Đề tài Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở gdmn; bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo của cbql mn trong giai đoạn hiện nay

MỤC TIÊU CHUNG

 Giúp CBQL hiểu sâu sắc hơn về giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những yêu cầu về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và năng lực lãnh đạo đối với CBQL mầm non hiện nay theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; biết rèn luyện bản thân và vận dụng có hiệu quả trong công tác quản lí giáo dục tại đơn vị của mình.

 

ppt51 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở gdmn; bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo của cbql mn trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của CBQL 
các trường MN trong giai đoạn hiện nay 
 1.   Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Quốc gia. 
 2.   Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu, trách nhiệm vừa là tình cảm, tâm nguyện của mỗi cán bộ, đảng viên để hoàn thiện bản thân. 
 3. Yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 
Giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức, 
 phong cách Hồ Chí Minh 
	1. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi và hiện nay vẫn là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. 
	 2. Hồ Chí Minh là tấm gương về đạo đức. Đạo đức của Bác Hồ được thể hiện trong những tác phẩm lí luận về đạo đức, được thể hiện trong chính cuộc đời mẫu mực của Người. 
	3. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là phong cách khoa học, dân chủ, hài hòa, nêu gương 
	 => Giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc, là những bài học quí cho đảng và mỗi người dân, đặc biệt là đối với người lãnh đạo, đứng đầu cơ quan. 
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên để hoàn thiện bản thân 
 - Người đứng đầu, cán bộ cơ quan thấy rõ trách nhiệm với nghề, với sự phát triển chung của ngành GD, sống nhân ái, bao dung, có đủ bản lĩnh trước những tác động tiêu cực của xã hội, không bị cám dỗ bởi vật chất, không bị vụ lợi, độc đoán khi có quyền lãnh đạo nhà trường. 
 - Học tập Bác là một trong những biện pháp để phát huy những  mặt tích cực, khắc phục những tiêu cực về đạo đức, lối sống trong mỗi người. 
Yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
	- Mục tiêu của đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT: Tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng GD. Đối với GDMN giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách , chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 
	- Đội ngũ CBQL là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng GD. Ngành GD cần CBQL có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn, năng lực quản lí GD tốt. 
	 1, Có tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận CBQL: lối sống ích kỉ, vụ lợi cá nhân, lợi dụng chức quyền, nói không đi đôi với làm, thiếu tôn trọng nguyên tắc và kỉ luật, chưa thực sự dân chủ trong lãnh đạo 
	2, Hạn chế, yếu kém trong công tác quản lí: 
	- Tác phong làm việc chưa khoa học, thiếu sáng tạo. 
	- Chưa gương mẫu trong đạo đức, lối sống, tác phong làm việc 
	- Khả năng tự học, tiếp cận đổi mới chậm 
	- Nắm chưa kịp thời, hiểu chưa đầy đủ, sâu sắc các văn bản chỉ đạo, chính sách phát triển GD 
	- Ban hành văn bản chỉ đạo còn lúng túng 
Thực trạng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp 
và năng lực lãnh đạo của CBQL MN hiện nay 
Ý nghĩa 
	- Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu, trách nhiệm đối với mỗi CBQL MN để thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. 
	- Là nhà giáo, trách nhiệm của CBQL không chỉ học tập, rèn luyện và làm theo Bác mà còn có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ hiểu về Bác, học tập và làm theo Bác. 
Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo của CBQL MN hiện nay 
 theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
	1. Vai trò của người đứng đầu 
	2. Các yếu tố ảnh hưởng đến BD nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực lãnh đạo của CBQL MN hiện nay 
	3. Cơ sở pháp lí của việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo của CBQL MN 
	4. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực lãnh đạo của CBQL MN hiện nay theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
Vai trò của người đứng đầu 
	 - Người đứng đầu có vai trò, trách nhiệm, tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tập thể . 
	- Khi đánh giá, kỉ luật cán bộ đề cao người đứng đầu, kiểm điểm việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của người đứng đầu. 
	- Cán bộ, lãnh đạo trong trường mầm non gọi chung là CBQL gồm: hiệu trưởng – người đứng đầu và phó hiệu trưởng là lãnh đạo có vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, quản lí việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và các điều kiện phục vụ cho các hoạt động GD. 
