Đề tài Sử dụng đèn chiếu trong dạy học môn Vật Lý nhằm nâng cao chất lượng bộ môn

 I/ ÔN TẬP:

Giáo viên chiếu từng câu hỏi một lên máy chiếu và yêu cầu học sinh trả lời.(vì trong phần I/ Ôn tập. Có 13 câu hỏi)

Ví dụ:

Câu1: Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:

a) Độ dài

b) Thể tích chất lỏng

c) Lực

d) Khối lượng.

Câu2: Tác dụng đẩy, kéo của vật này nên vật khác gọi là gì?

Câu3: Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?

Câu4: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng đèn chiếu trong dạy học môn Vật Lý nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Lý do chọn đề tài
I./ Cơ sở lý luận
	Trong dạy học, muốn nâng cao chất lượng bộ môn và giờ dạy đạt kết quả tốt. Đòi hỏi mỗi người giáo viên không những năm chắc kiến thức, nghiên cứu nội dung kiến thức và soạn bài chu đáo mà còn phải sáng tạo không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt phải biết khai thác thực tiễn để tận dụng tối đa ĐDDH các phương tiện mới hỗ trợ cho việc dạy và học. Nhất là trong giai đoạn cách mạng hiện nay dưới tinh thần NQTW2 Đại hội VIII của Đảng coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đảng và Nhà nước đã quan tâm tăng sự đầu tư cho giáo dục để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Hơn nữa với tinh thần thực hiện cuộc vận động "Hai không" đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học sao cho đạt kết quả thực, chất lượng thực. Đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trí thức thực đảm bảo cho công cuộc phát triển đất nước.
II./ Cơ sở thực tiễn.
	Qua thực tế đứng lớp giảng dạy bộ môn Vật Lý theo chương trình SGK mới và đổi mới phương pháp dạy học hơn 5 năm, bản thân nhận thấy nếu thực hiện một tiết dạy mà không khai thác tận dụng ĐDDH (đặc biệt là các phương tiện hiện đại). Thì giáo viên mất nhiều thời gian trong việc ghi chép, vẽ hình, sơ đồ biểu bảng lên bảng hoặc rất rườm rà khi phải chuẩn bị nhiều bảng phụ dẫn đến việc trình bày khai thác nội dung kiễn thức trên bảng không đẹp, thiếu khoa học đôi khi còn thiếu chính xác. Hơn nữa không thu hút học sinh hứng thú trong học tập.
	Từ thực tế và suy nghĩ đó, bản thân nhận thấy nếu biết khai thác và sử dụng hiệu quả phương tiện đèn chiếu trong dạy học thì sẽ:
	- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trong việc ghi chép, trong việc dạy lý thuyết, tập trung thời gian cho việc thực hành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh.
	- Cung cấp cho học sinh được nhiều thông tin trong giờ dạy một cách chính xác, đẹp và khoa học do giáo viên đã chuẩn bị trước. Nội dung thông tin cần thể hiện rất phong phú, đa dạng như định nghĩa, định lý, các bài tập trắc nghiệm, các sơ đồ, hình vẽ, bài giải mẫu...
	- Học sinh có hứng thú khi học, quan sát được dễ dàng, hình ảnh rõ không bị giáo viên che khuất như viết bảng.
	- Cùng một lúc giáo viên có thể kiểm tra được nhiều học sinh, qua đó học sinh có thể thấy được cách giải, trình bày của bạn để sửa chữa rút kinh nghiệm học tập lẫn nhau.
	- Giáo viên chuẩn bị đơn giản ít thời gian, nhất là những giáo viên sử dụng máy tính, máy in.
	Đây là cơ sở, tiền đề để giáo viên tiếp cận dần với phương pháp dạy học bằng phương tiện công nghệ phần mềm. Với lý do trên tôi mạnh dạn làm đề tài này để góp một phần trong việc xây dựng chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THCS. 	
B- Thực trạng và giải pháp khai thác sử dụng đèn chiếu trong dạy học vật lý.
I./ Thực trạng và tình hình.
	Qua thực tế dự giờ và thực tế việc sử dụng ĐDDH trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy rất ít giáo viên biết khai thác sử dụng đèn chiếu, việc sử dụng chưa thường xuyên mà chủ yếu tập trung vào các giờ dạy thao giảng, chuyên đề. Việc sử dụng đèn chiếu còn hạn chế như trên trong các giờ lên lớp, với lý do số lượng đèn chiếu còn ít dẫn đến việc di chuyển cồng kềnh- lắp ráp mất thời gian (giữa các tiết chỉ có 5 phút); Mạng lưới điện trong một số phòng hư hỏng(ổ cắm) và không đảm bảo thuận tiện.
