Đề tài Thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí

2.3) Cách sử dụng, khai thác từ át lát địa lí.

 Át lát là phương tiện dạy học rất cần thiết và hữu ích đối với môn địa lí trong nhà trường. Cùng với sách giáo khoa, át lát là nguồn cung cấp kiến thức, là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các cuộc thi vì Átlát là cuốn sách thứ 2 viết bằng kênh hình. Để khai thác át lát một cách hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác át lát theo trình tự sau:

-Tìm hiểu cấu trúc của át lát (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao);

-Xem bảng chú giải ở mặt sau của trang bìa để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.

-Tùy theo yêu cầu của từng bài học để thực hiện các yêu cầu tiếp theo.

Các câu hỏi sử dụng atlat thường có dạng: “Dựa vào atlat địa lý và kiến thức đã học ’’ với những câu hỏi kiểu này, yêu cầu học sinh phải dựa vào hai kênh thông tin là át lát kết hợp với các biểu đồ trong át lát và kiến thức sách giáo khoa.

Như vậy nếu người học có đầy đủ các kỹ năng sử dụng bản đồ thì việc khai thác át lát sẽ rất thuận lợi, nó sẽ giúp người học hình dung được tình hình phân bố và phát triển của rất nhiều sự vật, hiện tượng địa lí trên không gian lãnh thổ, giảm tải được tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế ghi nhớ máy móc.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4142 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng dẫn học sinh đọc bản đồ theo một trình tự hợp lý.
b) Đối với học sinh.
Nhiều học sinh chưa biết cách sử dụng, khai thác nội dung kiến thức từ các TBDH.
chưa nắm được các bước đọc bản đồ cũng như khai thác được thông tin từ bản đồ do ít có cơ hội sử dụng rèn luyện các kỹ năng sử dụng bản đồ. Học sinh còn thụ động quan sát ghi chép, chưa thực sự yêu thích môn học, chưa hiểu hết được bản chất ý nghĩa của các TBDH trong mỗi nội dung bài học.
Chính vì vậy nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí” để nêu lên những kinh nghiệm của bản thân đóng góp một phần ý kiến nhỏ của mình vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và ham học hỏi tìm tòi, khám phá của học sinh.
2. Vai trò của thiết bị dạy học:
 Lời nói là một nguồn thông tin được sử dụng nhiều nhất trong giảng dạy nhưng nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin đưa đến cho mỗi học sinh qua thị giác mang lại hiệu quả cao nhất. Theo đố kiến thức được đưa vào đầu óc 87% từ mắt, 9% do nghe và 4% từ các giác quan khác. Khổng Tử đã từng nói: “Cái tôi nghe, tôi quên
 Cái tôi nhìn, tôi nhớ
 Cái tôi làm, tôi hiểu”.
Đã nhấn mạnh vai trò của trực quan và hoạt động thực hành.
Thiết bị dạy học có thể gợi động cơ học tập của học sinh:
 Trong dạy học địa lí bản đồ, tranh ảnh, mô hình, lát cắt, đọan phim video...đưa ra những
tình huống, những thông tin từ thực tế. Đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và giải quyết các vấn đề đặt ra, qua đó gợi động cơ học tập.
Ví dụ khi dạy bài 13 – Địa hình bề mặt Trái Đất, địa lí lớp 6, có thể cho các em quan sát 2
bức ảnh sau: 
Sau khi học sinh quan sát, thảo luận các em có thể phân biệt được điểm khác nhau cơ bản của 2 bức ảnh trên. Từ đó các em có thể trả lời được câu hỏi núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
Kiến tạo kiến thức:
Nếu học sinh chưa biết thông tin chứa trong thiết bị dạy học thì phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng cần nghiên cứu
 Nếu học sinh đã biết nội dung của khái niệm dưới dạng lời nói, văn tự hoặc kí hiệu mà khái niệm sự vật, hiện tượng rất trừu tượng thì TBDH giúp minh họa khái niệm đó. Chẳng hạn, các sự vật hiện tượng và các quá trình địa lí xảy ra ở khắp nơi trong lớp vỏ Trái Đất, trên một không gian hết sức rộng lớn, học sinh có thể quan sát trực tiếp được, phải nhờ đến sự quan sát trực tiếp từ TBDH (tranh ảnh, vi deo...). Từ các hình ảnh được trực quan hóa, hình thành biểu tượng để tiến tới xây dựng khái niệm là một con đường phổ biến trong dyaj học địa lí
 2. 3. Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
 TBDH có thể kích thích hứng thú học tập nhờ hình thức thông tin như màu sắc, hình ảnh, âm thanh, nhờ nội dung thông tin như mô phỏng những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, ứng dụng một lĩnh vực khoa học công nghệ...