	 => Chất lượng CSGD, nề nếp, kỉ cương, phong trào thi đua trong nhà trường phụ thuộc nhiều vào vai trò chỉ đạo, quản lí của HT và CBQL nói chung. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện phẩm chất 
đạo đức nghề nghiệp và năng lực lãnh đạo 
của CBQL MN hiện nay 
	1. Đặc trưng nghề nghiệp của CBQL MN trong giai đoạn hiện nay 
	2. Bối cảnh và nhận thức xã hội đối với CBQL MN 
	3. Các yếu tố từ phía CBQL 
	4. Các yếu tố thuộc đặc thù của nghề 
Cơ sở pháp lí của việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức 
nghề nghiệp và năng lực lãnh đạo của CBQL MN 
	 1. Luật Giáo dục ban hành ngày 31/12/2015 
	2. Chỉ thị số 8077/2007/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
	3. Điều lệ Trường mầm non (số 04/VBHN-BGDĐT24 tháng 12 năm 2015) 
	4. Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT, ngày 11/4/2011 Ban hành Qui định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non 
	5. Công văn số 630/BGD ĐT-NGCBQLGD, ngày 16/2/2012 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó GĐ TTGDTX 
	6. Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII ban hành ngày 15/5/2016 
	7. Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 
	8. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường 
	9. Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lí và nâng cao đạo đức nhà giáo ngày 07 tháng 05 năm 2018.   
	10. Chuyên đề “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị năm 2018 
Yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp (PCĐĐNN) và năng lực lãnh đạo của CBQL MN hiện nay 
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
	1. Phong cách làm việc khoa học, sáng tạo 
	2. Phong cách làm việc dân chủ 
	3. Gương mẫu trong đạo đức, lối sống và tác phong làm việc 
	4. Phong cách lãnh đạo sâu sát 
Phong cách làm việc khoa học, sáng tạo 
	- Nắm vững các văn bản chỉ đạo; các chủ trương, chính sách, pháp luật về GD. Đây là căn cứ pháp lí để ban hành các văn bản chỉ đạo của Hiệu trưởng và xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện  nhiệm vụ GD trong nhà trường. 
	- Ban hành văn bản chỉ đạo hợp lệ. 
	- Trong điều hành, quản lí, tổ chức thực hiện nhiệm vụ GD: Tôn trọng và thực hiện theo VB chỉ đạo, làm việc theo KH đã triển khai. 
	- Nói viết ngắn gọn, dễ hiểu, có sức thuyết phục. Đây là phong cách trình bày của Bác mà mỗi CBQL chúng ta cần học tập. Khi triển khai công việc, người nghe, người đọc hiểu thấu thì mới thực hiện được. 
	- Linh hoạt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ QL. Sáng tạo trong khuôn khổ, nguyên tắc. 
Phong cách làm việc dân chủ 
	 - Biết kiềm chế, lắng nghe ý kiến đóng góp của GV, NV đối với lãnh đạo và tập thể. Mọi công việc được đưa ra bàn bạc (có thể trong tập thể LĐ, hoặc trong hội đồng nhà trường) để thông suốt, nhất trí, quyết tâm thực hiện. 
	- Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Người giải thích “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách tức là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là tập trung dân chủ’ 
	- Tạo ra một không khí làm việc vui vẻ, hăng hái, mọi người được sáng tạo. Sống gần gũi với GVNV, đối xử với họ như người thân, tôn trọng. Nghiêm khắc mà bao dung. 
Gương mẫu trong đạo đức, lối sống 
 và tác phong làm việc 
	- Nói đi đôi với làm. 
	- Tự đấu tranh cá nhân, không vụ lợi. 
	- Trung thực. 
	- Dám chịu trách nhiệm trước những hạn chế, khuyết điểm của cá nhân và tập thể mình phụ trách. 
	- Lấy gương người tốt việc tốt hay điển hình tiên tiến để học tập lẫn nhau. 
	 => CBQL gương mẫu sẽ tạo được niềm tin, có sức lôi cuốn được đội ngũ CBGVNV cùng làm việc, khơi nguồn được sự sáng tạo và thúc đẩy phong trào thi đua. Người đứng đầu có vai trò là người dẫn đường, là thủ lĩnh. Mọi người sẽ nhìn CBQL mà làm. 
