Đề tài Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết dạy ngữ văn

 Sơ đồ tư duy trong dạy học là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh . Mỗi học sinh có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau. Cùng một chủ đề nhưng mỗi học sinh có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng. Do đó giáo viên nên khuyến khích học sinh lập BĐTD theo ý tưởng của riêng mình nhằm phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi em.

doc33 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4716 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết dạy ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đẹp ẩn chứa trong từng câu thơ, câu văn, chưa có cảm xúc thực sự đồng điệu với cảm xúc của tác giả...Chính những thiếu sót trên, học sinh thường không thích học và đọc văn. Nhiệm vụ của giáo viên dạy văn là phải tạo sự hứng thú, phải khiến cho những từ ngữ khô khan biết nhảy múa, biết vẽ ra những khung cảnh lúc yên bình, lúc dữ dội; phải đi vào tâm hồn các em những tinh cảm yêu, ghét, nhớ nhung, mơ mộng; phải mở ra những cánh cửa từ lâu được khóa chặt bằng sinh hoạt đời thường.
Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng, việc lấy học sinh làm trung tâm thúc đẩy tư duy học sinh, mở cho các em hướng nghiên cứu và tự mình giải quyết những thắc mắc, những khó khăn trong việc tìm hiểu phân tích. Người giáo viên không còn giảng giải một cách say sưa khi không có phản hồi từ học sinh, các em được làm quen với những câu hỏi gợi mở, những gợi ý cho một đề tài thảo luận, các em có quyền nêu những nhận xét, những cảm nhận cá nhân về đề tài, về nhân vật, về tác giả...Từ những cảm nhận đôi khi chưa chính xác, gây tranh cãi góp phần rất lớn trong việc điều chỉnh nhận thức, gây hứng thú cho các em và văn học không xa lạ, không “đóng khung trong tháp ngà” mà thật sự gần gũi biết bao...
B. Biên pháp tạo hứng thú trong tiết dạy văn
1 - Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc tạo tâm thế học văn. 
 1.1. Thế nào là tạo tâm thế cho học sinh trong học văn.
	“Tạo tâm thế” cho học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản Văn học thực chất là việc giáo viên tạo cho HS một tư thế vững vàng, một tâm lý thoải mái, một xúc cảm, hứng thú và một tâm hồn đam mê khi tiếp cận một tác phẩm văn học cụ thể. Vì Văn học là môn học gắn với cái đẹp. Học Ngữ văn là học cách khám phá cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp của xã hội và của con người, cái đẹp của sự sáng tạo nên không chỉ dùng lí trí mà quan trọng hơn là phải giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp ấy bằng cả tâm hồn và sự rung động của trái tim.
   Để tạo được tâm thế cho trò thì trước hết giáo viên phải biết tạo cho mình một tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, một tình cảm thân thiện, gần gũi hoà đồng với học trò. Muốn vậy, giáo viên vừa phải căn cứ vào mỗi bài dạy để tìm ra hình thức “tạo tâm thế” phù hợp, vừa phải biết nén lòng quên đi những vướng bận lo toan, nhọc nhằn của cuộc sống đời thường, giấu đi những giọt nước mắt, những nỗi buồn. Bước lên bục “văn” với các em là chúng ta phải có cảm giác bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ, tràn đầy hưng phấn, thiết tha với sứ mệnh thiêng liêng, cao cả là người đưa đường, mở cửa dẫn các em hoà vào vương quốc của cái đẹp, để được cười, được khóc không chỉ cho mình mà cho cả giai cấp mình, dân tộc mình, cho những thân phận, số phận đau khổ trên trái đất, giống như những lời thơ của tác giả Việt Nga:
“Giờ văn nụ cười, nước mắt
Nghẹn ngào, thanh thản đan xen
Thầy đau nỗi niềm dâu bể
Trò day dứt cùng thế nhân”.
   Như thế trong suốt giờ Văn, người thầy phải biết quên mình để sống với Văn, với học trò, để cùng các em say sưa đi vào lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả. Người dạy Văn không chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn là một nghệ sĩ trên bục giảng.
