trong những lỗi lầm cơ 
bản của con người và loài người là chúng ta thường tuyệt đối hóa một giá trị mà 
coi thường và rẻ rúng một giá trị khác. Chúng ta từng đề cao bổn phận mà coi rẻ 
tự do, đề cao trinh tiết mà rẻ rúng tình yêu, đề cao cái siêu đẳng mà coi thường 
những cái sơ đẳng... hoặc ngược lại. Chẳng hạn, để xây nên những Kim tự tháp 
bền như trăng sao các Pha-ra-ong của Ai-cập cổ đại đã hi sinh của cải, sức lực, 
sinh mệnh của hàng triệu nô lệ. Ở Trung quốc cổ đại để xây nên công trình Vạn 
lí trường thành, Tần Thủy Hoàng cũng đã hi sinh tính mệnh và của cải của hàng 
triệu người dân Trung Hoa. Châu Âu thời trung cổ đề cao tôn giáo mà rẻ rúng 
khoa học, đề cao đức tin mà coi rẻ trí tuệ, phương Đông thời trung đại đề cao 
bổn phận mà coi rẻ khát vọng cá nhân... Như vậy, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra 
trước mắt chúng ta một vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn không chỉ của một thời 
mà của nhiều thời. 
 10 
 Đây cũng là mâu thuẫn có tính chất nội tại. Nó nằm ngay trong bản thân 
nhân vật. Nghĩa là bất kể thế nào thì bi kịch vẫn có thể xẩy ra. Giả dụ Vũ Như 
Tô không sống ở thời của hôn quân Lê Tương Dực mà sống ở thời của đấng 
minh quân Lê Thánh Tông bi kịch có xẩy ra không? Bi kịch vẫn xẩy ra nhưng 
theo một cách khác lặng lẽ, âm thầm, sử sách không ghi lại. Là một minh quân 
vua Lê Thánh Tông thì sẽ không bao giờ ra lệnh xây Cửu Trùng Ðài. Là ông vua 
sùng đạo Nho, tâm niệm lời dạy của thánh hiền, nhớ gương tầy liếp của Kiệt - 
Trụ, Hồng Ðức không ăn chơi xa xỉ, không nghĩ đến chuyện xây cung điện nguy 
nga chín tầng trăm nóc làm hao tổn ngân khố, thiệt hại tài sản và tính mạng của 
dân, để dân oán giận và có thể nổi dậy lật đổ ông. Ðộc tôn Khổng - Nho và bài 
Phật, bài Lão, Lê Thánh Tông cũng sẽ không cho xây đền chùa miếu mạo với 
quy mô to lớn như thời Lý - Trần; thành thử nếu họ Vũ sống dưới triều Lê 
Thánh Tông thì cũng sẽ không có việc làm. Vũ Như Tô sẽ tất yếu phải chôn vùi 
tài năng cùng với những cao vọng sáng tạo của mình để hoặc vui vầy với nhà 
tranh vách đất, với củ khoai củ sắn, hoặc nếu không chịu đựng được cuộc sống 
thực vật ấy thì tìm cách tự kết liễu cuộc đời mình, như bao nhiêu người tài bất 
đắc chí vẫn làm ở mọi châu lục và mọi thời đại. 
 Mâu thuẫn này cũng không thể giải quyết bởi mọi cách giải quyết mâu 
thuẫn đều dẫn đến sự diệt vong của những giá trị quan trọng. Kết cục của vở 
kịch mang tính bi kịch bởi vì đã băng hoại những giá trị lớn: Cả Vũ Như Tô và 
Cửu Trùng Đài đều đã bị diệt vong, cả cái Tài và cái Đẹp đã bị tiêu hủy. Đây 
không phải là cái Tài cái Đẹp bình thường mà là cái Tài và cái Đẹp siêu đẳng 
trác tuyệt. Người thợ có tài trong lịch sử đã được Nguyễn Huy Tưởng cường 
điệu phóng đại để trở thành "thiên tài ngàn năm chưa dễ có một". Nghĩa là nếu 
Vũ Như Tô chết thì phải một nghìn năm nữa nhân dân mới có thể sản sinh ra 
một Vũ Như Tô mới, nhiều công trình kỳ vĩ có thể được xây cất, nhưng không 
phải Cửu Trùng Ðài tuyệt diễm mà chỉ Vũ Như Tô mới có thể làm nên. Vũ Như 
Tô và Cửu Trùng Đài là những giá trị hiếm hoi siêu việt, là một giá trị quan 
trọng, bởi những thiên tài ở cấp cao giá trị của nó bao giờ cũng đồng đẳng với 
 11 
dân tộc hoặc cao hơn dân tộc. Nhưng ta thử giả định một kết cục khác: Cửu 
Trùng Ðài hoàn thành, nhưng lúc ấy sẽ không còn người nào, trừ Vũ Như Tô và 
Ðan Thiềm, để thưởng ngoạn nó, bởi lẽ những Lê Tương Dực với lũ cung nữ 
với những Nguyễn Vũ đâu phải là những con người chân chính. Nhân dân sẽ bị 
diệt vong và dân tộc có nguy cơ tuyệt diệt. Khi một dân tộc huy động đến vắt 
kiệt những tiềm lực của mình để sáng tạo nên những cái Đẹp hoành tráng, kì vĩ, 
trác tuyệt, siêu đẳng thì dân tộc đó có nguy cơ đứng bên bờ vực của sự suy vong. 