Phong cách lãnh đạo sâu sát 
	- Nắm bắt kịp thời mọi công việc trong nhà trường, hiểu rõ đặc điểm, năng lực, sở trường của từng GVNV. 
	- Kiểm tra sát sao, coi trọng tư vấn, hướng dẫn qua kiểm tra. Đánh giá đội ngũ công tâm, khách quan. 
	- Giải quyết kịp thời vướng mắc, xử lí nghiêm những vi phạm 
Tổ chức rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp 
 của CBQL MN hiện nay theo tư tưởng, đạo đức, 
phong cách Hồ Chí Minh 
 Biện pháp 1: Tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng   về nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực lãnh đạo CBQL MN do ngành GD tổ chức (gồm BGDĐT, SGDĐT, PGDĐT) 
	 Biện pháp 2. Tự rèn luyện của CBQL MN 
	 Một số biện pháp rèn luyện và tự rèn luyện 
của CBQL MN 
	1. Rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn ở trường MN 
	2. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với trẻ, với phụ huynh và cộng đồng xã hội 
Rèn luyện nâng cao nhận thức về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực lãnh đạo thông qua 
các hoạt động thực tiễn ở trường MN 
	- Nắm vững các qui định của ngành, của trường liên quan đến PCNN; 
	-  Tự hào, tự tôn về nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. 
	- Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản chỉ đạo và xây dựng KH. 
	-  Giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp: Tự tin vào năng lực của bản thân, tin vào tương lai nghề nghiệp. 
	- Không ngừng rèn luyện, nâng cao phẩm chất nghề nghiệp qua xử lí tình huống sư phạm trong quản lí và chuyên môn. 
	- Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN trong nhà trường. 
Rèn luyện nâng cao kĩ năng giao tiếp ứng xử 
phù hợp với trẻ, với phụ huynh và cộng đồng xã hội 
	- Đối với trẻ: Tôn trọng, yêu thương và đối xử công bằng với trẻ. Thông qua trò chuyện, chơi cùng trẻ, chăm sóc trẻ... 
	- Đối với phụ huynh và cộng đồng xã hội: Thường xuyên thông tin, phối kết hợp trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 
	- Khi giao tiếp, ứng xử: Chủ động, bình tĩnh, tự tin, hoà nhã, vui vẻ, ân cần với PH. Tôn trọng tuyệt đối những thông tin cá nhân của gia đình trẻ, của PH. Trao đổi với phụ huynh những thông tin cụ thể, chính xác và trung thực nhất về trẻ. 
NỘI DUNG II: TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO 
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON 
ơơ 
	 1. Yêu cầu đối với CBQL trong việc chỉ đạo GV, nhân viên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện tích hợp nội dung học tập và làm theo Bác vào trong chương trình GDMN 
	2. Nội dung, phương pháp, hình thức lồng ghép, tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
	3. Gợi ý lựa chọn nội dung tích hợp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề trong trường MN 
Yêu cầu đối với CBQL trong việc chỉ đạo GV, nhân viên 
tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong GDMN 	 
 	 - Xác định vai trò của nội dung lồng ghép, tích hợp. 
	- Xây dựng kế hoạch triển khai trong nhà trường. 
	- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GVNV về sự cần thiết phải học tập và làm theo Bác, trách nhiệm phải rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. 
	- Hướng dẫn cho GV nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp. 
	- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền. 
Nội dung tuyên truyền 
	 - Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lí luận và thực tiễn; phong cách nói đi đôi với làm; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gươngcủa chủ tịch Hồ Chí Minh. 
	- Gắn với tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết của Đảng; thực hiện tốt dân chủ, công khai trường học; lấy chăm sóc và giáo dục trẻ làm mục tiêu quan trọng nhất. 
	- Xây dựng, nhân rộng, tuyên truyền, biểu dương các gương người tốt việc tốt, cá nhân điển hình trong trường mầm non. 
	- Phê phán những nhận thức lệch lạc trong chăm sóc và giáo dục trẻ, nói không đi đôi với làm, không trung thực. 
 Hình thức tuyên truyền 
	 - Qua các phương tiện thông tin, trang mạng của trường, các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các cuộc thi về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; lồng ghép nội dung vào trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ 
	- Quán triệt thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của CBQL, GVNV trong trường mầm non. 