    Thông thường trong một tiết đọc - hiểu văn bản, không phải lúc nào HS cũng có thể tập trung chú tâm vào bài học, đặc biệt là những tác phẩm dài và khó. Song tôi đã thu hút, hướng HS vào bài học bằng cách kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, đặt ra những câu hỏi có vấn đề, liên tưởng, so sánh mở rộng vấn đề trong bài học, phát huy khả năng sáng tạo của HS qua giao bài tập, trực tiếp kiểm tra, đánh giá
 VD Để tạo tâm thế cho HS khi dạy bài “Mây và sóng”, ta Kết hợp kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới bằng việc tổ chức trò chơi ô chữ.
 Câu hỏi:
1/Văn bản của Et.Môn-Đô-đơ.Ami-xi viết dưới dạng một bức thư của người cha gửi cho con nhắc nhở về thái độ đối với mẹ? (Ngữ văn 7
2/Ba tiếng đầu trong tên một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã được nhạc sĩ Huyền Dân phổ nhạc? ( Ngữ văn 9)
3/ Tên đoạn trích trong tác phẩm “Thời thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng? (Ngữ văn 8)
4/Văn bản viết như lời mẹ ru với những hình ảnh đẹp trong ca dao của nhà thơ Chế Lan Viên? (Ngữ văn 9)
5/Văn bản nhật dụng của tác giả Lí Lan viết về cảm xúc cảu người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con? (Ngữ văn 7)
M
E
T
Ô
I
K
H
U
C
H
A
T
R
U
T
R
O
N
G
L
O
N
G
M
E
C
O
N
C
O
C
Ô
N
G
T
R
Ư
Ơ
N
G
M
Ơ
R
A
 GV: Điểm chung của các văn bản trên là gì?
 TL:Đều viết về người mẹ, tình cảm mẹ con.
 Với ô chữ Tagor-Mội tác giả nổi tiếng Ấn Độ với bài thơ nói về tình cảm mẹ con-bài thơ Mây và sóng.Tiết học hôm nay chúng ta sễ cùng tìm hiểu.
 1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tạo tâm thế.
 a. Ưu điểm:
  - Ưu điểm lớn nhất của biện pháp “tạo tâm thế” là đưa lại không khí học tập sôi nổi cho lớp, giúp HS có tâm lí thoải mái, hào hứng với bài học, hâm nóng lại tình yêu văn, yêu cái đẹp có giá trị nhân sinh và dần dần hoàn thiện nhân cách, đồng thời giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả sau giờ đọc - hiểu văn bản.
  - Việc “tạo tâm thế” cũng là điều kiện để giáo viên trau dồi trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, là cách thức để phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tìm tòi sáng tạo của HS trong việc cảm thụ tác phẩm văn học, phát hiện bồi dưỡng, phát triển năng khiếu thiên bẩm, nghệ thuật đàm thoại, ứng xử trong giao tiếp, khả năng sáng tác.của HS. Từ đó giúp các em hiểu bài hơn, bồi đắp niềm hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học.
 b. Hạn chế:
 - Do thời gian trên lớp ít, dung lượng tác phẩm dài, nếu giáo viên không định hướng tốt, không chọn lọc khai thác vấn đề rất dễ đưa học sinh vào tình trạng “chạy đua với câu chữ”, nếu không nói là “nước đổ lá khoai”.
 - Các biện pháp trên không thể đem áp dụng vào tất cả các tác phẩm văn học mà giáo viên phải linh hoạt sử dụng và tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu, sưu tầm và áp dụng trong từng tiết học sao cho phù hợp. Nếu không HS sẽ mãi lo đi tìm những bài viết đồng sáng tạo, thử tài chắp bút mà bỏ quên nhiệm vụ chính của mình.
 1.4 Một số lưu ý khi tạo tâm thế học văn cho học sinh.
  - Giáo viên phải chuẩn bị cho tiết dạy của mình một cách chu đáo, hoàn mĩ từ thiết kế giáo án, các bước lên lớp, tiến trình bài học đến tâm trạng, cảm xúc. Dạy văn không thể dùng lí trí mà phải cảm nhận và truyền giảng bằng tâm hồn.
   - Văn học là một môn khoa học mang đặc thù riêng, đòi hỏi người thầy phải thường xuyên học hỏi, trau dồi, tích luỹ, mạnh dạn đổi mới về phương pháp, làm mới mình bằng những bài giảng, những dẫn chứng gợi mở sinh động cho bài học. Cần phải chọn được những tình huống, chi tiết, sự việc “có vấn đề” để phát huy tính tích cực, chủ động và khả năng cảm thụ vấn đề của học sinh.