	Khi dạy chưa sử dụng, khai thác đèn chiếu thì đa số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa thực sự kỳ thú và chú ý theo giõi bài, việc hoạt động nhóm chưa tích cực. Do đó chất lượng các lần kiểm tra còn thấp. Cụ thể sau một tháng học tôi tiến hành kiểm tra 15 phút - Kết quả như sau:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
61(38)
2
5,3
8
21,1
20
52,6
7
18,4
1
2,6
30
78,9
62(31)
1
3,2
7
22,6
15
48,4
8
25,8
0
0
23
74,2
II./ Các giải pháp cụ thể của đề tài
1./ Công tác chuẩn bị của giáo viên - học sinh. 
	Đây là công việc hết sức quan trọng, quyết định phần lớn của một tiết sử dụng đèn chiếu.
	-> Dùng bút dạ tự vẽ hoặc viết trên giấy trong làm phim hoặc mica hoặc giấy bằng kính.
	-> Với những hình vẽ đã có sẵn trong tài liệu, SGK thì giáo viên có thể dùng tấm fim trong đặt lên trên hình vẽ và vẽ theo một cách dễ dàng mà đảm bảo chính xác cao.
	-> Có thể trình bày nội dung, hình vẽ trên máy tính và in ra bằng các loại giấy trong in	.
	-> Với những nội dung hình ảnh, sơ đồ có sẵn trong tài liệu, có thể phôtô lên giấy fim, làm cách này nhanh - chính xác tạo được kích thước phù hợp.
	-> Giáo viên cần rèn luyện các thao tác sử dụng đèn chiếu trên lớp thành thạo về điều chỉnh fim, bố trí hợp lý giữa đèn chiếu và màn sao cho tạo được hình ảnh rõ nét nhất để học sinh quan sát dễ dàng ... có khi cần phải che khuất những kiến thức chưa cần thiết, sau đó cho xuất hiện dần theo yêu cầu của nội dung bài học.
	-> Với những nội dung có tính chất công phu, mất thời gian thì cần lưu lại cho các năm sau. Qua đó giúp cho nhiều người sử dụng được và số fim tăng dần sau mỗi năm.
	-> Đối với mỗi học sinh và nhóm học sinh có sẵn 1 -> 2 tấm giấy (fim) trong và bút dạ, xốp lau để trình bày bài làm của mình khi giáo viên yêu cầu.
2./ Một số nội dung kiến thức cần sử dụng đèn chiếu và nội dung thực hiện trong tiết dạy ( ở đây chỉ nêu một số ví dụ minh hoạ)
2.1./Khi dạy một bài học vật lý.
	Sau khi xây dựng định nghĩa, khái niệm, dấu hiệu nhận biết, quy tắc ... có thể qua ví dụ, qua hình vẽ hoặc qua con đường nào đó, giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa, khái niệm ... rồi cho các em nhận xét, sửa chữa, bổ sung nếu sai. giáo viên kết luận và dùng đèn chiếu để chiếu nội dung định nghĩa, khái niệm ... cho cả lớp quan sát, sau cho 1 học sinh đọc qua 1 lượt, giáo viên nhấn mạnh những ý cơ bản rồi yêu cầu các em về nhà học thuộc.
Ví dụ1: Bài 15 : Đòn Bẩy (Vật lý 6)
Giáo viên chiếu tranh hình 15.1 trong sách giáo khoa trên fim trên màn hình máy chiếu và đặt vấn đề vào bài học như SGK.
 *Khi vào nội dung I của bài học (I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy) giáo viên đưa đề bài và hình vẽ lên máy chiếu. 
 Hình 15.1 Hình 15.2 Hình 15.3 	
GV: cho HS biết các hình trên là các đòn bẩy. 
- Chúng có điểm tựa(O).
- Trọng lượng của vật cần nâng (F1) tác dụng vào 1 điểm của đòn bẩy (O1)
- Lực nâng vật (F2) tác dụng vào 1 điểm khác của đòn bẩy (O2)
GV: cho HS lên màn hình chỉ ra các vị trí O, O1, O2 .
 *Phần II. Giáo viên treo tranh hình 15.4 trong sách giáo khoa trên fim trên màn hình máy chiếu và đặt vấn đề vào bài học như SGK.
- Sau khi làm thí nghiệm xong giáo viên chiếu Bảng 15.1 Kết quả thí nghiệm lên màn hình yêu cầu học sinh lên điền vào bảng 15.1
So sánh
OO2 với OO1
Trọng lượngcủavật:
P = F1
Cường độ của lực kéo vật F2
OO2 > OO1
F1 =...N
F2 =...N
OO2 = OO1
F2 =...N
OO2 < OO1
F2 =...N
Phần 3. Giáo viên chiếu nội dung C3: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:
Muốn lực nâng vật(1)...................... trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụnh của lực nâng (2)................... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
