Đề tài Tích hợp kiến thức các môn địa lí, mĩ thuật, toán, ngữ văn… để giúp các bạn biết về mật độ che phủ rừng nước ta đang giảm dần
Trong vấn đề này các bạn cần kết hợp kiến thức các môn như: Địa lý, mĩ thuật, toán, ngữ văn để giải quyết vấn đề trên. Nhóm chúng em làm dự án này để các bạn học sinh được trực tiếp, tìm kiếm số liệu cụ thể, nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, các bạn có thể vẽ tranh cổ động tuyên truyền, vẽ biễu đồ, dùng toán thống kê đại số để kết hợp kiến thức các môn học. Các bạn sẽ thích thú, đam mê hơn khi tìm hiểu về vấn đề này.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ. - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hạ Hòa. - Trường Trung học cơ sở Đan Hà. - Địa chỉ: Khu 3, xã Đan Hà – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ. - Điện thoại: ..; Email: thcsdanha@gmail.com BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC @&? - Thông tin dự thi nhóm gồm 02 học sinh: 1. Họ và tên: Vũ Thị Tuyết Mai Ngày sinh: 28 tháng 10 năm 2000 Lớp: 9B 2. Họ và tên: Trần Thị Thúy Hường Ngày sinh: 20 tháng 3 năm 2000 Lớp: 9B I. Tên tình huống: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN ĐỊA LÍ, MĨ THUẬT, TOÁN, NGỮ VĂN ĐỂ GIÚP CÁC BẠN BIẾT VỀ MẬT ĐỘ CHE PHỦ RỪNG NƯỚC TA ĐANG GIẢM DẦN. II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Trong đời sống hiện nay, cùng với nhu cầu cần thiết của người dân, một số người đã vì lòng tham của mình mà đốt đi lá phổi của thế giới là rừng. Chúng em làm bài này để cho mọi người biết về mặt lợi của rừng và tìm cách khắc phục hiện tượng trên. Nhóm học sinh chúng em sẽ vận dụng các kiến thức của các môn học của chương trình THCS để giúp các bạn hiểu rõ hơn về rừng nước ta. Về kiến thức: Giúp các bạn thu nhập được số liệu thống kê độ che phủ rừng ở nước ta. Từ số liệu đó vẽ được biểu đồ, tính được độ che phủ rừng ở nước ta. Giúp các bạn nêu được các biện pháp hạn chế: Hạn chế nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Tố cáo, phê phán người phá rừng. Về kỹ năng: Giúp các bạn rèn luyện tốt khả năng tư duy, thu thập thông tin, hiểu hơn về rừng nước ta. Về thái độ: Giúp các bạn biết được ý thức bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc cây xanh ở địa phương của các bạn. III TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. Trong vấn đề này các bạn cần kết hợp kiến thức các môn như: Địa lý, mĩ thuật, toán, ngữ văn để giải quyết vấn đề trên. Nhóm chúng em làm dự án này để các bạn học sinh được trực tiếp, tìm kiếm số liệu cụ thể, nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, các bạn có thể vẽ tranh cổ động tuyên truyền, vẽ biễu đồ, dùng toán thống kê đại số để kết hợp kiến thức các môn học. Các bạn sẽ thích thú, đam mê hơn khi tìm hiểu về vấn đề này. IV GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. Nắm chắc số liệu thống kê, tầng số. Lập được bảng tầng số. Vẽ biểu đồ. Vẽ tranh tuyên truyền. Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng. V THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. Để nhận xét được độ che phủ rừng cũng như biết được diện tích rừng nước ta, chúng ta phải dựa vào biểu đồ thể hiện được số liệu cụ thể các bạn có thể làm như sau: Các bạn áp dụng kiến thức môn toán để tính số liệu phần trăm, mật độ che phủ rừng ở nước ta. Thu thập số liệu thống kê, nắm chắc số liệu, vận dụng kiến thức (thu thập số liệu thống kê tầng sô) Lập được bản tầng số ban đầu, các bạn phải vẽ chính xác biểu đồ, kí hiệu, các bạn có thể vẽ nhiều biểu đồ khác nhau: Biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột, VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. Qua thực tế chúng em thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “ tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó là một việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người học không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình học mà còn rất cần thiết để không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp chúng em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học môt cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tích hợp trong học tập sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sang tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp chúng em nắm được, hiểu rõ được nguyên nhân gây sảy ra tình hình các hoạt động diễn biến của các hiện tượng. Từ đó dự đoán được khả năng có thể sảy ra, góp phần phục vụ lợi ích con người ngày càng tốt hơn. Ngày 23 tháng 1 năm 2014 Nhóm tác giả- Đại diện nhóm: Vũ Thị Tuyết Mai
File đính kèm:
- tich_hop_kien_thuc_lien_mon_20150726_030507.doc