Những nền văn minh đã tử vong như Ăng-co hay đất nước Chiêm Thành đã 
minh chứng cho điều đó. Mâu thuẫn này cũng không thể giải quyết theo cách 
hòa giải. Bởi cơ hội hòa giải chỉ có thể xảy ra khi nhân dân và Vũ Như Tô thấu 
hiểu cho nhau và khi đó Cửu Trùng Đài cũng sẽ không được sinh ra. Nghĩa là, 
bất kể giải quyết theo cách nào thì cũng sẽ làm diệt vong những giá trị quan 
trọng. 
3.2. Diễn biến của xung đột 
 Mâu thuẫn bi kịch phát triển mỗi lúc một căng thẳng và dẫn đến xung đột 
ở hồi V. Diễn biến của xung đột xoay quanh số phận của Vũ Như Tô và sinh 
mệnh của Cửu Trùng Đài. 
 Là người nghệ sĩ mơ mộng và lãng mạn Vũ Như Tô đã đắm chìm trong 
giấc mơ của đời mình mà mù lòa trước thực tế. Bởi vậy, khi Trịnh Duy Sản cấu 
kết với thợ thuyền nổi lên giết chết Lê Tương Dực, truy sát Vũ Như Tô, ông 
vẫn không hề tỉnh ngộ. Trong khi Đan Thiềm hốt hoảng chạy đến báo tin "loạn 
đến nơi rồi" và khuyên Vũ Như Tô chạy trốn, bởi hơn ai hết, bằng cái nhìn tỉnh 
táo Đan Thiềm ý thức được rằng nhân dân không thừa nhận lí tưởng của Vũ 
Như Tô: "Ai cũng cho ông là thủ phạm, vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là 
vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán hận là vì ông, thần nhân trách 
móc là vì ông. Cửu Trùng Đài họ có cần đâu, họ dấy nghĩa cốt để giết ông, phá 
Cửu Trùng Đài". Thế nhưng Vũ Như Tô vẫn ngơ ngác không hiểu. Ông không 
nghĩ việc mình xây Cửu Trùng Đài lại bị nhân dân xem là tội ác. Ông vẫn 
 12 
nguyên vẹn một niềm tin ngây thơ và lầm lạc: "Tôi không có tội! Việc tôi làm là 
chính đại quang minh". Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là mộng lớn, là toàn bộ 
lẽ sống của đời ông và ông quyết tâm bảo vệ nó bằng mọi giá: "Tôi sống với 
Cửu Trùng Đài và chết cũng với Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài ở đây thì tôi 
chạy đi đâu". Vũ Như Tô đã đồng nhất sinh mạng của đời mình với sinh mạng 
của nghệ thuật, coi Cửu Trùng Đài là giá trị duy nhất có ý nghĩa trong cuộc đời 
và sẵn sàng hi sinh tất cả cho nó. Ngược lại nhân dân coi Cửu Trùng Đài là tội 
ác, Vũ Như Tô là tội đồ, là nguyên nhân của mọi nỗi thống khổ và họ quyết tâm 
hủy diệt Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bằng mọi giá: "Cửu Trùng Đài họ có cần 
đâu. họ dấy nghĩa cốt để giết ông phá Cửu Trùng Đài". 