Ví dụ dạy bài 8 – Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (Địa lí 6). Trước khi vào bài có thể cho học sinh xem một đoạn video về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, qua đó sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo cho các em có nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu khám phá.
 Sau khi xem xong đoạn phim, giáo viên dẫn dắt học sinh thảo luận thông qua 1 số câu hỏi để từ đó dẫn đến kiến thức mới.
 2. 4. Phát triển năng lực hợp tác của từng học sinh:
 Bốn trụ cột của giáo dục toàn thế giới trong thế kỉ XXI cũng nhấn mạnh điều này “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống với mọi người, học để làm người”. TBDH có thể biến đổi mức độ yêu cầu đặt ra cho từng học sinh trong quá trình hoạt động trí tuệ, tạo môi trường cho học sinh phát triển năng lực hợp tác và tối ưu từng học sinh
 2. 5. Rèn luyện kỹ năng
 TBDH cũng có thể giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện một loạt hoạt động nào đó, chẳng hạn như rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánhcác sự vật hiện tượng địa lí.
 6. Đem lại cảm xúc cho học sinh.
 Ngoài hiệu quả về mặt lí trí, về tri thức, việc sử dụng TBDH đem lại hiệu quả về mặt cảm xúc do những đặc điểm bề ngoài, cách thức gây tác động đến học sinh
Ví dụ: cho học sinh xem đoạn phim video về sóng thần ở Nhật Bản sẽ làm cho các em có sự rung động về những mất mát của người dân Nhật Bản uq đợt sóng thần vào tháng 3 năm 2011.
 Hoặc khi dạy bài 29 – Dân cư – xã hội Châu Phi (Địa lí 7) Giáo viên cho học sinh quan sát 2 bức ảnh sau
 Sau khi học sinh quan sát hình ảnh các em sẽ có những cảm xúc, sự thương cảm về sự thiếu đói về vật chất của người dân Châu Phi
III. Phương pháp thực hiện
    1. Nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học.
Từ thực trạng trên với mục đích góp phần nâng cao chất lượng các tiết học có sử dụng thiết bị, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn địa lý cấp THCS theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tôi nhận thấy để làm được điều này trước tiên giáo viên phải nắm được và thực hiện một số nguyên tắc sau.
 - Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức các loại bài học, PPDH chủ đạo để lựa chọn TBDH phù hợp.
 - Phải xác định rõ mục đích sử dụng.
 - Trước khi hướng dẫn học sinh học tập trên lớp, giáo viên phải xem xét, làm thử ở nhà cho thành thạo các thao tác, tránh để xảy ra sự lúng túng, mất thời gian ở trên lớp.
 - Đảm bảo cho tất cả học sinh đều được quan sát, làm việc với các phương tiện học tập.
Không nên quá lạm dụng các TBDH dễ tạo nên sự quá tải và làm giảm đặc trưng của PPDH bộ môn.
 2. Phương pháp sử dụng một số thiết bị thường dùng
 2.1) Sử dụng, khai thác kiến thức từ bản đồ.
 a. Bản đồ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học địa lí: là kiến thức cuốn SGK thứ hai, là phương tiện dạy học ở nhiều bài địa lí. Từ bản đồ có thể bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, cho học sinh.
Do đặc điểm của các đối tượng, sự vật địa lí được trải rộng trong không gian, giáo viên không thể dẫn học sinh đến từng nơi được, Vì vậy, dạy học địa lí không thể không có bản đồ . Trong mỗi bản đồ địa lí đều chứa đựng những kiến thức ở các kí hiệu, ước hiệu và những kiến thức thông qua các mối quan hệ địa lí- kiến thức “ẩn”.