   - Các biện pháp “tạo tâm thế” này, cần phải áp dụng linh hoạt ở các khối, lớp, đối tượng HS khác nhau, đồng thời, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải gần gũi, tìm hiểu, phát hiện để ươm mầm và đánh thức những khát vọng văn chương hiếm hoi trong tâm hồn HS.  
 2 - Tạo hứng thú cho học sinh thông qua hoạt động đọc diễn cảm. 
 2.1 Đọc diễn cảm trong dạy văn. 
 Con đường đi vào tác phẩm văn học nhất thiết là từ đọc. Đọc là một hình thức đặc thù có tính đặc thù của nhận thức văn học.Đọc sẽ kích thích quátrình tâm lý cảm thụ, tri giác tưởng tượng , xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới của tác phẩm tạo nên trạng thái tâm lý cần có cho người đọc, người nghe.
 Thực tế có nhiều giáo viên thất bại trong giờ dạy văn vì chưa phát huy được sức mạnh của nghệ thuật đọc diễn cảm, giờ học khô khan thiếu cảm xúc nặng về diễn giải. Vì vậy mà đọc diễn cảm gắn bó trong suốt quá trình giảng văn làm cho giờ giảng văn trở thành một công việc tâm tình , một cuộc trao đổi thực sự về cuộc sống không còn là một cuộc lí luận về chính trị.
 Đọc tác phẩm văn học là đọc cho sáng rõ ý nghĩ, tình cảm thái độ của nhà văn. Bằng sức mạnh riêng của việc đọc diễn cảm, người giáo viên dẫn dắt học sinh vào thế giới của tác phẩm văn học một cách dễ dàng, phù hợp với qui luật cảm thụ văn học. Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng điệu của nhà văn là thể hiện được cung bậc cảm xúc của tác giả, tính đối thoại nội tâm trong ngôn ngữ tác phẩm.
 2.2- Các hoạt động đọc diễn cảm trong dạy văn.
 a. Đọc diễn cảm của thầy.
Việc đọc diễn cảm của thầy có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh xâm nhập cảm thụ tác phẩm văn học, người thầy xâm nhập vào tác phẩm qua việc cảm thụ và đọc diễn cảm. Từ những kiến thức có được, thầy giáo lựa chọn những kiến thức cần thiết cho sự hiểu đúng và sự thể hiện tác phẩm hay đoạn văn, bài thơ mà mình sẽ đọc. Khi đọc người thầy phải cố gắng để đạt được mức tối đa mức độ đọc . Như vậy người thầy phải có sự chuẩn bị kỹ ở nhà để trên lớp trước học sinh người thầy sẽ là một chuẩn mực cho học sinh, thầy phải đọc đúng, đọc hay, thật diễn cảm, bộc lộ được cảm xúc của nhà văn . Người thầy có thể có nhiều hình thức hướng dẫn học sinh đọc : Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc , vừa đọc, vừa bình, vừa tóm tắt tác phẩm, đọc phân vai
 b. Đọc diễn cảm của trò.
 Trong giờ học văn người học sinh cần phải có kiến thức về nghệ thuật đọc. Thông qua đọc, học sinh có thể dễ dàng tìm hiểu được giá trị của tác phẩm văn học. Học sinh ở THCS có tâm lý dễ tiếp thụ, dễ xúc cảm, hồn nhiên và dễ tin.Tư duy của học sinh mang tính cụ thể và hiểu nên dễ cho việc đọc diễn cảm đồng thời giúp cho người thầy dễ khêu gợi những cảm xúc của các em, kích thích các em đọc một cách thích thú.