	- Biểu dương, khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
 	 Nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp 
nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
Đối tượng, yêu cầu thực hiện nội dung giáo dục tích hợp 
- Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 
- Yêu cầu: 
+ Đảm bảo yêu cầu về nội dung trong Chương trình giáo dục mầm non, dựa vào mục tiêu, nội dung theo độ tuổi, thời gian tiến hành, điều kiện cụ thể của địa phương. 
+ Thực hiện một cách linh hoạt: Theo chủ đề, theo sự kiện 
	 1, Tích hợp theo chủ đề : Có thể tích hợp trong tất cả các chủ đề (Trường mầm non, Bản thân, Gia đình, Nghề nghiệp, Thực vật, Động vật, Nước và hiện tượng tự nhiên, Quê hương- Đất nước – Bác Hồ, Trường Tiểu học) 
	 2, Theo tình huống, sự kiện diễn ra trong thực tế (dịp sinh nhật Bác, ngày Quốc khánh, Khai giảng, Quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu). 
	3, Tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội. 
	 => Mục tiêu tích hợp: Hướng đến hình thành ở trẻ những tình cảm tốt đẹp với Bác Hồ và bước đầu làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
	Nội dung tích hợp học tập và làm theo tư tưởng, 
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  
	1, Nội dung đối với từng độ tuổi 
Độ tuổi 
Nội dung tích hợp 
Nội dung riêng 
Nội dung chung 
3 tuổi 
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ, ngày sinh nhật Bác. 
- Trẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi. 
- Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh về Bác Hồ 
- Thực hiện một số quy định ở lớp và ở gia đình(để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ) 
- Cử chỉ, lời nói lễ phép(chào hỏi, cảm ơn) 
- Biết chờ đến lượt 
- Yêu mến bố, mẹ, anh, chị em ruột 
- Chơi hòa thuận với bạn 
- Nhận biết hành vi “Đúng” – “Sai” “Tốt” – “Xấu” 
- Tiết kiệm nước 
- Giữ vệ sinh môi trường 
- Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối 
Độ tuổi 
Nội dung tích hợp 
Nội dung riêng 
Nội dung chung 
4 tuổi 
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ, ngày sinh nhật Bác. Trẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi. 
- Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. 
- Biết một vài cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước, một số địa danh liên quan đến Bác Hồ ở thủ đô Hà Nội và tại địa phương(nếu có): nơi Bác sống và làm việc, nơi tưởng niệm Bác 
- Biết một số quy định ở lớp và gia đình và nơi công cộng(để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, ngủ; đi bên phải lề đường) 
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép 
- Chờ đến lượt, hợp tác 
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình 
- Nhận biết hành vi “Đúng” – “Sai” “Tốt” – “Xấu” 
- Tiết kiệm nước 
- Giữ vệ sinh môi trường 
- Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối 
Độ tuổi 
Nội dung tích hợp 
Nội dung riêng 
Nội dung chung 
5 tuổi 
- Trẻ biết Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi, ngày 19-5 là ngày sinh nhật Bác 
- Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương, đất nước; Nhận ra ảnh Bác Hồ và một số địa danh gắn với hoạt động của Bác Hồ(chỗ ở, nơi làm việc, nơi tưởng niệm Bác 
- Thể hiện tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ 
- Quan tâm, yêu thương, giúp đỡ những người gần gũi (ông, bà, bố, mẹ, anh chị em trong gia đình, cô giáo, bạn trong lớp học) 
- Biết một số quy định ở lớp và gia đình và nơi công cộng(để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, trật tự khi ăn, khi ngủ, đi bên phải lề đường) 
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép, lịch sự 
- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận 
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình 
- Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn 
- Nhận biết hành vi “Đúng” – “Sai” “Tốt” – “Xấu” 
- Tiết kiệm nước 
- Giữ vệ sinh môi trường 
- Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối 
	 Gợi ý một số nội dung về Chủ đề Bác Hồ 
	- Bác Hồ với các cháu thiếu nhi: 
	+ Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi: Bác Hồ yêu thương, quan tâm đến các cháu (gửi thư, tặng quà, cùng vui chơi, chăm sóc các cháu) 
	+ Tình cảm của các cháu đối với Bác Hồ: yêu quí, nhớ ơn và tưởng nhớ đến Bác Hồ 
	- Địa danh liên quan đến Bác Hồ: Giới thiệu tên và đặc điểm nổi bật của một số địa danh liên quan đến Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội, các tỉnh thành và tại địa phương (nếu có): Lăng Bác Hồ, nhà sàn và ao cá Bác Hồ, làng Sen Nghệ An quê hương Bác, cây đa Tân Trào 
	- Ngày sinh nhật Bác Hồ: Các hoạt động được tổ chức trong ngày sinh nhật Bác. 