Dựa vào bản đồ, giáo viên có thể nêu ra những vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, phát triển tư duy địa lí và khai thác đặc trưng quan trọng của địa lí là tự duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán dựa trên cơ sở bản đồ.
 b. Các bước khai thác kiến thức từ bản đồ:
 - Đọc tên bản đồ để biểt nội dung bản đồ;
 - Đọc bản chú giải để biết cách thể hiện nội dung của bản đồ;
 - Căn cứ vào bảng chú giải, tìm đối tượng địa lí trên bản đồ;
 - Liên kết kí hiệu, xác lập mối quan hệ địa lí, để nêu đặc điểm của đối tượng, giải thích các đặc điểm và sự phân bố 
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Việt Nam. (Địa lí 8)
Với bản đồ này giáo viên yêu cầu học sinh:
-Đọc tên bản đồ để biết được nội dung của bản đồ;
-Đọc bảng chú giải để biết cách sử dụng nội dung của bản đồ;
-Căn cứ vào bảng chú giải, tìm đặc điểm của sông ngòi Việt Nam trên bản đồ;
-Liên kết các ký hiệu, xác lập mối quan hệ địa lí để nêu đặc điểm và giải thích được các đặc điểm tự nhiên.
Trên bản đồ không có dấu hiệu gì cho thấy các dạng địa hình chủ yếu và hướng chạy của địa hình? Đặc điểm sông ngòi, khí hậu, tài nguyên khoáng sản  như thế nào? Nên giáo viên phải hướng dẫn học sinh dựa vào màu sắc để phân biệt được các dạng địa hình và độ cao địa hình để biết được độ dốc của sông, biết được sông chảy như thế nào và có những con sông nào?. Tác động bởi nhân tố địa hình đến việc hình thành đặc điểm khí hậu như thế nào? => Từ bản đồ trên học sinh có thể nhận biết được các thành phần tự nhiên của nước ta như thế nào?
 c. Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh khi sử dụng bản đồ:
 - Kĩ năng chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ;
 - Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ;
 - Kĩ năng xác định tọa độ địa lí;
 - Kĩ năng đo tính khoảng cách trên bản đồ;
 - Kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ;
 - Kĩ năng phát hiện mối quan hệ địa lí.
2.2)Cách sử dụng, khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí.
Việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước sau:
- Cần chọn vị trí và thời điểm treo tranh thích hợp, đẫn dắt học sinh khai thác các thông tin trên tranh ảnh bằng các câu hỏi định hướng hoạt động nhận thức của học sinh. Có thể khai thác các thông tin trong tranh ảnh để sử dụng ở mọi tình huống, mọi khâu của quá trình dỵ học như: Nêu vấn đề, giải thích minh họa, nghiên cứu tri thức mới, củng cố, ôn tập.
- Khi sử dụng tranh không nên ghi sẵn tất cả các thông tin, nên thiết kế tranh “câm” (chú trọng kênh hình, hạn chế kênh chữ) để khuyến khích học sinh hoạt động, nếu tranh được trang bị sẵn mà đã ghi đủ thông tin thì khi sử dụng trên lớp giáo viên có thể che bớt thông tin có trên tranh, chỉ nên để lại các hình ảnh. Tranh câm tạo môi trường cho học sinh quan sát, hoạt động một cách tích cực để rút ra kiến thức mới
- Quan sát tranh ảnh và chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên tranh?
Ví dụ: Khi dạy bài 9: Khu vực Tây Nam Á (địa lí 8). Dựa vào 3 bức ảnh sau hãy cho biết khu vực có các kiểu cảnh quan nào?
 Hình 1 Hình 2
Hình 3
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khai thác ảnh theo các bước sau:
- Sự khác biệt của mỗi bức ảnh
- Cho biết những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng trong ảnh?: 
- Nhận định được các kiểu cảnh quan của 3 bức ảnh (Hình 1: Thảo nguyên; Hình 2: Hoang mạc; Hình 3: Bán hoang mạc) => Từ đó học sinh có thể biết được khu vực có các kiểu cảnh quan nào? Và tại sao lại có các kiểu cảnh quan đó?