 Khi tình hình trở nên căng thẳng hơn, giữa tiếng quân reo và lửa cháy, 
tận mắt chứng kiến Nguyễn Vũ tự sát, tên nội giám thông báo Vua bị giết, 
Hoàng hậu nhảy vào lửa, Cửu Trùng Đài kẻ phá người đốt, nhân dân hò reo truy 
sát Vũ Như Tô: "Còn thằng Vũ Như Tô đem phân thây trăm mảnh", Vũ Như Tô 
vẫn đấu lí với cuộc đời với số phận: "Vô lí", "Họ tìm tôi nhưng có lí gì họ giết 
tôi. Tôi có gây oán thù gì với ai". Vũ Như Tô từng tranh tinh xảo với hóa công, 
giờ lại tranh phải trái với số phận. Cơn biến loạn với những biến cố dồn dập ập 
đến nhưng Vũ Như Tô nhìn mà không thấy, nghe mà không biết, toàn bộ tâm trí 
bị cuốn hút bởi cảnh quan tráng lệ của Cửu Trùng Ðài. "Khi con người ở trong 
nghệ thuật, nó vắng mặt ở trong cuộc đời, và ngược lại" - đó là trạng thái bi kịch 
muôn thuở của nhân sinh, được phản ánh trong vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng. 
 Khi quân phản loạn đã ập vào nội cung, cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm 
đều bị bắt, nhân dân nhân danh công lí kết tội ông: "Mày không biết mấy nghìn 
người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta 
oán mày hơn oán quỷ". Thậm chí trong mắt của nhân dân, Vũ Như Tô chỉ là 
"quân điên rồ", "quân ngu muội", là "giống vật không biết nhục". Ngược lại, Vũ 
Như Tô vẫn cho rằng: "Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất 
nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công 
trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công... ta không có tội và chủ tướng các 
 13 
người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn 
thủa". Rõ ràng, Vũ Như Tô là người nghệ sĩ mơ mộng và lãng mạn. Những biến 
cố của cuộc đời thực không mảy may tác động vào giấc mơ của ông, toàn bộ 
tâm trí của ông vẫn đắm chìm trong giấc mộng Cửu Trùng Đài kì vĩ và trác 
tuyệt. Theo đuổi đến cùng cái đẹp siêu đẳng người nghệ sĩ đã không đếm xỉa 
đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Còn nhân dân, nhân danh 
sự sống nhất thời không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hy sinh từ 
phía nghệ sĩ. Kết quả là họ đã nổi dậy tiêu diệt Vũ Như Tô và cả công trình kì 
quan của ông. 
 Kết thúc vở kịch, tận mắt chứng kiến kinh thành phát hỏa, Cửu Trùng 
Đài bị đốt cháy, ánh lửa sáng rực, cả tàn than bụi khói bay vào, Vũ Như Tô mới 
rú lên kinh hoàng, tuyệt vọng: "Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn 
phần căm giận! Trời ơi! Trời phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan 
Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!". Rơi xuống từ một Cửu Trùng Đài vời vợi độ cao 
của mơ mộng và ảo vọng, nỗi đau vỡ mộng của Vũ Như Tô biến thành tiếng kêu 
bi thiết, não nùng, khắc khoải thể hiện tâm trạng bàng hoàng, bi phẫn lẫn nỗi 
đau đớn, tuyệt vọng đến tột cùng. Ánh lửa từ tro bụi Cửu Trùng Đài đã thiêu rụi 
giấc mơ của Vũ Như Tô. Cùng một lúc Vũ Như Tô đón nhận hàng loạt sự đổ vỡ 
ập xuống: giấc mơ tan vỡ, tri kỉ thành cát bụi, cái đẹp bị tiêu hủy. Là người nghệ 
sĩ độc tôn cái đẹp, coi cái đẹp là lẽ sống cuộc đời mình, bởi thế khi Cửu Trùng 
Đài đã tan thành tro bụi thì sống hay chết với Vũ Như Tô nào có ý nghĩa gì? 
Cho nên ông bình thản đón nhận cái chết: “Thôi! Thế là hết! Dẫn ta đến pháp 
trường". Người nghệ sĩ Vũ Như Tô đã chết trước khi đầu rơi ở pháp trường. 
 Ngược lại với nỗi đau đớn tuyệt vọng của Vũ Như Tô, nhân dân lại hả hê 
reo mừng khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy: "Cửu Trùng Đài đã cháy", "Thực đáng 
ăn mừng". Ðiệp khúc nguyền rủa Cửu Trùng Ðài vang lên song song với điệp 
khúc ngưỡng vọng Cửu Trùng Ðài tạo nên một bản nhạc phức điệu nhưng đầy 
hấp dẫn trong vở kịch Vũ Như Tô. Bản nhạc lạ tai được kết cấu chủ yếu bằng 
phối hợp đối âm, trong thế cân bằng uyển chuyển và căng thẳng, hai bè hợp 
 14 
xướng thuận nghịch, không để bè nào lấn át bè nào. Nhân dân reo mừng đốt phá 
Cửu Trùng Đài và truy sát người nghệ sĩ tài năng. Còn Vũ Như Tô chỉ đau cho 
mộng lớn của mình không thành hiện thực chứ không phải đau vì nhận thấy sai 
lầm của mình. Ông thực sự là một nhân vật bi kịch điển hình với những khát 
vọng lớn lao, những lầm lạc và cả "sự cứng đầu" cho đến khi chết. 