	 Gợi ý một số nội dung về chủ đề Bác Hồ 
	 - Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. 
	- Địa danh liên quan đến Bác Hồ. 
	- Ngày sinh nhật Bác Hồ. 
	- Những lời dạy của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi (5 điều Bác Hồ dạy) 
	Gợi ý lựa chọn nội dung tích hợp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề 
Chủ đề 
Nội dung tích hợp 
Trường mầm non 
- Dạy trẻ kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, các cô chú trong trường mầm non (cô nấu ăn, y tế, bác bảo vệ), yêu thương giúp đỡ bạn. 
- Dạy trẻ các qui tắc đạo đức: đi học, về nhà chào ông, bà, bố, mẹ; đến lớp chào cô giáo; biết giúp đỡ bạn, người già, người khuyết tật 
 - Giáo dục trẻ biết giữ lớp học sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, giữ gìn, bảo quản đồ dùng đồ chơi, bỏ rác đúng chỗ 
Chủ đề 
Nội dung tích hợp 
Bản thân 
- Dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục mỗi ngày để cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với hoàn cảnh. 
- Giáo dục trẻ biết được lợi ích của các bộ phận trên cơ thể, không được xem nhẹ bộ phận nào trên cơ thể vì bộ phận nào cũng quan trọng và muốn chúng được khỏe mạnh thì chúng ta cần tập thể dục và giữ vệ sinh hàng ngày. 
- Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; đánh răng sau khi ngủ dậy buổi sáng và sau bữa ăn đối với trẻ 5 tuổi 
Chủ đề 
Nội dung tích hợp 
Gia đình 
- Trẻ biết làm những công việc vừa sức giúp đỡ cha, mẹ và những người xung quanh trẻ. 
- Dạy trẻ một số câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện, bài hát về tình cảm của ông bà cha mẹ qua đó giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ vì đó là người đã sinh ra mình, nuôi dạy, chăm sóc mình khỏe mạnh. 
- Dạy trẻ thể hiện hành động yêu quí, kính trọng ông bà cha mẹ: biết thưa gửi lễ phép, nghe lời ông bà cha mẹ; biết quan tâm đến mọi người như: hỏi thăm khi thấy bố mẹ mệt, rót nước mời bố mẹ uống khi bố mẹ đi làm về, lấy tăm cho ông bà khi ăn xong 
Chủ đề 
Nội dung tích hợp 
Nghề nghiệp 
- Dạy trẻ có những hiểu biết, yêu quí tất cả các nghề trong xã hội không phân biệt đối xử với nghề nào cả, bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích cho chúng ta và đều đáng trân trọng. 
- Trẻ biết nâng niu gìn giữ sản phẩm của các nghề, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi và những sản phẩm do trẻ tạo ra; biết giúp đỡ những người lao động xung quanh bằng việc vừa sức. 
Chủ đề 
Nội dung tích hợp 
Thực vật 
- Cho trẻ trồng cây, chăm sóc cây thường xuyên. 
- Trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được lợi ích của cây đối với con người: cung cấp lương thực, rau xanh, gỗ làm đồ dùng, làm nhà; làm cho không khí trong lành 
Chủ đề 
Nội dung tích hợp 
Động vật 
- Dạy trẻ biết yêu quí, chăm sóc, bảo vệ các con vật có ích, loại trừ con vật có hại.	 
- Qua tranh, ảnh, video, các buổi dạo chơi ngoài trời trò chuyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm của các con vật và lợi ích của chúng. 
 - Giáo dục trẻ phải biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. 
Chủ đề 
Nội dung tích hợp 
Nước và hiện tượng tự nhiên 
- Dạy trẻ biết lợi ích và sự cần thiết của nước, không khí, ánh sáng đối với con người, tầm quan trọng của việc sử dụng nướ

File đính kèm:

  • pptde_tai_tich_hop_noi_dung_hoc_tap_va_lam_theo_tu_tuong_dao_du.ppt
Giáo án liên quan