 2.3) Cách sử dụng, khai thác từ át lát địa lí.
 Át lát là phương tiện dạy học rất cần thiết và hữu ích đối với môn địa lí trong nhà trường. Cùng với sách giáo khoa, át lát là nguồn cung cấp kiến thức, là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các cuộc thi vì Átlát là cuốn sách thứ 2 viết bằng kênh hình. Để khai thác át lát một cách hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác át lát theo trình tự sau:
-Tìm hiểu cấu trúc của át lát (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao);
-Xem bảng chú giải ở mặt sau của trang bìa để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.
-Tùy theo yêu cầu của từng bài học để thực hiện các yêu cầu tiếp theo.
Các câu hỏi sử dụng atlat thường có dạng: “Dựa vào atlat địa lý và kiến thức đã học’’ với những câu hỏi kiểu này, yêu cầu học sinh phải dựa vào hai kênh thông tin là át lát kết hợp với các biểu đồ trong át lát và kiến thức sách giáo khoa.
Như vậy nếu người học có đầy đủ các kỹ năng sử dụng bản đồ thì việc khai thác át lát sẽ rất thuận lợi, nó sẽ giúp người học hình dung được tình hình phân bố và phát triển của rất nhiều sự vật, hiện tượng địa lí trên không gian lãnh thổ, giảm tải được tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế ghi nhớ máy móc.
 2.4) Cách sử dụng, khai thác kiến thức từ lát cắt địa lí.
Khi phân tích lát cắt không chỉ là phân tích địa hình nơi lát cắt đi qua mà còn phân tích được những đặc điểm tự nhiên xung quanh dọc theo lát cắt. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ lát cắt địa lí giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo trình tự sau:
-Phân tích đặc điểm tình hình nơi lát cắt đia qua:
+Tên lát cắt?
+Lát cắt đi từ đâu đến đâu?
+Vị trí của lát cắt trên bản đồ?
+Lát cắt đi qua những khu vực địa hình nào? (mô tả được các đặc điểm, hình thái cơ bản mà lát cắt đi qua như độ cao, độ dốc, hướng nghiêng, mức độ chia cắt)
+Giải thích được nguồn gốc của địa hình nơi lát cắt đi qua.
-Phân tích đặc điểm tự nhiên một cách tổng hợp dọc lát cắt.
Ví dụ : Dạy bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tư nhiên tổng hợp. (Địa lí 8)
- GV treo lát cắt lên góc phải của bảng, giới thiệu học sinh khai thác lát cắt theo trình tự.
-Đọc tên lát cắt, đọc tên các bảng chú giải.
-Vị trí của lát cắt trên bản đồ.
Dựa vào các yêu cầu của bài thực hành để trả lời thông qua việc khai thác lát cắt như:
+Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?
+Tính độ dày của tuyết cắt theo tỉ lệ ngang?.
+Kể tên và nêu sự phân bố của các loại đất đá nơi lát cắt đi qua?
+Có mấy kiểu rừng? chúng được phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?. Đây là yêu cầu học sinh phải có kĩ năng chồng xếp bản đồ, có nghĩa là ngoài việc dựa vào lát cắt, giáo viên phải hướng dẫn học sinh dựa vào đặc điểm đất, địa hình, khí hậu của khu vực nơi lát cắt đi qua, để tìm ra được điều kiện phát triển của các loại rừng nơi lát cắt đi qua.
Sử dụng lát cắt này để dạy trong cả bài, nên khi dạy giáo viên cần hướng dẫn để học sinh khai thác triệt để các kiến thức từ lát cắt, từ đó hình thành được các kĩ năng phân tích các đối tượng trên lát cắt địa lí. 