 Vũ Như Tô là người nghệ sĩ mơ mộng, lãng mạn có lý tưởng nghệ thuật 
cao cả. Ông đã làm đúng thiên chức của người nghệ sĩ là sáng tạo ra cái Đẹp 
nhưng ông đã sai lầm khi tuyệt đối hóa cái Đẹp mà bỏ rơi cái Thiện, đặt cái Đẹp 
cao hơn mọi giá trị khác ở trên đời. Ðối với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Ðài quý hơn 
tính mạng của chàng, điều đó thật đáng yêu và đáng phục. Nhưng Cửu Trùng 
Ðài còn quý hơn hạnh phúc và sự sống của hàng trăm, hàng ngàn con người 
khác thì lại đáng sợ rồi. Theo đuổi cái Đẹp thuần túy, biến nó không những 
thành giá trị tự thân, mà còn thành thần tượng độc tôn, người nghệ sĩ thiên tài đã 
phạm tội trước nhân dân, trước nhân loại, trước sự sống. Cái chết của Vũ Như 
Tô, xét từ một góc độ nào đó là cái chết chuộc tội, mặc dù nhân vật kịch không 
ý thức được điều đó. 
 Nhân dân ngược lại cũng cực đoan không kém Vũ Như Tô. Quần chúng 
nhân dân cụ thể, chứ không trừu tượng ấy, trong lịch sử và trong kịch của 
Nguyễn Huy Tưởng đã chọn không suy nghĩ đắn đo chỉ một cái Thiện như họ 
hiểu nó, và chà đạp, hạ nhục không thương tiếc cái Ðẹp. Nhân vật đối kháng tập 
thể, cũng hệt như nhân vật nguyên khởi, đã phạm tội lỗi bi kịch. Trong bi kịch 
thực thụ không có người chiến thắng. Tính cao cả đặc biệt của bi kịch là ở chỗ 
ấy. 
3.3. Cách giải quyết xung đột 
 Các mâu thuẫn xung đột thường được giải quyết theo hai cách, hoặc triệt 
tiêu một phía để phía kia toàn thắng hoặc hòa giải. Mâu thuẫn thứ nhất, mâu 
thuẫn giữa đời sống xa hoa trụy lạc của hôn quân bạo chúa với cuộc sống điêu 
linh khốn khổ của nhân dân, đã được giải quyết một cách thỏa đáng theo quan 
 15 
điểm của nhân dân. Nhân dân nổi dậy tiêu diệt bạo chúa là xong. Nhưng mâu 
thuẫn thứ hai, để tránh khỏi bi kịch chỉ có thể giải quyết theo cách hòa giải. Tuy 
nhiên cơ hội duy nhất để hòa giải là Vũ Như Tô phải tạm thời trốn đi nhưng Vũ 
Như Tô mù quáng và cố chấp nên cơ hội này đã bị bỏ qua. Cho đến phút bị 
chém đầu, nhân vật anh hùng này vẫn đinh ninh: toàn bộ chân lý và lẽ phải 
thuộc về một mình chàng với Ðan Thiềm, toàn bộ tội tầy trời thuộc về "đảng ác" 
đã đốt phá Cửu Trùng Ðài. Mặt khác, dân chúng, binh sĩ nổi loạn cũng chỉ biết 
hả hê là đã loại trừ được nguyên nhân trực tiếp của những tai họa của họ. Cái 
Đẹp và cái Thiện đã không thể điều hòa và chung sống. Kết thúc vở kịch, Vũ 
Như Tô không hiểu gì và cũng không quan tâm đến lợi ích của quần chúng nhân 
dân. Và ngược lại, nhân dân trước sau cũng không hiểu gì về công việc sáng tạo 
của người nghệ sĩ. Họ hủy diệt không thương tiếc cái Tài và cái Đẹp. Phá Cửu 
Trùng Đài là đúng h

File đính kèm:

  • pdfCHUYÊN - TRẦN THỊ LAM - VĂN.pdf