Phần 4.Vận dụng: Giáo viên chiếu hình 15.5 lên màn hình yêu cầu học sinh hoàn thành C5
 Hình 15.5
2.2./Khi dạy một bài ôn tập, tổng kết, hệ thống hoá kiến thức vật lý. 
 Đối với bài ôn tập, tổng kết, hệ thống hoá kiến thức vật lý. Do lượng kiến thức nhiều mà chỉ được dạy trong 1 tiết vì thế sử dụng máy chiếu cho bài này đỡ tốn thời gian cho giáo viên và học sinh.
Ví dụ2:	
 I/ ôn tập:
Giáo viên chiếu từng câu hỏi một lên máy chiếu và yêu cầu học sinh trả lời.(vì trong phần I/ Ôn tập. Có 13 câu hỏi)
Ví dụ:
Câu1: Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:
Độ dài
Thể tích chất lỏng
Lực
Khối lượng.
Câu2: Tác dụng đẩy, kéo của vật này nên vật khác gọi là gì?
Câu3: Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
Câu4: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
............................................
Câu12: Hãy nêu tên ba loại máy cơ đơn giản mà em biết?
Câu13: Hãy nêu tên của máy cơ đơn giản mà người ta dùng trong các công việc hoặc dụng cụ sau:
Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà.
Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải.
Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc.
 II/ Vận dụng.
Giáo viên: Chiếu nội dung đề bài và cho học sinh lên điền trực tiếp lên tờ giấy trong đã chiếu sẵn trên màn hình. .(vì trong phần II/ Vận dụng. Có 6 câu hỏi)
Ví dụ:
Câu1:
 Hãy dùng các từ trong ba ô sau để viết thành 5 câu khác nhau:
VD: Thanh nam châm tác dụng lực hút lên cái đinh
- Lực hút
- Lực đẩy
- Lực kéo
 - Con trâu - Quả bóng
 - Người thủ môn đá bóng - Quả bóng bàn
 - Chiếc kìm nhổ đinh - Cái cày
 - Thanh nam châm - Cái đinh
 - Chiếc vợt bóng bàn - Miếng sắt
Câu2: Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất 
Quả bóng bị biến dạng.
Chuyển động của quả bóng bị biến đổi.
Quả bóng bị biến dạng, đồng thờichuyển động của nó bị biến đổi.
Không có sự biến đổi nào xảy ra.
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Khối lượng riêng của đồng là 8900................
Trọng lượng của một con chó là 70................
Khối lượng của một bao gạo là 50...............
Thể tích của một bể nước là 3..................
 - Mét khối
 - Kilôgam
 - Niutơn
 - Kilôgam trên mét khối
 - Niutơn trên mét khối
III/ TRò chơi ô chữ
GV: Chiếu ô chữ lên màn hình và nêu từng câu hỏi để học sinh trả lời.
.
.
2.3./ Dạy kiểm tra việc áp dụng kiến thức của học sinh trong giải bài tập.
 	 Cho học sinh hoặc nhóm học sinh trình bày bài giải ra tấm phim theo thời gian quy định. Sau đó giáo viên chọn một số bài có tính chất điển hình như đúng, sai cách trình bày...( Chiếu bài sai lên trước) cho học sinh nhận xét, qua đó chỉ cho học sinh chỗ sai và yêu cầu các em sửa. Sau đó giáo viên chiếu bài có cách giải hay, đúng để cho lớp nhận xét và chốt lại cách giải và kết quả cho các em. Bằng cách này các em dễ rút ra được kinh nghiệm qua cách giải của bạn. Với dạng dạy học này đòi hỏi người giáo viên phải linh động và lựa chọn bài khéo léo, để cho các em trình bày đẹp, rõ ràng vào giấy trong thì giáo viên cần kẻ sẵn đường ly trên giấy trong cho các em.
 	Ví dụ 1: Dạy bài “Nhiệt kế – Nhiệt giai” 
 C5: Hãy tính xem 300C, 370C ứng với bao nhiêu 0F
 Giáo viên: Cho học sinh làm trên giấy trong. Sau đó chiếu lên màn chiếu cho học sinh nhận xét.
- Cuối cùng giáo viên chiếu bài mẫu đúng của mình lên cho học sinh nắm vững cách giải của mình.
 300C = 320F + (30 x 1,80F) = 860F
 370C = 320F + (37 x 1,80F) = 98,60F
 2.4./ Dạy học sinh vẽ đường biểu diễn về sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian:
	Ví dụ 1: Dạy bài: Sự sôi 
- Sau khi cho học sinh làm thí nghiệm và điền vào bảng “Các hiện tượng xảy ra trong quá trìng đun nước” 
- GV chiếu yêu cầu của nội dung cần vẽ:
+ Trục nằm ngang là trục thời gian: (Ghi các giá trị thời gian theo phút, mối cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị 2 phút)
+ Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ: (Ghi các giá trị nhiệt độ theo 0C, mối cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị 50C)
Giáo viên chiếu các đồ thị lên và hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị:
 (nhiệt độ)
 	100
	95
	 	90
	85
	80
	75
	70
	65
	60
	55
	50
	45
	40	
 0 2 4 6 8 10 12 14 16 (t/gian)
	Sau khi hướng dẫn học sinh vẽ được đồ thị như SGK, giáo viên chiếu đồ thị lên màn hình rồi hướng dẫn học sinh vẽ theo.
C- Kết luận và kiến nghị
I./ Kết luận:
	Sau khi khi áp dụng đề tài, tỷ lệ học sinh hiểu bài tăng lên rõ rệt. Các em có ý thức tập trung học tập nghiêm túc hơn, hứng thú và tích cực hoạt động, đặc biệt là các em tham gia hoạt động nhóm và xây dựng bài sôi nỗi hơn. Điều đáng phấn khởi là sự chuyển biến về chất lượng, đặc biệt là số học sinh yếu, trung bình đã tiến bộ rõ rệt cả về ý thức tập trung chú ý nghe giảng, tích cực tham gia hoạt động nhóm và tham gia xây dựng bài. Thực tế các lần kiểm tra kết quả số học sinh khá giỏi tăng lên, học sinh yếu kém giảm rất nhiều. Cụ thể kết quả của bài kiểm tra 1 tiết Vật lý 6 như sau:
Lớp
Số lượng
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
61
38
4
10,5
14
36,8
18
47,3
2
5,4
36
94,6
62
31
3
9,7
12
38,7
14
45,1
2
6,5
29
93,5
II./ Bài học kinh nghiệm:
	Qua việc thực hiện đề tài khai thác sử dụng đèn chiếu thường xuyên trong dạy học môn Vật lý, bản thân cũng đã rút ra một số kinh nghiệm cần điều chỉnh để trong quá trình sử dụng đèn chiếu ngày một hiệu quả hơn.
	1./ Giáo viên cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn những nội dung cần thiết sao cho có chất lượng học sinh hiểu bài nhanh, tiết kiệm thời gian (Nội dung kiến thức có tính chất chất vấn học sinh, hướng dẫn học sinh thảo luận ... )
	2./ Tiếp tục rèn luyện kỹ năng sắp xếp, điều khiển đèn chiếu thành thạo hơn. 
	3./ Các nội dung cho học sinh hoạt động nhóm (hoặc cá nhân) trên phim trong thì giáo viên cần linh hoạt lựa chọn bài có tính chất cần thiết và có tính chất khắc sâu kiến thức, điều chỉnh học sinh để cho tập thể lớp nhận xét rút kinh nghiệm, không nên chọn quá nhiều bài.
	4./ Cần hướng dẫn rèn luyện học sinh về kỹ năng viết vẽ trên giấy trong.
III./ Kiến nghị - Đề xuất.
	1./ Tăng số lượng đèn chiếu, đảm bảo một phòng một bộ.
	2./ ổn định cơ sở vật chất như: Tủ đựng thiết bị trong phòng học, mạng lưới điện (đặc biệt là ổ cắm, phích cắm đã bị hỏng)
	3./ Tăng số lượng giấy trong cho giáo viên – học sinh, và tạo sẵn một số fim về hình ảnh khó, cần thiết để giáo viên dạy đỡ vất vả về thời gian chuẩn bị.
	4./ Trong một năm học, tổ chuyên môn nên triển khai một đến hai chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. 
Ví dụ: Chuyên đề dạy tiết lý thuyết, tiết ôn tập hoặc chuyên đề đổi mới hình thức kiểm tra .v.v.
	Trên đây là một số vấn đề về việc khai thác, sử dụng đèn chiếu trong dạy học vật lý nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Đồng thời cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, với yêu cầu chuyển nền giáo dục ứng thí sang nền giáo dục tố chất con người, tạo cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, tự phát hiện ra và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập và phát triển trong cuộc sống, giúp học sinh tiếp cận dần với các phương tiện hiện đại, phương tiện dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. Từ đó học sinh thấy được sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ để các em có ý thức cố gắng phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng chí đồng nghiệp.
	Xin chân thành cảm ơn !
	Quảng Xuân, ngày 15 tháng 1 năm 2008.
 Xác nhận của HĐKH Người thực hiện đề tài
Trường THCS Quảng Xuân	
	 Lưu Thị Thanh Thủy

File đính kèm:

  • docde taiSu dung den chieu trong day hoc mon vat ly nham nang cao chat luong bo mom.doc