2.5) Mô hình
 Mô hình là một mô phỏng bằng thực tế hay bằng khái niệm một số thuộc tính và quan hệ đặc trưng của một đối tượng nào đó với mục đích nhận thức, làm đối tượng quan sát thay cho nguyên hình hoặc làm đối tượng nghiên cứu về nguyên hình
 Một số lưu ý khi sử dụng mô hình: 
 + Khi sử dụng mô hình để minh họa giải thích, giáo viên cần chọn vị trí đặt mô hình sao cho cả lướp đều quan sát được và đặt các câu hỏi dẫn dắt HS quan sát mô hình để trả lời.
 + Khi sử dụng mô hình theo nhóm, giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ nghiên cứu của nhóm, nêu các câu hỏi định hướng hoạt động nhận thức của học sinh để thao tác với mô hình, thảo luận nhóm để rút ra những nhận định, kết luận đi đến kiến thức mới.
 + Nên sử dụng mô hình, dụng cụ khi học sinh cần quan sát một các trực quan hay học sinh cần thao tác trực tiếp trên mô hình đó, cần đo vẽ, thay đổi hình dạng
 + Cần nêu rõ nhiệm vụ nghiên cứu, các câu hỏi đặt ra trước khi sử dụng và HS phải được thao tác trực tiếp trên mô hình, thảo luận nhóm giúp phát hiện kiến thức mới
Ví dụ: Khi dạy bài 23: Sông và hồ (địa lí 6) giáo viên sử dụng mô hình Hệ thống sông và lưu vực sông
Giáo viên yêu cầu HS quan sát, thảo luận dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh có thể trả lời được các câu hỏi: Như thế nào là phụ lưu? Chi lưu? Sông chính? Lưu vực? Hệ thống sông?
 2.6) Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí:
 CNTT là phương tiện dạy học hiện đại, đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp...
Ví dụ: Những hình ảnh về quá trình chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả của nó...
Tuy nhiên khi ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học giáo viên cần lưu ý 
 - Cần phải chọn lọc các nội dung có thể ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao
 - Không được làm dụng CNTT vào giảng dạy
 - Ứng dụng CNTT phải kết hợp tốt với các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh
 - Khi thiết kế giáo án điện tử giáo viên cần nắm bắt tính hệ thống và kết cấu của một bài giảng điện tử. Những thông tin, hình ảnh, đoạn phim phải được chọn lọc, phải thiết thực và phù hợp với nội dung bài giảng
Ví dụ khi dạy bài 12 địa lí 6: “Tác động của nội lực và ngoại lực trong viện hình thành địa hình bề mặt Trái Đất” khi nói về mặt tích cực và hạn chế của núi lửa, động đất chúng ta có thể chiếu một đoạn phim tư liệu về tác hại của núi lửa và động đất. Từ đó yêu cầu các em rút ra nhận xét? Hay những hiện tượng tự nhiên xãy ra hàng ngày như núi lửa, động đất, sóng thần, bão, lũ...
3. Phương pháp khai thác kiến thức từ một số bài học cụ thể qua việc khai thác kiến thức từ thiết bị dạy học:
	Ví dụ 1: Khi dạy phần tự nhiên tiết 19 bài 17 “Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Địa lí 9) 
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
GV trình chiếu bản đồ hành chính của vùng
? Cho biết vùng có các tỉnh thành phố nào?
Diện tích?
? GV gọi một HS lên bảng dựa vào bản đồ xác định vị trí và giới hạn của vùng? Dựa vào bản đồ HS có thể xác định được
? => Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội? GV dựa vào bản đồ tự nhiên chốt kiến thức
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
GV trình chiếu bản đồ tự nhiên của vùng yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau về các thành phần tự nhiên của tiểu vùng Đông Bắc và tiểu vùng Tây Bắc? Dựa vào bản đồ HS có thể xác định được (Bảng bên)
? Giải thích vì sao Tây BẮc có mùa đông ít lạnh hơn? (Dựa vào bản đồ để GT)
? Dựa vào bản đồ tự nhiên và kiến thức vừa mới học: Hãy cho biết đặc điểm tự nhiên của vùng?
Dựa vào bản đồ tự nhiên giáo viên cho HS giải thích vì sao vùng có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước?
? Xác định các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các loại khoáng sản trên bản đồ?
? Những thuận lợi và khó khăn?