 2.3 Yêu cầu của việc đọc diễn cảm.
 a.Đọc đúng:
 Là trả lại hoàn toàn đúng nội dung văn bản. Đọc đúng là giải quyết kỹ năng , năng lực ngôn ngữ cho học sinh, là không được sai văn bản, là quá trình tri giác chính xác văn bản.
 b.Đọc hay:
 Là bước tiếp theo của đọc đúng, phải trên cơ sở đọc đúng đọc hay mới thành công. Đọc hay là bước đầu chuyển tiếp từ lĩnh vực ngôn ngữ sang lĩnh vực văn chương. Đọc đúng có nghĩa là đọc nghĩa còn đọc hay là đọc ra ý. Khi giảng văn thơ, điều quan trọng là nắm bắt được giọng điệu văn học tức là đọc được hướng vào giọng văn bản.
 c. Đọc diễn cảm:
 Đọc diễn cảm là hệ thống phương pháp đọc sáng tạo, bản chất của đọc sáng tạo là xác định mối quan hệ cảm xúc riêng tư của người đọc về giá trị nội dung và hình thức đọc của tác phẩm. Đọc diễn cảm đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có cảm xúc.Nếu gò bó, ép buộc sẽ là đọc giả cảm xúc của tác giả. Đọc diễn cảm không phải ai cũng đọc được mà phải tuỳ chất giọng, trình độ nhận thức để giáo viên yêu cầu học sinh đọc. Đọc diễn cảm có tác dụng giúp người ta hiểu được tác phẩm, và khi hiểu về tác phẩm giúp cho đọc diễn cảm tốt hơn, càng hiểu càng diễn cảm tốt.
 2.4 – Tác dụng của việc đọc diễn cảm.
 Đọc diễn cảm giúp học sinh hình thành thế giới quan nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Đây là một trong những hoạt động rất mệt nhọc đòi hỏi sự sáng tạo. Nó đem lại cho các em niềm vui sướng trong sáng tạo, niềm say mê yêu thích lao động và những sản phẩm làm ra kích thích lao động rèn luyện những kỹ năng lao động. 
 Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức thẩm mĩ cho các em học sinh bởi giáo dục thẩm mĩ và giáo dục đạo đức bao giờ cũng gắn liền với nhau.Nó giúp cho các em cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn học làm cho học sinh yêu thích văn học từ đó có ý thức rèn luyện đọc diễn cảm. Ngoài ra, đọc diễn cảm còn góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, nâng cánh ước mơ cho học sinh nhận thức về tình yêu quê hương đất nước, giúp học sinh nhận thức rõ tình cảm, hành động của mình đối với quê hương đất nước. 
 3 - Tạo hứng thú cho học sinh bằng đàm thoại
 3.1 Đàm thoại là gì?
 Phương pháp đàm thoại là pp mà GV căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để HS căn cứ vào kiến thức đã có kết hợp với sự hướng dẩn của GV qua các thiết bị giảng dạy để làm sáng tỏ vấn đề
 3.2 Các dạng đàm thoại.
 a. Đàm thoại tái hiện.
 GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lơì dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Đó là hình thức được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học.
 b. Đàm thoại gợi mở.
 GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để dẫn dắt HS từng bước phát hiện ra bản chất của vấn đề tính quy luật của vấn đề đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.
 3.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đàm thoại.
 a. Ưu điểm.
- Kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập của HS
 - Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt những vấn đề học tập bằng lời.
 - Giúp GV thu thập thông tin từ phía HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học.
 - Tạo không khí học tập sôi nổi trong giờ học.  
 b. Hạn chế.
 Nếu người giáo viên chưa có nghệ thuật tổ chức, điều khiển phương pháp đàm thoại thì mang một số hạn chế sau:
 - Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học.
 - Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa GV và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau                                
 3.4- Yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng phương pháp đàm thoại.
 GV là người đóng vai trò định hướng thông qua hệ thống các câu hỏi giúp HS giải quyết vấn đề, tổng hợp lại vấn đề.
 Đòi hỏi người GV phải có những kỹ năng sư phạm thật sự tốt : tâm lý, ứng xử, giao tiếp
 Câu hỏi đặt ra phải có tính mục đích hệ thống, để dẩn giải được hs vào vấn đề.Câu hỏi phải vắn tắt, đơn giản, rỏ ràng, phù hợp với trình độ HS.Câu hỏi phải kích thích được sự tư duy của học sinh.Phải có câu hỏi mang tính phân loại, để kiểm tra khả năng lĩnh hội vấn đề của HS.
4 - Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc ứng dụng CNTT: 
 4.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn
  Ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai PPDH tích cực, chứ không phải là điều kiện đủ của PPDH này. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của HS, thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của PPDH tích cực mà GV lựa chọn. 
4.2 Ứng dụng công nghệ thông tin đối với từng dạng bài
 - Sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp kiến thức về tác giả tác phẩm là rất tốt.
 Ví dụ: Khi dạy Lão Hạc chúng ta có thể cung cấp cho học sinh những hiểu biết về nhà văn Nam Cao, tác phẩm nổi tiếng của ông.
 -Sử dụng công nghệ chiếu những đoạn văn cần phân tích.
 Ví dụ khi phân tích nhân vật lão Hạc ta sử dụng máy chiếu để chiếu đoạn văn miêu tả lão Hạc “lão cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão. Tôi hỏi cho có chuyện: 
 - Thế nó cho bắt à? 
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
 - Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh nắm vững và kể được nội dung câu chuyện đối với các văn bản ở lớp 6
Ví dụ khi dạy bài “Ếch ngồi đáy giếng”, chúng ta đưa ra tranh minh hoạ và yêu cầu học sinh kể chuyện 
 4.3 Tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin.
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong day học tạo thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức toán học vốn rất trừu tượng. Nói cách khác, nguyên tắc dạy học “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” ít nhiều đã được vận dụng. Nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, khắc phục tình trạng “thầy đọc, trò chép”, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
 4.4 Một số lưu ý khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy hoc .
 - Để có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học , thì người giáo viên phải có hiểu biết căn bản về nguyên lí hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ khác như máy chiếu đa năng, wedcam. Ngoài ra giáo viên phải thành thạo về các thao tác, biết xử lí các tình huống trục trặc kĩ thuật ở trên lớp . Nếu không làm được như vậy, nhiều khi sử dụng công nghệ thông tin lại gây mất thời gian, tiết học bị gián đoạn .
 - Tránh lạm dụng công nghệ thông tin quá mức trong dạy dọc. Bởi lạm dụng công nghệ thông tin sẽ biến tiết dạy thành tiết xem phim vai trò của người giáo viên sẽ bị mờ nhạt. Mà thực tế dù dạy học theo phương pháp nào chăng nữa thì người giáo viên vẫn là linh hồn của tiết học mà không thể một loại máy móc nào có thể thay thế được.
 - Tránh việc thiết kế các hình hoặc các cách trình chiếu quá cầu kì, quá bắt mắt khiến cho học sinh quá tập trung vào đó. Điều này làm hạn chế hiệu quả của các phương pháp dạy học.
 5- Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc sử dụng bản đồ tư duy.
 5.1 Bản đồ tư duy là gì?
 Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. 
 5.2 Một số hoạt động dạy học trên lớp với bản đồ tư duy
 Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD: 
 Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
 Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. 
 Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
 Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã từng hướng dẫn học sinh làm nhiều BĐTD như
Từ sự hướng dẫn của GV, các em HS cũng tự lập được nhiều BĐTD theo ý thích riêng của mình.
5.3 Tác dụng của việc sử dụng bản dồ tư duy.
Sử dụng BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của các em. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
 Lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy
 Sơ đồ tư duy trong dạy học là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh . Mỗi học sinh có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau. Cùng một chủ đề nhưng mỗi học sinh có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng. Do đó giáo viên nên khuyến khích học sinh lập BĐTD theo ý tưởng của riêng mình nhằm phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi em.
 6- Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi:
 6.1 Tổ chức trò chơi trong dạy Ngữ văn 
 Trò chơi trong văn học hay còn gọi là sân chơi lành mạnh bổ ích. Đó là việc tổ chức cho học sinh thi trả lời bằng những hoạt động vui chơi giải trí nhằm giáo dục toàn diện học sinh và củng cố rèn luyện kĩ năng phát triển óc tư duy linh hoạt sáng tao.
 6.2 Thiết kế nội dung trò chơi:
	Như đã xác định mục đích, ý nghĩa của trò chơi, chúng ta nên tổ chức trò chơi vào phần củng cố bài là hợp lý nhất. Vì vậy, nội dung trò chơi phải nhằm củng cố, khắc sâu trọng tâm của bài dạy. Xây dựng nội dung của trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu sau:
	- Đảm bảo yêu cầu phổ cập: nghĩa là đa phần các bài tập trong trò chơi phải có mức độ vừa phải, đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong thời gian ngắn. Đồng thời, có nhiều bài tập để nhiều học sinh tha

File đính kèm:

  • docSKKN_GIAI_A_HOI_THI_GVG_TP_HY_20150725_033801.doc
Giáo án liên quan