1. Vị trí dịa lí và giới hạn lãnh thổ
 - Gồm 15 tĩnh thành phố:
 - Diện tích: 100.965 Km2. Chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nước, có đường bờ biển dài
 - Nằm ở phía bắc lãnh thổ nước ta
 - Vị trí tiếp giáp: Phía bắc: Trung Quốc
 Phía Tây: CHDCND Lào
 Phía Nam: Vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng Sông Hồng
 Phía Đông: Biển Đông 
=> Ý nghĩa: Thuận lợi cho việc giao lưu với nước ngoài và trong nước, vùng lãnh thổ giàu tiềm năng
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Tây Bắc
Đông Bắc
Địa hình
Núi cao, hướng TB - ĐN
Núi TB và thấp, hướng cánh cung
Khí hậu
Có mùa đông ít lạnh hơn
Có mùa đông lạnh
Sông ngòi
Hướng TB - ĐN
Hướng vòng cung
Khoáng sản 
Ít K/ S hơn, khó khai thác
Nhiều K/S:
* Đặc điểm chung: 
 + Địa hình cao, cắt xẻ mạnh
 + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
 + Nhiều loại khoáng sản, trữ năng thủy điện dồi dào
* Thuận lợi:
* Khó khăn:
Khi sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam giáo viên phải hướng dẫn để học sinh hình thành được các kĩ năng sau:
 - Kĩ năng xác định vị trí của Việt Nam
 - Kĩ năng xác định tọa độ địa lí của 4 điểm cực phần đất liền;
 - Kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ:
Từ những kĩ năng có được các em học sinh có thể rút ra được những kiến thức cơ bản của tự nhiên nước ta như sau
+Có ba dạng địa hình cơ bản là núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Trong đó: đồi nùi chiếm ưu thế.
+Có các dãy núi lớn Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn;
+Có vùng biển rộng lớn gấp ba lần đất liền với 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa;
+Lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều Bắc nam, hẹp theo chiều Tây đông, bờ biển uốn cong hình chữ S;
+Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.;
- Kĩ năng xác lập mối quan hệ: Từ kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ, giáo viên gợi ý để học sinh biết được những ảnh hưởng của các đối tượng đó đến đặc điểm tự nhiên, đến khí hậu, đến đời sống và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Ví dụ 2: Khi dạy bài 13: Môi trường đới ôn hòa (Địa lí 7) GV cho học sinh quan sat lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Giáo viên có thể che bớt phần chữ yêu cầu học sinh xác định ranh giới của đới ôn hòa. Dựa vào lược đồ này học sinh có thể biết được trên Trái Đất có những đới khí hậu nào? Và giới hạn của mỗi đới?
IV. Bài học kinh nghiệm.
 - Trong quá trình sử dụng TBDH địa lí, giáo viên không những có vai trò định hướng cho học sinh quan sát, hướng dẫn và gợi ý học sinh cách khai thác kiến thức mà còn giúp học sinh tự thao tác, điều khiển, sử dụng để khám phá, tìm tòi kiến thức hoặc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. Tạo điều kiện để học sinh “Học trong hành động”.
Việc sử dụng TBDH phải căn cứ vào nội dung của nững yêu cầu sau:
 - Lựa chọn TBDH phù hợp.
Việc lựa chọn TBDH phải căn cứ vào nội dung của từng bài, từng phần cho phù hợp. Những nội dung đó là những kiến thức cơ bản, đặc trưng của bài học. Mặt khác, còn phải căn cứ vào hoạt động học tập của học sinh đối với mỗi nội dung bài học để lựa chọn TBDH. Việc lựa chọn TBDH phải trên cơ sở xác định vai trò, vị trí của các TBDH, xác định mối quan hệ TBDH với nội dung bài học và nắm chắc tính năng, tác dụng, nguyên lí hoạt động của chúng.
 - Định hướng cho học sinh trước khi yêu cầu quan sát, khai thác kiến thức từ các TBDH địa lí. Thực tế dạy học cho thấy, việc quan sát và khai thác kiến thức của học sinh đối 

File đính kèm:

  • docthiet_bi_day_hoc_trong_doi_moi_ppdh_mon_dia_li.doc